Hoạt động xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh trên địa bàn

Một phần của tài liệu hoàn thiện dịch vụ hải quan điện tử tại cục hải quan nghệ an (Trang 48)

5. Kết cấu của luận văn:

2.2.1. Hoạt động xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh trên địa bàn

Cục Hải quan Nghệ An hiện có 02 cửa khẩu đường bộ, trong đó có 01 cửa khẩu Quốc tế (CK QT Nậm Cắn); 01 Cửa khẩu đường biển (CK Cảng Cửa Lò); 01 Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu ( Chi cục Hải quan Vinh). Trong những năm trở lại đây mỗi năm các Chi cục đã thực hiện đăng ký cho gần 6000 bộ tờ khai xuất nhập khẩu hàng hóa các loại; và khoảng 20.000 lượt hành khách, phương tiện xuất nhập cảnh. Những năm gần đây kim ngạch XNK bình quân hàng năm đạt gần 300 triệu USD, có năm trên 300 triệu USD. Thu thuế XNK đã đạt được những kết quả phấn khởi, chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng số thu ngân sách trên địa bàn. Từ năm 2005 đến nay đơn vị đều hoàn thành chỉ tiêu thu nộp Ngân sách Nhà nước. Năm 2009 đạt 588 tỷ đồng, đạt 109% so với chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Riêng trong năm 2010, công tác thu nộp ngân sách toàn Cục đạt 747 tỷ đồng, đạt 195 % so với chỉ tiêu pháp lệnh được giao trong năm và thu vượt 25 % so với chỉ tiêu thu ngân sách do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao. Năm 2011 công tác thu đạt trên 690 tỷ đồng đạt 105%, đóng góp phần quan

trọng vào việc cân đối thu, chi ngân sách, đầu tư cơ sở hạ tầng và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Bảng2. 1: Số liệu hoạt động của Cục HQ Nghệ An từ năm 2007 – 2011

Xuất nhập cảnh Chống buôn lậu,

gian lận TM Thuế Năm Phương tiện (lượt) Hành khách (lượt) Số vụ vi phạm Số tiền xủ phạt (triệu đồng) Tờ khai XNK Kim nghạch XNK

(Triệu USD) Chỉ tiêu

(tỷ đồng) Kết quả đạt được (tỷ đồng) 2007 5.290 15.680 32 60,25 5.972 335 630 860 2008 5.025 14.008 29 61,70 5.247 267 470 655 2009 4.870 12.116 35 80,40 4.925 215 539 588 2010 5.637 16.279 23 30.15 5.680 287 383 747 2011 5.965 16.895 19 58.40 4.831 275 657 690

Nguồn Cục Hải quan Nghệ An

Từ bảng số liệu tổng kết từ năm 2007 đến năm 2011 ta vẽ biểu đồ về số thu thuế và chỉ tiêu được giao, biểu đồ kim ngạch để có cái nhìn thổng quát về tình hình hoạt động xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Nghệ An sẽ có ảnh hưởng đến việc triển khai dịch vụ hải quan điện tử tại đơn vị

Biểu đồ 2.1 Số thu thuế và chỉ tiêu được giao (2007-2011)

Từ năm 2007 đến năm 2011 số thu thuế đều vượt chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tổng kim ngạch các năm đều đạt trên 200 triệu USD. Tuy nhiên trong các năm 2008,

2009 tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu nên số thu thuế và tổng kim ngạch có giảm so với các năm khác.

Biểu đồ 2.2- Kim ngạch XNK 2007-2011

Nghệ An là một tỉnh có diện tích lớn nhất nước với 16.487 km² do đó địa bàn hoạt động của Cục Hải quan Nghệ An là rất lớn. Khoảng cách từ các địa điểm làm thủ tục Hải quan đến trung tâm là khá xa (ví dụ cửa khẩu Nậm Cắn cách trụ sở cục 300Km). Hơn nữa doanh nghiệp lại đóng rải rác khắp các địa bàn của tỉnh nhà, nên việc triển khai các dịch vụ Hải quan điện tử là một điều rất cần thiết để tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, tiết kiệm được chi phí và giảm thời gian đi lại.

