Khái niệm đô thị, đô thị hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an_luận án tiến sĩ địa lý (Trang 32)

10. Cấu trúc của luận án

1.2.1.1. Khái niệm đô thị, đô thị hóa

a) Khái niệm đô thị

Đô thị - xuất phát từ nghĩa gốc của từ Urbs trong tiếng Latinh, Urban trong

tiếng Anh và Urbain trong tiếng Pháp. Trong tiếng Việt, đô thị gắn liền với các khái

niệm như thị trấn, thị xã, đô thị, thành thị, thành phố, phường. Đô thị tồn tại với hai

bộ phận: đô - tức yếu tố hành chính, quân sự và thị - tức yếu tố kinh tế, hai yếu tố

này có quan hệ chặt chẽ với nhau [85].

Khái niệm đô thị có sự khác nhau theo thời gian và không gian. Mỗi quốc gia

có những tiêu chuẩn khác nhau về đô thị. Ở Brazil chỉ có thủ đô mới là đô thị, ở

Thụy Sỹ chỉ những khu vực hoặc là có 10.000 dân hoặc đã được trao thể chế thành phố từ thời trung cổ mới được gọi là thành phố. Ở Hoa Kỳ, thành phố là một thuật

22

vực định cư rộng lớn, các khu định cư sẽ trở thành thành phố hay thị trấn sau khi cư

dân của khu định cư này bỏ phiếu để tổ chức khu tự quản riêng cho mình, quy mô dân số của một thành phố tối thiểu là 50.000 người. Theo Harold Chestnut (Hoa Kỳ) “Đô thị là các điểm dân cư, ở đó biểu hiện một quá trình kinh tế - xã hội - kỹ thuật

gắn bó mật thiết với nhau. Các hoạt động của đô thị được phản ánh thông qua các

hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh sống, đi lại, vui chơi, giải trí… của dân cư,

chúng tồn tại và phát triển theo các quy luật của xã hội” [67].

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: "Đô thị là không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông

nghiệp". Theo thông tư 31/TTLB ngày 20/11/1990 của Bộ Xây dựng: "Đô thị là

điểm tập trung dân cư với mức cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng

cơ sở thích hợp, là trung tâm tổ hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy

sự phát triển KT-XH của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một

huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện".

Ở nước ta, ngày 5/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định số 132/HĐBT về phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị. Các tiêu chí tiếp tục được điều chỉnh, bổ sung ở Nghị định 72/2001/NĐ-CP và Nghị định 42/2009/NĐ-CP để

phù hợp hơn với tình hình thực tiễn. Trong các văn bản này, đô thị được xem như là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản sau:

- Chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp (hay trung tâm chuyên ngành) có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT-XH của một vùng lãnh thổ nhất định.

- Quy mô dân số tối thiểu phải đạt 4.000 người trở lên.

- Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô

thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung.

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% trở lên trong tổng số lao động, là nơi sản xuất và dịch vụ, thương mại hàng hóa phát triển.

- Hệ thống công trình hạ tầng đô thị đối với khu vực nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức độ hoàn chỉnh theo từng loại đô thị. Đối

với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và đảm bảo

yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững.

- Kiến trúc, cảnh quan đô thị: việc xây dựng phát triển đô thị phải theo quy

23

văn minh đô thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô thị; có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với môi trường, cảnh quan thiên nhiên.

Việc phát triển không gian của các thành phố lớn đưa đến khái niệm đô thị vệ

tinh: hình thành các cụm đô thị từ các cụm dân cư, xây dựng các khu nhà mới tiện ích thu hút dân cư từ thành phố ra, phát triển các dịch vụ phục vụ thành phố lớn tại

các thị trấn, thị xã hiện có quanh thành phố. Đô thị vệ tinh là đô thị nằm trong một vùng đô thị nào đó và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thành phố trung tâm của vùng đô

thị đó. Các đô thị vệ tinh phải được nối với đô thị trung tâm bằng hệ thống giao

thông công cộng quy mô lớn và nhanh (tàu tốc hành, đường cao tốc) để những người

có việc làm ở trung tâm vẫn có thể cư trú ở vệ tinh – nhằm giảm áp lực dân số và mật độ cư trú ở đô thị trung tâm, đồng thời tạo khoảng xanh (giữa đô thi vệ tinh với trung tâm) để điều hòa môi trường sinh thái cho đô thị.

