5. Kết cấu của luận văn:
1.5.2.3 Nguồn lực tài chính
Nguồn kinh phí để triển khai các dịch vụ Hải quan điện tử được lấy từ ngân sách Nhà nước. Thông quan các “gói dự án” phục vụ hiện đại hóa ngành Hải quan, được Chính phủ phê duyệt hàng năm. Trên cơ sở đó Tổng cục Hải quan mới phân bổ kinh phí cho từng Cục Hải quan địa phương để triển khai các dịch vụ ở cấp Cục và cấp Chi cục. Tranh thủ được nguồn kinh phí này sẽ rất thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ Hải quan điện tử nói riêng và thực hiện thành công mục tiêu hiện đại hóa ngành Hải quan nói chung.
Tuy nhiên, để tiếp cận được nguồn kinh phí này Tổng cục Hải quan phải xây dựng được các đề án hiện đại hóa cho từng thời điểm, từng giai đoạn cụ thể và phải dự trù được nguồn kinh phí có độ chính xác cao để Chính phủ phê duyệt. Đây là một thuận lợi để có được nguồn kinh phí chính thức, nhưng cũng là một khó khăn cho cả quá trình thực hiện. Vì để hoàn thành một đề án có độ chính xác cao phải mất rất nhiều công sức và thời gian. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh lớn sẽ rất khó để bổ sung nguồn kinh phí, điều này làm giảm tiến độ triển khai các chương trình hiện đại hóa ngành Hải quan theo kế hoạch đã đề ra.
Ngoài ra, ngành Hải quan còn có thể tranh thủ các nguồn vốn ODA được các cơ quan chính thức của Chính phủ trung ương và địa phương hoặc các cơ quan thừa hành của Chính phủ, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ tài trợ, để đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện mục tiêu đến năm 2020 Hải quan Việt Nam trở thành một lực lượng Hải quan tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
1.6. Kinh nghiệm triển khai dịch vụ Hải quan điện tử tại một số quốc gia
Dịch vụ Hải quan điện tử được thực hiện tại rất nhiều quốc gia trên thế giới và đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Đặc biệt là một số quốc gia trong khu vực có nhiều mặt tương đồng với Việt Nam như: Singapore, Thailand, Malaysia đã triển khai rất thành công. Đây là những kinh nghiệm quý báu để Hải quan Việt Nam triển khai các dịch vụ Hải quan điện tử của mình.
1.6.1 Về mô hình triển khai
Mô hình dịch vụ Hải quan điện tử của các nước đều gồm 3 thành phần. - Khách hàng: Cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, đại lý Hải quan
- Cơ quan hay tổ chức truyền nhận dữ liệu (VAN): Là tổ chức trung gian kết nối khách hàng với cơ quan Hải quan
- Cơ quan Hải quan: Để triển khai Hải quan điện tử được tốt, hầu hết các nước đều lựa chọn phương án thiết lập các Trung tâm dữ liệu Trung ương và các Hải quan vùng.
1.6.2 Về phương pháp thực hiện
Hầu hết các nước đều có sự lựa chọn triển khai thí điểm trước khi đưa mô hình vào thực hiện chính thức. Ví dụ: Thái Lan trong giai đoạn thí điểm chọn ra 8 doanh nghiệp có quá trình chấp hành Luật Hải quan tốt, tham gia hệ thống tại sân bay quốc tế Bangkok. Sau đó, tiếp tục triển khai tại các cảng và các khu vực khác.
1.6.3 Về mức độ thực hiện
Việc thực hiện dịch vụ Hải quan điện tử có thể ở 3 mức độ khác nhau:
- Các chứng từ khai điện tử thay thế toàn bộ hồ sơ giấy phải nộp (Singapore, Nhật bản, Hàn quốc).
- Các chứng từ khai điện tử không thay thế hoàn toàn cho bộ hồ sơ giấy, người khai vẫn có trách nhiệm nộp hồ sơ khai điện tử để làm thủ tục thông quan (đa số các nước đang áp dụng hệ thống thông quan tự động thực hiện theo phương pháp này).
- Sau khi khai Hải quan điện tử, người khai vẫn phải nộp hồ sơ giấy và trên cơ sở đó cơ quan Hải quan làm thủ tục hải quan tiếp theo (Hải quan Philliippin).