Theo số liệu thống kê hiện tại Cục Hải quan Nghệ An có khoảng 170 doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, với khoảng cách từ trụ sở các doanh nghiệp đến các địa điểm làm thủ tục Hải quan của Cuc Hải quan Nghệ An là:

Bảng 2.2 - Khoảng cách từ trụ sở DN đến điểm là thủ tục HQ

Khoảng cách Dưới 20Km Từ 20 – 60 Km Từ 60 -100 Km Trên 100 Km

Biểu đồ 2.3 - Khoảng cách từ trụ sở DN đến các điểm làm thủ tục HQ

Tuy Nghệ An có sân bay, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, quốc gia đường bộ nhưng lượng hành khách và phương tiện xuất nhập cảnh còn rất ít. Chủ yếu là hành khách và phương tiện xuất nhập cạnh với nước bạn Lào và của cư dân biên giới. Việc áp dụng thủ tục Hải quan điện tử cho các đối tượng này là khá khó khăn.

Biểu đồ 2.4 Số lượt hành khách và phương tiện XNC 2.2.2. Điều kiện pháp lý và thực thi

2.2.2.1. Khung pháp lý triển khai dịch vụ Hải quan điện tử

Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, từng bước tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế, tạo cơ sở bước đầu cho việc triển khai một số hoạt động cải cách, phát triển Hải quan, đảm bảo tính pháp lý cho việc phát triển các dịch vụ công trong đó có dịch vụ Hải quan điện tử, giúp cho việc triển khai các dịch vụ này được thuận lợi. Đến hết năm 2011, khung pháp lý cho thương mại điện tử đã tương đối hoàn thiện với hai trụ cột chính là Luật Giao dịch điện tử 2005 và Luật công nghệ thông tin năm 2006. Nhiều Nghị định đã được ban

hành như Nghị định về Thương mại điện tử, Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định về Giao dịch điện tử trong giao dịch Tài chính v.v…; đồng thời một loạt Thông tư quy định chi tiết những vấn đề mang tính đặc thù của giao dịch trên môi trường điện tử cũng đã được ban hành.

Ngoài ra còn có một hệ thống các văn bản nhỏ lẻ, và các văn bản khác có liên quan đến vấn đề triển khai thủ tục Hải quan điện tử hoặc hướng dẫn nghiệp vụ Hải quan điện tử, nhưng nhìn chung hệ thống đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, nội dung các văn bản chồng chéo, chưa hoàn toàn thống nhất gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý và thực thi nhiệm vụ(Xem phụ lục 2).

2.2.2.2. Tính tuân thủ pháp luật

Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, quản lý Hải quan hiện đại theo phương pháp quản lý rủi ro, trên nền tảng công nghệ thông tin đòi hỏi tính tuân thủ pháp luật rất cao của doanh nghiệp. Theo số liệu thu thập tại Cục Hải quan Nghệ An (Bảng 2.1), nhìn chung cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan Nghệ An có tính tuân thủ pháp luật khá cao, cơ bản chấp hành và thực hiện nghiêm túc pháp luật nhà nước về Hải quan, về thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan; tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại ít xẩy ra; đây là điều kiện tốt để triển khai dịch vụ Hải quan điện tử mà đặc biệt là thủ tục hải quan điện tử.

Việc triển khai các dịch vụ Hải quan điện tử, ngoài việc hoàn thiện các văn bản pháp luật để tạo tính tuân thủ pháp luật của người sử dụng dịch vụ, Ngành Hải quan nói chung – Cục Hải quan Nghệ An nói riêng cần phải hoàn thiện và thực hiện quản lý rủi ro: Tạo tính tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp.

Mặc dù là công cụ nghiệp vụ mới, song công tác quản lí rủi ro (QLRR) đã được Cục Hải quan Nghệ An triển khai đồng bộ, góp phần hỗ trợ công tác quản lí, cũng như tạo tính tuân thủ pháp luật đối với DN. Thực hiện quản lý rủi ro được thể hiện:

Giảm dần tỉ lệ kiểm tra

Với việc triển khai áp dụng sâu rộng công tác QLRR trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan, thời gian qua, nhận thức về công tác này tại Cục Hải quan Nghệ An đã được nâng cao, được lãnh đạo các cấp quan tâm và có những chỉ đạo cụ thể, sâu sát. Việc xây dựng, cập nhật và áp dụng tiêu chí phân tích cấp Cục ngày càng bám sát thực tế, hiệu quả, đã hỗ trợ cho các chi cục trong việc kiểm soát các đối tượng rủi ro trong địa bàn, thể hiện tính định hướng, thống nhất và toàn diện.

Bên cạnh đó, Cục Hải quan Nghệ An còn tiếp nhận, hướng dẫn, giải quyết, khắc phục nhiều trường hợp vướng mắc, lỗi và sự cố hệ thống cho các đơn vị trong quá trình vận hành hệ thống; hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc cho các DN trong việc hợp tác, tuân thủ các quy định về QLRR.

