LAO ĐỘNG VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Một phần của tài liệu kinh tế và quản lý doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản (Trang 65)

1. Vai trò và đặïc điểm của lao động nuôi trồng thủy sản.

Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông qua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chất cần thiết cho nhu cầu của mình.

Lao động nuôi trồng thủy sản gắn chặt với đất đai diện tích mặt nước, điều kiện khí hậu thời tiết, các dối tượng nuôi trồng. Vì vậy lao động nuôi trồng thủy sản có những đặc điểm sau:

- Lao động nuôi trồng thủy sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên - Lao động nuôi trồng thủy sản mang tính chất thời vụ

- Lao động nuôi trồng thủy sản có tính thích nghi lớn và phân bổ rộng khắp trên các vùng lãnh thổ

Ở nước ta số lượng lao động rất dồi dào, nhưng về cơ bản vẫn là lao động thủ công, trình độ văn hóa khoa học- kỹ thuật còn hạn chế.

2 Nguồn lao động trong nuôi trồng thủy sản

Nguồn lao động trong nuôi trồng thủy sản bao gồm toàn bộ những người có khả năng tham gia lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản với chất lượng lao động của họ.

Như vậy Nguồn lao động trong nuôi trồng thủy sản bao gồm số lượng người lao động và chất lượng lao động của họ

Số lượng người lao động trong nuôi trồng thủy sản bao gồm những người trong độ tuổi lao động (Nam từ 1660 tuổi, Nữ từ 1655 tuổi) và những người ngoài độ tuổi lao động nhưng có khả năng tham gia lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Chất lượng lao động của những người lao động bao gồm: Trình độ sức khỏe, trình độ kỹ thuật và lành nghề, trình độ giác ngộ chính trị và ý thức tư tưởng.

3.1. Khái niệm về năng suất lao động

Năng suất lao động là khả năng của lao động cụ thể sáng tạo ra 1 số lượng nhất định của cải vật chất trong một đơn vị thời gian.

Trình độ năng suất lao động được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Như vậy ta có 2 công thức tính năng suất lao động như sau:

N = T T Q và W = Q T

Trong đó N và W là năng suất lao động tính theo sản lượng và thời gian

Q: là khối lượng sản phẩm sản xuất ra

T: Thời gian lao động hao phí để sản xuất ra sản phẩm.

Tăng năng suất lao động bao hàm việc tiết kiệm thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra sản phẩm.

3.2. Ý nghĩa của việc tăng năng suất lao động

- Đối với xã hội loài người: tăng năng suất lao động là quy luật kinh tế tương đối của mọi hình thái kinh tế xã hội

- Đối với nước ta: Việc nâng cao năng suất lao động trong các ngành sản xuất vật chất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân

- Đối với các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản: Tăng năng suất lao động là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng tích lũy để tái sản xuất mở rộng và tăng cường cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp

Tóm lại tăng năng suất lao động trong nuôi trồng thủy sản là điều kiện cơ bản để chúng ta phát triển nghề nuôi trồng thủy sản một cách mạnh mẽ và vững chắc.

3.3. Phương pháp tính năng suất lao động trong nuôi trồng thủy sản

Ta có công thức tính năng suất lao động:

N = T T Q và W = Q T

Muốn tính được năng suất lao động N hoặc W chúng ta phải tính được Q và

T.

Tính sản phẩm của ngành nuôi trồng thủy sản ( Q)

Sản phẩm của ngành nuôi trồng thủy sản (Q) được biểu hiện dưới 2 hình thái: Hiện vật và giá trị.

+ Nếu các sản phẩm cùng loại thì số lượng sản phẩm thu được có thể được tính dưới hình thái hiện vật (con, kg, tạ, tấn). Việc tính Q bằng hiện vật có

Ưu điểm

- Năng suất lao động không bị biến đổi khi giá cả sản phẩm thay đổi

Nhược điểm

Năng suất lao động chỉ tính riêng cho được từng ngành và riêng cho từng loại sản phẩm

Trường hợp có nhiều loại sản phẩm hết sức khác nhau không thể so sánh được với nhau về mặt hiện vật, thì phải tính Q dưới hình thái giá trị. Việc tính Q dưới hình thái giá trị có ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm

Nó cho phép chúng ta tính được giá trị sản lượng của toàn xí nghiệp, toàn ngành và toàn nước.

Nhược điểm

Năng suất lao động bị chi phối bởi giá cả của sản phẩm. Năng suất lao dộng tăng khi giá cả sản phẩm tăng và ngược lại

Do đó để đánh giá năng suất lao động và so sánh sự biến động của nó trong toàn quốc chúng ta phải dùng giá cố định.

Giá cố định là giá tính bình quân cho sản phẩm qua nhiều năm, trong điều kiện sản xuất tương đối ổn định.

Tính thời gian lao động hao phí T

Theo lý luận của Mapk: “Để sản xuất sản phẩm cần tiêu phí lao động

sống và lao động quá khứ”.

Như vây thời gian lao động hao phí T = T1 + T2 T1 là lao động sống, được tính bằng thời gian lao động T2 là lao động quá khứ (lao động vật hóa)

Như vậy công thức tính năng suất lao động có thể biểu hiện dưới dạng

N = 2 2 1 T T Q hoặc W = Q T T1 2

T2 là lao động vật hóa thường được tính bằng hình thái giá trị, do đó chúng ta không thể xác định tổng số lao động quá khứ và lao động sống theo thời gian, do vậy năng suất lao động sống có thể được tính như sau:

N1 = 1 1 2 T T Q

Q : giá trị sản phẩm tính theo giá thị trường

T1 hao phí lao động sống (tính bằng thời gian lao động)

T2 hao phí tư liệu sản xuất dưới hình thái giá trị.

Về lý thuyết, đây là công thức biểu hiện năng suất lao động đúng nhất, song thực tế có mặt phức tạp và khó khăn. Do đóhiện nay để đơn giản trong tính toán người ta tính năng suất lao động theo công thức

N1 =

1

T Q

*Tính T1 (xác định số lượng lao động làm việc bình quân trong năm của doanh

Một phần của tài liệu kinh tế và quản lý doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)