1.6.4 Về điều kiện thực hiện
- Có đầy đủ cơ sở pháp lý để triển khai các dịch vụ Hải quan điện tử trong toàn ngành nói chung và Cục Hải quan Nghệ An nói riêng.
- Nguồn nhân lực thực hiện (bao gồm Hải quan, đại lý Hải quan, Doanh nghiệp) phải phù hợp và đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công việc. Riêng đội ngũ cán bộ, công chức Hải quan các nước đều chú trọng xây dựng lực lượng chuyên gia giỏi, cử đi đào tạo tại WCO và các nước phát triển trên thế giới.
Tóm lại: những vấn đề đặt ra tại chương 1 đã nêu tổng quan về Hải quan điện tử và triển khai dịch vụ Hải quan điện tử. Vai trò và sự cần thiết phải triển khai dịch vụ Hải quan điện tử trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng của nền kinh tế, sự gia tăng nhanh chóng của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và hành khách xuất nhập cảnh là hết sức cần thiết.
Triển khai dịch vụ Hải quan điện tử vừa phải đảm bảo tạo thuận lợi tối đa cho các tổ chức, cá nhân tham gia xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh nhưng vẫn đảm bảo sự tuân thủ pháp luật Hải quan. Những tiện ích mà dịch vụ Hải quan điện tử mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp, người dân và cho cả cơ quan Hải quan là rất rõ nét và thiết thực, đặc biệt là giảm thiểu các thủ tục hành chính, chi phí thời gian; tuy nhiên do mới triển khai trong giai đoạn đầu, một số dịch vụ còn đang trong giai đoạn thí điểm ( thanh toán điện tử, thủ tục Hải quan điện tử), quá trình triển khai cũng có những thuận lợi, khó khăn nhất định. Những vấn đề này sẽ được đánh giá, làm rõ hơn qua thực tế triển khai dịch vụ HQĐT tại Cục Hải quan Nghệ An.
Chương 2: Thực trạng triển khai dịch vụ Hải quan điện tử tại Cục Hải quan Nghệ An trong những năm qua
2.1. Giới thiệu về Cục Hải quan Nghệ An 2.1.1. Thông tin khái quát 2.1.1. Thông tin khái quát
2.1.1.1 Lịch sử hình thành
Cách đây 56 năm, ngày 19/05/1956, Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ký Nghị định số 161/BTN-NĐ-TC về việc thành lập Chi sở Hải quan Nghệ An, tiền thân của Cục Hải quan tỉnh Nghệ An ngày nay. Từ đó đến nay, ngày 19/5 hàng năm trở thành ngày thành lập của Hải quan Nghệ An.
2.1.1.2 Quá trình phát triển
Trải qua 56 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, đồng hành cùng với sự phát triển và lớn mạnh của ngành Hải quan Việt Nam, Cục Hải quan Nghệ An cũng đã trải qua những năm tháng vinh quang và đáng tự hào theo dòng lịch sử của đất nước và của tỉnh Nghệ An. Trong những ngày đầu mới thành lập, bộ máy, tổ chức của Chi sở Hải quan Nghệ An còn đơn giản, gọn nhẹ, lực lượng chủ yếu là những cán bộ, nhân viên Hải quan Liên khu 4 gồm: Văn phòng Chi sở, phòng Hải quan Mường Xén, Đội Kiểm nã thuốc phiện, với quân số 25 người. Địa bàn hoạt động của Chi sở Hải quan Nghệ An bao gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh. Nhiệm vụ của Chi sở Hải quan Nghệ An lúc đó làm thủ tục cho hàng hoá xuất nhập khẩu qua cảng Bến Thuỷ, phòng Hải quan Mường Xén, tích cực đấu tranh chống buôn lậu qua biên giới và trong nội địa, góp phần vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế. Lúc đó, Nhà nước có chủ trương chuyển từ chính sách quản lý ngoại thương sang chế độ Nhà nước độc quyền về ngoại thương, nhiệm vụ của ngành Hải quan nói chung và Hải quan Nghệ An nói riêng là thực hiện chế độ: " thu bù chênh lệch ngoại thương ", đảm bảo cho việc thực hiện đúng đắn chế độ Nhà nước độc quyền về ngoại thương, ngoại hối, thi hành chính sách thuế quan và chống buôn lậu qua biên giới, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất 1961 -1965. Những chuyến hàng xuất khẩu đầu tiên gồm: Lạc, cam, bưởi, gỗ, song mây ... của Nghệ An và một số tỉnh Bắc miền trung được cán bộ Hải quan Nghệ An kiểm tra và làm thủ tục đã đến với các nước trên thế giới .