Qua thời gian thực hiện, Cục Hải quan Nghệ An đã thu thập và phân tích hàng ngàn thông tin phục vụ QLRR, như: thông tin DN bỏ khỏi địa chỉ kinh doanh, hủy tờ khai, khai sai mã số, thông tin vi phạm… Trên cơ sở đó đã lập hồ sơ và kế hoạch, phương án xử lý đối với DN và hàng hóa tiềm ẩn rủi ro trong phạm vi toàn Cục; thiết lập và cập nhật áp dụng các tiêu chí phân tích cấp Cục và các tiêu chí phân tích cấp Chi cục.

Đặc biệt, với những tiêu chí được thu thập phục vụ cho công tác QLRR đã góp phần tác động đến tính tuân thủ chấp hành pháp luật của DN, đưa tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa giảm dần, từ 15% tổng số tờ khai năm 2010 xuống dưới 10% vào cuối năm 2011.

Cần đồng bộ thông tin

Công tác QLRR được xác định là mới và khó, vì vậy thời gian qua đã bộc lộ một số vướng mắc, tồn tại như: Một số chương trình phần mềm ứng dụng chưa đồng bộ, còn bị lỗi nên có lúc gây chênh lệch số liệu, dẫn đến kết quả phân tích thông tin không chính xác, ảnh hưởng đến quá trình thông quan hàng hóa. Việc nối mạng tra cứu thông tin DN từ các cơ quan hữu quan hiện nay thực hiện chưa đồng bộ nên lượng thông tin phục vụ công tác phân tích, đánh giá rủi ro còn nghèo nàn. Công chức làm chuyên trách công tác QLRR tại các Chi cục hiện nay bố trí kiêm nhiệm nên không mang tính chủ động, hiệu quả công tác chưa cao.

Khi phân tích nguyên nhân khiến tỷ lệ chuyển luồng cao tại các Chi cục cho thấy nguyên nhân khách quan do có rất nhiều văn bản của các Bộ, ngành khác nhau chỉ đạo tăng cường kiểm tra, quản lý về mặt hàng, giá, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế nhập siêu… nhưng chưa được chuyển hóa thành bộ tiêu chí QLRR để tự động phân luồng, dẫn đến các Chi cục phải thực hiện chuyển luồng kiểm tra.

Hải quan Nghệ An đã xác định đầy đủ và đúng đắn vai trò của việc áp dụng QLRR trong các hoạt động nghiệp vụ theo định hướng phục vụ đắc lực cho quá trình cải cách, hiện đại hóa, với mục tiêu cơ bản là áp dụng QLRR hiệu quả trong Hải quan

điện tử. Cụ thể là, giảm tỷ lệ kiểm tra hàng hóa từ 15% cuối năm 2010 xuống dưới 10% vào cuối năm 2011, đồng thời tăng tỷ lệ phát hiện vi phạm đạt 1%.

Để đạt được mục tiêu trên, Cục Hải quan Nghệ An đã cho thiết lập lại hệ thống chỉ đạo các trọng điểm về DN, mặt hàng, giá, mã số… để sử dụng chung cho các đơn vị theo hướng chỉ có một đầu mối thống nhất để định hướng đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả. Tiêu chí về QLRR phải được thiết lập trên cơ sở khoa học, đảm bảo tính tuân thủ và tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, chấp nhận rủi ro trong quản lý. Đặc biệt, tăng cường vai trò của công tác kiểm tra sau thông quan và kiểm soát hải quan nhằm giảm khối lượng công việc tại cửa khẩu, phấn đấu kéo giảm tỷ lệ kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu...nhưng vẫn đảm bảo tính tuân thủ pháp luật cho người sử dụng dịch vụ Hải quan điện tử.

2.2.2.3. Hệ thống pháp luật phức tạp, không ổn định

Hoạt động của Hải quan bị điều chỉnh bởi hầu hết các quy định của pháp luật liên quan trong hệ thống pháp luật quốc gia và các thỏa ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc là thành viên. Hơn nữa, hoạt động Hải quan luôn gắn với những kỹ thuật nghiệp vụ phức tạp như Quản lý rui ro, xác định giá tính thuế theo GATT/WTO, phân loại hàng hóa theo HS, thanh toán quốc tế … Trong khi đó, hệ thống pháp luật nước ta hiện nay chưa hoàn thiện, không đồng bộ, còn chồng chéo và thường xuyên thay đổi, lại chậm được đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế; tính dự báo chưa cao.

