CHUYÊN MÔN HÓA SẢN XUẤT 1 Khái niệm, ý nghĩa

Một phần của tài liệu kinh tế và quản lý doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản (Trang 30)

1. Khái niệm, ý nghĩa

Thực tiễn chứng minh rằng, khi sức sản xuất của xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của xã hội ngày một tăng thì sự phân công lao động trong xã hội càng tỷ mỉ. Chuyên môn hóa để sản xuất ra sản phẩm ngày càng nhiều, càng tốt càng rẻ cho xã hội. Từ đó trong sản xuất thủy sản việc hình thành các ngành sản xuất chuyên môn hóa, các xí nghiệp chuyên môn hóa, và chuyên môn hóa nội bộ doanh nghiệp là một tất yếu khách quan của sự phát triển sản xuất và nhu cầu của xã hội.

Khái niệm: Chuyên môn hóa sản xuất thủy sản là hình thức tổ chức sản

xuất mang tính chất xã hội, dựa trên cơ sở phân công lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản để sản xuất ra một hoặc một số sản phẩm thủy sản nhất định phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế–xã hội của mỗi vùng.

Nói cách khác chuyên môn hóa sản xuất thủy sản là sự tập trung điều kiện sản xuất của mỗi vùng để sản xuất ra một hoặc một vài loại sản phẩm thủy sản hàng hóa chủ yếu.

- Chuyên môn hóa: Chỉ ra những sản phẩm nào được sản xuất, còn tập trung hóa chỉ ra khối lượng và đại lượng của chúng.

Chuyên môn hóa nuôi trồng thủy sản có những hình thức cụ thể sau:

+ Chuyên môn hóa theo ngành: Là hình thức biểu hiện phân công lao động giữa các ngành, biểu hiện quá trình phân hóa các ngành sản xuất chung tách ra thành các ngành sản xuất cụ thể như nuôi hải sản và nuôi nước ngọt.

+ Chuyên môn hóa theo vùng là: Hình thức biểu hiện phân công lao động theo vùng, biểu hiện quá trình tập trung của vùng sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa nhất định.

Mỗi một vùng, một khu vực có các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội thuận lợi nhất cho sự phát triển một số đôi tượng nuôi khác nhau.

1. Đồng bằng Sông Hồng: Mè, rô phi, trắm, chép 2. Trung Du và Miền Núi: Trắm cỏ, chép lai, mè, 3. Bắc Trung Bộ: Tôm cá nước lợ, rô phi, đối, măng 4. Nam Trung Bộ: Tôm cá nước lợ, rô phi, đối, măng 5. Tây Nguyên: Trắm cỏ, chép lai, mè,

6. Đông Nam Bộ: Trắm cỏ, tra, mè, rô phi,

7. Đồng bằng Sông Cửu Long: Tra, ba sa, sặc rằn,

Một phần của tài liệu kinh tế và quản lý doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản (Trang 30)