Những biến đổi của môi trường không khí ở thành phố Vinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an_luận án tiến sĩ địa lý (Trang 75)

10. Cấu trúc của luận án

2.2.1.Những biến đổi của môi trường không khí ở thành phố Vinh

Nước ta trong quá trình CNH, ĐTH rất mạnh mẽ. Hoạt động xây dựng và giao

thông đô thị diễn ra rất sôi động ở các đô thị đã thải ra rất nhiều chất ô nhiễm môi trường không khí. Mức độ ô nhiễm không khí đô thị ở nước ta đã tăng lên khoảng 20% sau 10 năm vừa qua [6]. CNH càng mạnh, ĐTH càng phát triển, nguồn thải gây

ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều gây biến đổi chất lượng không khí theo

chiều hướng xấu càng lớn.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, môi trường không khí ở TP.Vinh bị

biến đổi mạnh bởi sự tác động của các khí thải và các loại bụi. Chúng được phát sinh

chủ yếu từ hoạt động của các phương tiện GTVT (phổ biến là các xe cũ đã qua nhiều năm sử dụng có chất lượng kỹ thuật thấp với mức tiêu thụ nhiên liệu và nồng độ các

chất độc hại trong khí xả cao, tiếng ồn lớn), hoạt động sản xuất công nghiệp (nhất là các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến lương thực - thực phẩm).

Các cơ sở công nghiệp cũ (được xây dựng trước năm 1990), công nghệ lạc hậu,

không có thiết bị và hệ thống xử lý bụi, khí thải, thường dùng than và dầu FO làm nguyên liệu đốt nên thải ra nhiều chất gây ô nhiễm môi trường không khí. Tại các khu dân cư, sinh hoạt đun nấu bằng than, dầu rất phổ biến.

65

Năm 1993, Vinh được công nhận là đô thị loại II. Thành phố đã thực hiện

quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH với chủ trương và thực hiện xây dựng các

KCN, CCN tập trung, tách dần các khu vực sản xuất ra các khu vực dân cư. Quá

trình này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư công nghệ

mới, góp phần đáng kể giảm thiểu ô nhiễm môi trường tự nhiên. KCN Bắc Vinh được thành lập (năm 1998), các CCN (Nghi Phú, Hưng Lộc, Đông Vĩnh) được hình

thành trong giai đoạn này.

Quan trắc chất lượng môi trường không khí hàng năm được Trung tâm Quan

trắc và Kỹ thuật Môi trường Nghệ An thực hiện tại các điểm nút giao thông lớn của

thành phố (Ngã tư chợ Vinh, ngã tư Quán Bánh, ngã tư Bến Thủy), tại các khu/cụm

công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp lớn (KCN Bắc Vinh, CCN Nghi Phú, CCN Hưng Lộc, CCN Đông Vĩnh, nhà máy xi măng Cầu Đước)… Bảng 2.14 và 2.15 trình bày kết quả quan trắc môi trường không khí trong giai đoạn 2000 - 2011 tại

KCN Bắc Vinh và Ngã tư chợ Vinh là hai điểm điển hình về thực trạng chất lượng môi trường không khí.

Bảng 2.14. Chất lượng không khí tại KCN Bắc Vinh giai đoạn 2000 - 2011

Đơn vị: mg/m3 Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 QCVN 05:2009/ BTNMT CO 3,17 3,02 3,22 4,27 5,58 3,98 4,23 4,64 3,68 1,25 4,65 6,87 30 SO2 0,19 0,24 0,23 0,25 0,22 0,21 0,35 0,22 0,24 0,21 0,11 0,04 0,35 NO2 0,18 0,18 0,19 0,16 0,15 0,12 0,13 0,06 0,07 0,04 0,10 0,09 0,2 Bụi 0,21 0,23 0,23 0,2 0,2 0,18 0,19 0,22 0,26 0,13 0,15 0,29 0,3

Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Nghệ An

Tại KCN Bắc Vinh, diễn biến nồng độ các chất ô nhiễm không khí ít biến động và đều thấp hơn quy chuẩn cho phép, chứng tỏ KCN Bắc Vinh đã sử dụng các

công nghệ tiên tiến và quản lý tốt các chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí.

Bảng 2.15. Chất lượng môi trường không khí tại Ngã tư chợ Vinh giai đoạn 2000 - 2011 Đơn vị: mg/m3 Chỉ Tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2008 2009 2010 2011 QCVN 09:2009 /BTNMT CO 4,51 4,09 5,132 4,936 11,014 5,151 5,320 5,34 5,717 7,509 15,40 15,40 15,41 30,0 SO2 0,028 0,052 0,45 0,36 0,44 0,37 0,43 0,46 0,242 0,346 0,146 0,146 0,146 0,35 NO2 0,012 0,029 0,31 0,28 0,26 0,24 0,32 0,101 0,178 0,195 0,197 0,197 0,317 0,2 Bụi 0,327 0,321 0,34 0,32 0,27 0,33 0,32 0,31 0,319 0,443 0,339 0,387 0,439 0,3

66

Môi trường không khí ở đô thị Vinh hiện nay đang chịu hai áp lực nguồn thải

gây ô nhiễm môi trường không khí, đó là sự gia tăng mạnh mẽ của các phương tiện GTVT cơ giới và của các hoạt động xây dựng các công trình nhà ở và cơ sở hạ tầng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số liệu bảng 2.15 cho thấy: Tại nút giao thông ngã tư chợ Vinh nồng độ các

chất khí thải và bụi đều tăng theo thời gian trong giai đoạn 2000 - 2011, nhất là nồng độ các khí NO2,SO2 và hàm lượng bụi. Hàm lượng bụi trong cả giai đoạn này đều vượt quy chuẩn cho phép. Riêng năm 2011, hàm lượng bụi đã vượt QCCP và cao

hơn so với năm 2000 khoảng 1,5 lần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an_luận án tiến sĩ địa lý (Trang 75)