Để người dân nhận biết văn bản nào còn hiệu lực trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phức tạp hiện nay là một điều không hề dễ dàng. Nhiều chuyên gia cho rằng, chưa có một cây gậy pháp lý nào đủ mạnh giải quyết tận gốc tình trạng chồng chéo văn bản pháp luật hiện nay.

Có thể nói hệ thống pháp luật nước ta hiện nay giống như một khu rừng mà trong đó trung bình mỗi năm lại "mọc" thêm 4.000 "cây" văn bản quy phạm pháp luật mới. Với khối lượng đồ sộ như vậy, lại liên tục thay đổi do đang trong quá trình hoàn thiện, đã gây rất nhiều khó khăn cho không chỉ người dân mà cả các cơ quan thực thi pháp luật. Ngành Hải quan cũng không nằm ngoài tình trạng đó.

Việc chồng chéo văn bản gây khó khăn không ít cho cơ quan, đơn vị trong thực thi pháp luật về Hải quan.

Có những văn bản mà ngay cả chuyên gia pháp luật cũng không hề biết bộ dạng. Đó phần nhiều là những công văn mang tính hướng dẫn của một Bộ, ngành nào đó. Tìm nội dung đã khó, làm thế nào để phân biệt giá trị pháp lý của từng điều khoản lại là chuyện có thể gây nên một "cơn ác mộng" thực sự cho người sử dụng. Vì không ít chương thiếu hướng dẫn chi tiết, sau khi báo chí phản ánh, Ban soạn thảo mới cập nhật, bổ sung rải rác trong dăm bảy thông tư kèm theo. Trước tình hình đó, nhu cầu về một văn bản hợp nhất có giá trị chính thức là hết sức cấp thiết, không chỉ đối với người dân mà cả đối với chính cơ quan Hải quan trong việc quản lý và thực thi pháp luật về Hải quan.

Đặc biệt giai đoạn hiện nay ngành Hải quan đang từng bước chuyển dần từ Hải quan truyền thống sang Hải quan điện tử, nên số lượng văn bản mới ra đời càng nhiều bên cạnh đó hệ thống văn bản cũ vẫn còn hiệu lực. Hai hệ thống này lại có sự chồng chéo, đan xen lẫn nhau làm cho người dân lẫn cơ quan Hải quan lúng túng trong thực thi nhiệm vụ. Và đây cũng là một kẽ hở để những cá nhân, tổ chức có ý đồ bất chính thực hiện hành vi trục lợi bất chính.

Cục Hải quan Nghệ An đang giao các phòng, ban tham mưu rà soát lại các vướng mắc, các nội dung chồng chéo của hệ thống văn bản đang áp dụng hiện nay nhằm có những đề xuất, kiến nghị lên Tổng cục Hải quan để góp phần cho ra đời một văn bản có nội dung thống nhất trong toàn ngành, theo hướng đơn giản, gọn nhẹ hợp với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

2.2.3 Điều kiện công nghệ và cơ sở hạ tầng 2.2.3.1 Điều kiện công nghệ 2.2.3.1 Điều kiện công nghệ

* Cơ quan Hải quan

Việc triển khai các dịch vụ Hải quan điện tử được thống nhất trong toàn ngành Hải quan. Từ mô hình hệ thống, cấu trúc chương trình, đến nền tảng công nghệ… đều tuân theo một qui chuẩn thống nhất, với công nghệ tiên tiến mà Hải quan các nước trong khu vực và trên thế giới đang áp dụng.

Cục Hải quan Nghệ An là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài Chính, nên sử dụng công nghệ chung mà toàn ngành đang áp dụng để triển khai các dịch vụ Hải quan điện tử, cụ thể: tất cả các phần mềm đều được xây dựng trên nền tảng công nghệ .Net

.NET là nền tảng công nghệ của Microsoft cho các dịch vụ Web XML, là thế hệ phần mềm kế tiếp kết nối thế giới thông tin, các thiết bị và tất cả mọi người trong một thể thống nhất. Nền tảng .NET cho phép tạo ra và sử dụng các ứng dụng, các quá trình và các Website dựa trên XML như những dịch vụ chia sẻ, kết nối thông tin và hoạt động cùng nhau, trên bất cứ nền tảng hay thiết bị thông minh nào, nhằm mục đích

Một phần của tài liệu hoàn thiện dịch vụ hải quan điện tử tại cục hải quan nghệ an (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)