1. Khái niệm và mục tiêu A. Khái niệm
Quy hoạch sản xuất là việc bố trí sắp xếp và sử dụng các yếu tố sản xuất, các ngành sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất, các khu vực sản xuất trên một phạm vi không gian nhất định và khoảng thời gian nhất định.
Quy hoạch sản xuất nhằm giúp cho các cấp lãnh đạo, các doanh nghiệp hoạch định chính sách, ổn định và phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh.
B. Phân loại
Quy hoạch có nhiều loại tùy theo góc độ nghiên cứu: xét theo nội dung quy hoạch có:
+ Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội: đây là quy hoạch có nội dung rất rộng bao hàm tất cả các ngành, các yếu tố, các hình thức tổ chức sản xuất và các khu vực sản xuất trên từng phạm vi không gian nhất định (vùng, tỉnh, huyện, doanh nghiệp )
+ Quy hoạch cụ thể: là quy hoạch đi sâu vào từng ngành sản xuất, từng yếu tố sản xuất, trên một phạm vi không gian nhất định.
Quy hoạch sản xuất trong các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản vừa là sự thể hiện của quy hoạch tổng thể và quy hoạch cụ thể trên từng vùng, từng tiểu vùng, vừa là sự chủ động bố trí sắp xếp, sử dụng các yếu tố sản xuất, các ngành sản xuất trên địa bàn doanh nghiệp, trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế cụ thể của từng doanh nghiệp. Quy hoạch sản xuất trong các doanh nghiệp thực chất là một dự án tổ chức xây dựng doanh nghiệp cho đến năm định hình.
C. Mục tiêu
- Xác định các chỉ tiêu tổng quát dài hạn làm căn cứ cho việc xây dựng các loại kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có phương hướng hoạt động đúng và có hiệu quảcao.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng, xác định rõ các tiềm năng giúp cho doanh nghiệp sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của doanh nghiệp mình.
- Xác định được một hệ thống bản đồ làm căn cứ cho việc lãnh đạo và chỉ đạo sản xuất, tổ chức sản xuất theo đúng nội dung quy hoạch.
2. Yêu cầu và nôi dung quy hoạch sản xuấtA. Yêu cầu A. Yêu cầu
- Quy hoạch sản xuất phải xuất phát từ điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên cụ thể của doanh nghiệp để khai thác được các tiềm năng sâu sắc của doanh nghiệp, đồng thời hạn chế và khắc phục được những khó khăn do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế gây ra nhằm ổn định sản xuất có hiệu quả.
- Phải kết hợp lợi ích bản thân doanh nghiệp với lợi ích của các doanh nghiệp xung quanh trên địa bàn vùng, tỉnh, huyện. Tránh hiện tượng bản vị, cục bộ trong quy hoạch.
- Phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ trước mắt, đồng thời chú ý đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
- Phải kết hợp các nội dung quy hoạch với nhau nhằm đảm bảo tính đồng bộ thống nhất của phương án, đồng thời tránh lãng phí về diện tích mặt nước, về lao động, tiền vốn và nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
B. Nội dung
Một phương án quy hoạch bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Quy hoạch ranh giới: là việc xác định phạm vi đất đai diện tích mặt nước của doanh nghiệp, hợp pháp hóa quyền quản lý và sử dụng đất đai diện tích mặt nước và các tài nguyên khác của doanh nghiệp.
- Quy hoạch bố trí các khu trung tâm của doanh nghiệp, các khu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (khu sản xuất, khu ương nuôi giống, ao đìa nuôi tôm thịt).
- Quy hoạch hệ thống kênh mương nội đồng: phục vụ cho các nhu cầu của sản xuất. Hệ thống kênh mương thường được chia làm 3 loại: cấp 1 tướicho cả vùng; cấp 2 tưới cho cho từng khu đồng, cấp 3 tưới cho từng ao đìa.
- Quy hoạch giao thông:
- Quy hoạch các đơn vị, bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp - Tổ chức xây dựng và thực hiện.
Muốn xây dựng và thực hiện tốt phương án quy hoạch cần làm tốt các công việc sau:
- Điều tra, khảo sát, đánh giá đúng nguồn lực của doanh nghiệp. - Phân tích đúng thực trạng của doanh nghiệp.
- Xây dựng các chỉ tiêu tổng quát và giải pháp thực hiện cho từng nội dung cần quy hoạch.
- Xây dựng bản đồ quy hoạch phản ánh được những nội dung cần quy hoạch. - Theo dõi kiểm tra thường xuyên phương án quy hoạch.
Sử dụng phương án quy hoạch sản xuất làm căn cứ xây dựng các loại kế hoạch và tổ chức thực hiện theo đúng phương hướng đã xây dựng.
CHƯƠNG 4
CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CÁC DOANH NGHIỆPNUÔI TRỒNG THỦY SẢN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức và quản trị doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản là làm rõ cơ sở tổ chức các loại hình doanh nghiệp.