Việc quy hoạch sinh thái đô thị là khâu tiếp theo tất yếu của quá trình hiện đại hóa đô thị. Đô thị sinh thái là một khái niệm gắn liền với các tiêu chí cụ thể và gắt

gao nhằm tạo ra sự cân bằng với thiên nhiên, cho phép cư dân tận hưởng tối đa chất lượng cuộc sống với sự tác động tối thiểu đến thiên nhiên. Việc xây dựng các khu đô

thị sinh thái ngày càng chứng minh được tính ưu việt trước yêu cầu gìn giữ và bảo

tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời làm chậm lại hiện tượng ấm lên của trái đất.

Theo định nghĩa của Tổ chức Sinh thái đô thị của Úc thì “Một thành phố sinh

thái là thành phố đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên” [32], hay cụ thể hơn là sự định cư cho phép các cư dân sinh sống trong điều kiện chất lượng cuộc sống nhưng

sử dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay, trong hệ thống văn bản

pháp luật của Việt Nam chưa có quy định khái niệm, căn cứ tiêu chí cụ thể nào để đánh giá một đô thị như thế nào được gọi là đô thị sinh thái. Theo GS.TSKH Lê Huy Bá [1], bốn nguyên tắc chính của thành phố sinh thái là: (1) Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên. (2) Đa dạng hóa việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con người. (3) Trong điều kiện có thể, cố gắng giữ cho hệ thống đô thị được khép kín và tự cân bằng. (4) Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng

của môi trường được cân bằng một cách tối ưu.

Cho đến nay, tại Việt Nam chưa có một khu đô thị sinh thái nào đúng nghĩa, nhưng nhiều khu đô thị sinh thái được mong đợi là thân thiện với môi trường sẽ mọc

24

b) Khái niệm đô thị hóa

Người đầu tiên sử dụng thuật ngữ ĐTH là kỹ sư cầu đường người Tây Ban

Nha Iidenfonson (1867) [67]. Ông quan niệm ĐTH là sự mở rộng đô thị, tăng dân số

và quy hoạch xây dựng đô thị.

Ngoài ra còn có những cách hiểu khác nhau về ĐTH. Theo quan điểm xã hội

học, John Macionis (1988) [67] xem "ĐTH không chỉ thay đổi sự phân bố dân cư

trong xã hội mà còn chuyển thể nhiều kiểu mẫu của đời sống xã hội". Kiểu mẫu của đời sống xã hội ở đây chính là lối sống đô thị. Theo quan điểm kinh tế quốc dân,

ĐTH là một quá trình phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố

trí những vùng dân không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển các đô thị

hiện có theo chiều sâu.

Đàm Trung Phường trong "Đô thị Việt Nam" (1995) [67] đã đưa ra khái niệm ĐTH: ĐTH là một quá trình chuyển dịch lao động, từ hoạt động sơ khai nhằm khai

thác TNTN sẵn có như nông lâm ngư nghiệp, khai khoáng, phân tán trên một diện tích

rộng khắp hầu như toàn quốc, sang những hoạt động tập trung hơn như công nghiệp

chế biến, sản xuất, xây dựng cơ bản, vận tải sửa chữa, dịch vụ, thương mại, tài chính,

văn hóa - xã hội, KHKT… cũng có thể nói là chuyển dịch từ hoạt động nông nghiệp

phân tán sang hoạt động phi nông nghiệp tập trung trên một số địa bàn thích hợp gọi là

đô thị.

Theo Trương Quang Thao [85], ĐTH là hiện tượng xã hội liên quan tới những

chuyển dịch KT-XH, văn hóa, không gian, môi trường sâu sắc gắn liền với những

tiến bộ KHKT, tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động, sự chuyển đổi nghề nghiệp và hình thành nghề nghiệp mới đồng thời tạo ra nhu cầu định cư vào trung tâm đô thị, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế làm điểm tựa cho các thay đổi trong đời sống xã hội và văn hóa, nâng cao mức sống biến đổi lối sống và hình thức giao tiếp xã hội… làm nền cho một sự phân bố dân cư hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng

phong phú và đa dạng để tạo thế cân bằng động giữa môi trường xây dựng, môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên.