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nghệ An là một trong những tỉnh của khu Bốn bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt nhất, trở thành tuyến lửa, là
trọng điểm đánh phá của giặc Mỹ suốt đêm ngày. Các sân bay, bến cảng, nhà ga, các cửa khẩu là những mục tiêu thường xuyên đánh phá của đế quốc Mỹ. Cán bộ chiến sĩ Hải quan Nghệ An đã thực hiện chủ trương “quân sự hoá” của ngành, mỗi cán bộ, công chức Hải quan là một chiến sĩ, với khẩu hiệu tất cả cho tiền tuyến “bám tàu, bám hàng, bám cửa khẩu”, vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù để làm thủ tục cho hàng hoá nhập khẩu qua cảng Bến Thuỷ và xuất khẩu qua cửa khẩu Nậm Cắn để chi viện cho chiến trường. Hình ảnh người chiến sĩ Hải quan ngồi trên ca nô, vượt qua bãi thuỷ lôi để ra làm thủ tục nhập cảnh cho tàu Hồng Kỳ ở đảo Ngư, hình ảnh chiến sỹ Hải quan nơi cửa khẩu biên giới bám cửa khẩu, chống trả máy bay mỹ bằng súng bộ binh, vừa bám trụ làm thủ tục cho phương tiện, hàng hoá thông suốt mãi mãi là một hình ảnh đẹp về bản lĩnh của người chiến sĩ Hải quan quê Bác. Thời kỳ này, cùng với quân dân cả nước, cán bộ chiến sỹ Hải quan Nghệ An đã làm thủ tục cho hàng triệu lượt người, phương tiện, vũ khí, lương thực qua cửa khẩu đường bộ, đường biển, góp phần cùng quân dân cả nước đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào như lời căn dặn của Bác trước lúc đi xa.
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cách mạng nước ta bước vào giai đoạn mới: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tổ chức Hải quan hai miền Bắc, Nam cũng được hợp nhất thành Cục Hải quan trung ương thuộc Bộ Ngoại thương. Lúc này, Chi cục Hải quan Nghệ An được đổi tên thành Chi cục Hải quan Nghệ Tĩnh, đã nhanh chóng củng cố và phát triển hệ thống tổ chức các cửa khẩu biên giới, cảng biển và các Đội kiểm soát lưu động trong nội địa. Đến năm 1984, sau khi Hội đồng Nhà nước ra Nghị quyết 547, Hội đồng Bộ trưởng (Nay là Chính phủ ) ban hành Nghị định số 139/HĐBT ngày 20/10/1984 thành lập Tổng cục Hải quan, cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng, là công cụ chuyên chính nửa vũ trang của Đảng và Nhà nước, có chức năng: Kiểm tra hàng hoá, hành lý, ngoại hối và các công cụ vận tải xuất nhập qua biên giới nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thi hành chính sách thuế XNK, ngăn ngừa, chống các hành vi vi phạm luật lệ Hải quan và các luật lệ khác liên quan đến XNK, XNC chống các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới, nhằm đảm bảo thực hiện đúng đắn chế độ Nhà nước độc quyền về ngoại thương, ngoại hối, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Lúc bấy giờ, Hải quan Nghệ An đã được bổ sung lực lượng từ các nguồn quân đội,
công an chuyển ngành, tăng cường cho các cửa khẩu, các Đội kiểm soát chống buôn lậu. Nhờ đó, trong thời gian này, hàng vạn tấn hàng hoá mậu dịch đã được làm thủ tục thông qua cửa khẩu Nậm Cắn để chi viện cho nước Bạn Lào anh em. Các máy móc thiết bị, vật tư, phân bón, xăng dầu, lương thực đã được làm thủ tục tại cảng Bến Thuỷ và cảng Cửa Lò để phát triển kinh tế sau chiến tranh. Đồng thời làm thủ tục xuất khẩu cho các hàng hoá nông sản của Nghệ An như: lạc, vừng, cam, chè, cà phê …đến với các nước bạn bè trong phe XHCN. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát tại cửa khẩu, lực lượng Hải quan đã phát hiện, bắt giữ hàng trăm ki lô gam thuốc phiện và lượng hàng hoá buôn lậu trị giá hàng tỷ đồng, góp phần vào việc gìn giữ trật tự, an toàn xã hội và an ninh biên giới.
