CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 1 Nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu kinh tế và quản lý doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản (Trang 48)

1. Nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp khác nhau thì cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp không nhất thiết phải giống nhau. Để xác định cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp phải căn cứ vào các nguyên tắc sau:

- Phù hợp với cơ cấu quản trị doanh nghiệp mới. - Có mục tiêu chiến lược thống nhất.

- Có chế độ trách nhiệm rõ ràng. - Có sự mềm dẻo về tổ chức.

- Có sự chỉ huy thống nhất vào một đầu mối. - Có phạm vi kiểm soát hữu hiệu.

- Đảm bảo tăng hiệu quả trong kinh doanh.

2. Các bộ phận và các cấp trong cơ cấu quản trị doanh nghiệp.

- Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối quan hệ và liên hệ phụ thuộc vào nhau được chuyên môn hóa, được giao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản lý doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức quản trị được hình thành bởi các bộ phận quản lý và các cấp quản lý:

+ Bộ phận quản lý: Là một đơn vị riêng biệt có những chức năng quản lý nhất định.Ví dụ: Phòng kế hoạch, phòng tài chính kế toán…

+ Cấp quản lý: Là sự thống nhất tất cả các bộ phận quản lý ở một trình độ nhất định. Ví dụ cấp doanh nghiệp, cấp đội sản xuất, trại sản xuất và tổ sản xuất. 3. Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp.

A. Cơ cấu tổ chức quản trị không ổn định.

Đây là một loại cơ cấu tổ chức quản trị không có mô hình cụ thể, nó phù hợp với những doanh nghiệp quy mô nhỏ, mới thành lập, ít nhân viên.

Chủ doanh nghiệp là người trực tiếp điều khiển hệ thống nhân viên. B. Cơ cấu trực tuyến

+ Biểu hiện: Chỉ có một cấp trên và một số cấp dưới. - Chỉ huy theo tuyến dọc.

- Người chỉ huy thực hiện tất cả các chức năng quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả công việc của những người dưới quyền

+ Ưu điểm: Bảo đảm được sự thống nhất chỉ huy và chế độ một thủ trưởng, có hiệu quả khi quy mô sản xuất nhỏ.

+ Nhược điểm:

- Người chỉ huy phải có kiến thức toàn diện thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. - Không tận dụng được các chuyên gia có trình độ cao về từng chức năng quản lý.

C. Cơ cấu trực tuyến tham mưu

+ Biểu hiện: Vẫn là Cơ cấu trực tuyến song giờ đây mỗi bộ phận chỉ huy có một bộ phận tham mưu giúp đỡ (bộ phận tham mưu có thể là một chuyên gia hoặc một nhóm chuyên gia)

+ Ưu điểm: Sử dụng được các chuyên gia, mở rộng được khả năng quản lý có hiệu quả của thủ trưởng.

+ Nhược điểm: Người chỉ huy mất nhiều thời gian làm việc với các bộ phận tham mưu.

- Khi các bộ phận tham mưu có nhiều người thì khó thống nhất ý kiến của họ.

D. Cơ cấu chức năng

+ Biểu hiện: Trong cơ cấu này mỗi chức năng quản lý được giao cho một bộ phận thực hiện (gồm một người hoặc một nhóm người )

+ Ưu điểm: Do chuyên môn hóa theo chức năng nên mỗi chức năng được thể hiện tốt hơn.

+ Nhược điểm: Vi phạm chế độ một thủ trưởng, dễ sinh ra tình trạng thiếu trách nhiệm rõ ràng, thiếu kỷ luật chặt chẽ, bộ máy quản lý kồng kềnh.

E.Cơ cấu trực tuyến chức năng

Biểu hiện: Các bộ phận chức năng chuẩn bị quyết định cho thủ trưởng. - Cùng cấp chức không được ra quyết định xuống cấp dưới.

- Trường hợp bộ phận chức năng được phân một số quyền hạn chỉ huy cấp dưới, hình thành cơ cấu trực tuyến chức năng có giới hạn.

+ Ưu điểm: Thực hiện được chế độ 1 thủ trưởng, phát huy được vai trò của cơ quan chức năng.

+ Nhược điểm: Bộ máy quản lý kồng kềnh,

- Khi bộ phận chức năng không đồng nhất về trình độ dẫn đến hiệu quả quản lý kém.

Một phần của tài liệu kinh tế và quản lý doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)