Bản chất của ĐTH là một quá trình biến đổi phức tạp có quy luật, đan xen nhiều

mặt về KT-XH và không gian lãnh thổ; động lực của ĐTH là các quá trình phát triển quy mô đô thị, thay đổi phân bố dân cư và cơ cấu nghề nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh

tế và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng; hệ quả của ĐTH là thay đổi cấu trúc không gian

lãnh thổ và mở rộng dần hệ thống đô thị; và việc tổ chức tốt bộ máy hành chính quản lý đô thị là giải pháp để “điều khiển” ĐTH hướng tới sự phát triển bền vững.

25

Dưới góc độ động lực phát triển, ĐTH là sự dịch chuyển dân cư từ nông thôn ra

thành thị. Đây là quá trình chuyển đổi từ tam nông (nông nghiệp, nông thôn, nông

dân) sang phi tam nông, là sự chuyển đổi hình thức cư trú từ nông thôn lạc hậu, nghèo nàn sang hình thức cư trú mới có đời sống văn minh. Dưới góc độ đời sống xã hội, ĐTH là quá trình phát triển về dân số đô thị, số lượng và quy mô các đô thị cũng như về điều kiện sống đô thị hoặc theo kiểu đô thị, trong đó có sự phát triển cả về lượng và chất của các đô thị, kể cả đối với điểm dân cư nông thôn. Dưới góc độ kinh

tế, ĐTH là quá trình biến đổi từ nền sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ CN phân tán

sang nền sản xuất CN, cùng với sự phát triển các dịch vụ trong những phạm vi diện

tích nhất định [50, 64]. Như vậy, ĐTH là một quá trình phát triển, vận động có quy

luật về mặt kinh tế, văn hóa và xã hội nhằm nâng cao vai trò vị trí chức năng của các

thành phố trong sự vận động và phát triển của xã hội. Ngày nay, ĐTH thường diễn ra với hai loại hình sau:

- ĐTH loại hình tập trung là quá trình dân số nông thôn và hoạt động kinh tế

phi nông nghiệp tụ hội lên đô thị, từ khu vực nông thôn di chuyển vào khu vực đô

thị. Đây chính là sự phát triển của hệ thống đô thị nhỏ, nâng cao tỷ trọng dân số đô

thị trong tổng dân số và sự gia tăng mật độ dân cư đô thị. Loại hình ĐTH này thịnh

hành ở giai đoạn đầu của thời kỳ CNH.

- ĐTH loại hình phân tán là sự phát triển nhanh chóng của khu vực ngoại ô và khu vực phi đô thị xung quanh đô thị lớn. Sự phồn vinh của khu vực này chính là sự vươn ra của các kết cấu giao thông đô thị, sự mở rộng ra bên ngoài của các đô thị.

Hiện nay, ĐTH theo loại hình này đang phát triển mạnh, đó chính là sự hình thành nên các hệ thống đô thị vệ tinh bao quanh các đô thị trung tâm, làm giảm sức ép cho đô thị trung tâm. Quá trình mở rộng các đô thị lớn như thành phố Hà Nội, TP. Hồ

Chí Minh là những ví dụ điển hình.

Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã cho thấy quá trình phát triển hiện đại gắn với

quá trình CNH, đây là hai quá trình không thể tách rời, quá trình CNH tất yếu sẽ dẫn

tới quá trình ĐTH. CNH là quá trình tất yếu, hợp quy luật phát triển của nền kinh tế ở

mỗi quốc gia và là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình ĐTH. Ngược lại quá trình

ĐTH là điều kiện để gia tăng nhịp độ và hiệu quả của CNH. Quá trình CNH không chỉ

là quá trình tăng thêm một cách đơn giản tốc độ, tỷ trọng của sản xuất công nghiệp

trong nền kinh tế quốc dân mà còn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động

gắn liền với đổi mới công nghệ thường xuyên. Quá trình ĐTH sẽ dẫn đến những biến đổi trong các hệ thống đô thị, hệ thống dân cư, cơ cấu tổ chức xã hội và không gian.

26

Như vậy, ĐTH không phải là kết quả, mà là một quá trình. ĐTH là một phạm

trù lịch sử, ở các quốc gia và khu vực khác nhau, do điều kiện kinh tế, địa lý, văn hóa và xã hội của chúng khác nhau, mà cùng một thời kỳ có thể có sự khác biệt tương đối

lớn về trình độ ĐTH, ngay ở các thời kỳ khác nhau của cùng một đô thị, ĐTH vẫn có

những đặc điểm riêng biệt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an_luận án tiến sĩ địa lý (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)