Trong thời gian này, Chi cục Hải quan Nghệ An được đổi tên thành Hải quan tỉnh Nghệ Tĩnh. Dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Hải quan Nghệ Tĩnh đã trưởng thành ở một tầm cao mới, tích cực xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch vững mạnh. Chỉ tính riêng thời kỳ 1981-1985, hoạt động XNK, XNC qua các cửa khẩu Nghệ Tĩnh như Nậm Cắn, Cầu Treo, Bến Thuỷ ngày càng tăng về số lượng và đa dạng về chủng loại. Hàng xuất khẩu gồm: hàng nông lâm hải sản, hàng bách hoá, hàng nhập khẩu có phân bón, gạo, sắt thép, xi măng, vật tư thiết bị ...Công tác đấu tranh chống buôn lậu được tăng cường trên các tuyến đường bộ, đường biển và cả trong nội điạ. Các đơn vị chống buôn lậu thuộc Hải quan Nghệ Tĩnh đã bắt giữ, xử lý 741 vụ buôn lậu, trị giá hơn 8 triệu đồng, trong đó 114 vụ buôn lậu thuốc phiện với số lượng 369,93 kg. Trong cuộc chiến đấu tranh chống tội phạm buôn lậu, tội phạm ma tuý phản ảnh sự cam go, phức tạp, một số đồng chí cán bộ Hải quan bị thương, có đồng chí đã ngã xuống vì sốt rét rừng.
Đến tháng 6/1992, Tổng cục Hải quan ra Quyết định số 107/TCHQ-TCCB, về việc tách Hải quan Nghệ Tĩnh thành Hải quan Nghệ An và Hải quan Hà Tĩnh. Đến năm 1994, Hải quan Nghệ An được đổi tên thành Cục Hải quan Nghệ An. Pháp lệnh Hải quan ra đời năm 1990 được nâng lên thành Luật thi hành từ năm 2002 Nhằm tạo hành lang pháp lý chuẩn mực hơn cho hoạt động XNK, XNC trên lãnh thổ Việt Nam, năm 2005 Luật Hải quan được sửa đổi, bổ sung, đánh dấu sự trưởng thành của Hải quan Việt Nam nói chung và Hải quan Nghệ An nói riêng, đáp ứng yêu cầu tiến trình hội nhập, giao lưu kinh tế của đất nước. Nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam cũng ngày càng trở nên nặng nề, cùng với toàn ngành, Hải quan Nghệ An đã tập trung chỉ đạo tổ
chức học tập quán triệt văn bản Luật, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Hải quan, Luật thuế XNK, đề ra định hướng phát triển của đơn vị theo chương trình cải cách, phát triển và hiện đại hóa của ngành, với phương châm "thuận lợi, tận tụy, chính xác". Thực hiện chỉ đạo của Ngành Hải quan, Hải quan Nghệ An đã tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thủ tục Hải quan, chọn những khâu đột phá như: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, thường xuyên tổ chức đối thoại doanh nghiệp, lập đường dây nóng, hình thành tổ giải quyết vướng mắc tại Cục, các Chi cục; Triển khai thực hiện chương trình khai Hải quan từ xa, chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực để tiến tới triển khai thực hiện chương trình khai báo Hải quan điện tử.
Trong những năm gần đây, ngành Hải quan bước vào giai đoạn đổi mới một cách toàn diện, mạnh mẽ, triển khai chương trình Hiện đại hoá Ngành Hải quan theo yêu cầu hội nhập Quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Cục Hải quan Nghệ An đã tập trung củng cố về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức. Nhiệm vụ chủ yếu của Hải quan Nghệ An là tập trung xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch, vững mạnh; tăng cường đầu tư hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổ chức thực hiện tốt việc làm thủ tục cho hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh nhanh chóng, thuận tiện, chủ động trong công tác điều tra, nắm tình hình, xác định đối tượng, địa bàn trọng điểm nhằm đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian