10. Cấu trúc của luận án
1.2.3. Những tác nhân tác động đến môi trường tự nhiên từ quá trình đô thị hóa
Kinh nghiệm trong lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy trong sự đa dạng của các phương thức khai thác và sử dụng các nguồn TNTN, có những
phương thức sản xuất hợp lý, không những có khả năng bảo vệ được tài nguyên, mà còn có khả năng làm gia tăng các thành phần có ích của tự nhiên và cải tạo được môi
trường; ngược lại có phương thức sản xuất làm huỷ hoại các nguồn TNTN và gây ra tình trạng ô nhiễm và suy thóai môi trường.
• Sự phát triển của các hoạt động kinh tế.
Trong quá trình ĐTH và CNH, các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các hoạt động sản xuất công nghiệp là tác nhân chủ yếu gây ra những biến đổi môi
trường. Quá trình ĐTH càng được đẩy mạnh, quy mô các ngành sản xuất tăng; khối
lượng vật chất của tự nhiên cần phải được khai thác và sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất cũng được tăng lên tương ứng. Cùng với sự gia tăng về quy mô của nền sản xuất, các loại chất thải được tạo ra không chỉ tăng về số lượng mà thành phần các loại chất thải ngày càng phức tạp, đặc biệt là sự gia tăng các thành phần độc hại gây nguy hiểm cho môi trường.
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, các ngành kinh tế có nhiều tác động gây hại
đến môi trường chủ yếu là các ngành công nghiệp (công nghiệp luyện kim, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, sản xuất điện nguyên tử...). Ngoài ra còn phải kể đến tác động của ngành GTVT (chủ yếu từ khí thải của các phương tiện giao
thông cơ giới), tác động của sản xuất nông nghiệp (chủ yếu thông qua việc sử dụng các loại phân bón và các loại hóa chất bảo vệ thực vật).
Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa và khu vực hóa, công cuộc
đổi mới ở nước ta đã và đang đạt được nhiều thành tực to lớn và có ý nghĩa quan
trọng đối với sự phát triển KT-XH. Song với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế,
đặc biệt là tốc độ phát triển nhanh của sản xuất công nghiệp, quá trình ĐTH được
đẩy mạnh, sức ép đối với tài nguyên, môi trường ngày càng gia tăng. Cùng với sự gia
tăng về khối lượng và chủng loại các nguồn TNTN được khai thác và sử dụng, khối
lượng và chủng loại các chất thải gây ô nhiễm môi trường cũng đã tăng lên một cách nhanh chóng. Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã ở mức báo
32
• Sự gia tăng dân số đô thị.
Quá trình ĐTH càng được đẩy mạnh, mức độ tập trung dân cư đô thị càng
cao, dân cư đô thị càng tăng, khối lượng các loại chất thải sinh hoạt cũng có sự tăng lên tương ứng.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị
bởi các loại chất thải sinh hoạt đã và đang trở thành vấn đề hết sức cấp bách. Lượng nước thải ra nhiều hơn do mật độ tập trung cao của dân cư. Mỗi ngày các tỉnh, thành phố trong cả nước phải đối mặt với việc xử lý một khối lượng khổng lồ về rác thải. Theo điều tra, khảo sát năm 2010 [6], tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại các đô thị trên toàn quốc là 23.150 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom và xử lý trung bình đạt
khoảng 82%. Theo dự báo đến năm 2020, rác thải đô thị sẽ lên tới 1.083.320 tấn, gấp đôi hiện nay. Lượng chất thải nếu không được thu gom, xử lý tốt sẽ trở thành nguồn
gây ô nhiễm rất lớn đến môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường nước và môi
trường đất, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của cộng đồng, đặc biệt một số
chất thải nguy hại có thể gây nhiều bệnh tật cho người dân tại khu vực xung quanh.
Hiện tại, hầu hết các địa phương đều sử dụng biện pháp chôn lấp chất thải, trong đó
có tới 85 - 90% là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đang hoặc có nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường cao (Báo cáo môi trường quốc gia 2010) [6].
Trong điều kiện không được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, hệ thống kết cấu
hạ tầng đô thị không phát triển kịp, ý thức BVMT dân cư còn hạn chế, do vậy sự gia tăng nhanh dân cư đô thị cùng với sự gia tăng nhanh về khối lượng và tính chất phức
tạp của các loại chất thải sinh hoạt đã là một trong các nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở các đô thị.
• Sự phát triển quy mô đô thị và các chính sách quản lý đô thị.
Cùng với quá trình ĐTH, quy mô dân số và quy mô lãnh thổ của đô thị không ngừng được tăng lên. Vì vậy, trong quá trình phát triển, các đô thị đều chú trọng thực
hiện các chính sách quy hoạch và phát triển đô thị một cách bền vững.
Trong quá trình phát triển mở rộng không gian đô thị, với sự thay thế các yếu
tố của môi trường tự nhiên bằng hệ thống các công trình nhân tạo (thông qua việc
giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình đô thị), quá trình này thường làm cho các thành phần của hệ sinh thái môi trường bị tác động mạnh mẽ. Sự tác động này làm cho môi trường tự nhiên biến đổi theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực.
33
xây dựng được quy hoạch và quản lý tốt thì các thành phần của môi trường tự nhiên không những được bảo vệ mà còn có thể được cải tạo tốt hơn.
Quá trình ĐTH càng được đẩy mạnh, quy mô của hệ thống các công trình đô
thị càng được gia tăng, đặc biệt là gia tăng các công trình của hệ thống kết cấu hạ
tầng đô thị. Sự gia tăng các công trình đô thị đã làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, đặc
biệt là sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đất nông nghiệp sang đất phi nông
nghiệp, dẫn đến sự thay đổi chất lượng của một số thành phần môi trường tự nhiên, như đất, nước, điều kiện sinh thái…
Những chủ trương, định hướng, quy hoạch phát triển đô thị sẽ mở ra nhiều cơ
hội cho các đô thị phát huy vai trò của mình vào tiến trình CNH, PTBV đô thị. Tuy
nhiên, nếu cách thức quản lý và phát triển đô thị, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và quan trọng hơn là nhận thức của con người không đáp ứng được thì các tác nhân tác
động đến môi trường tự nhiên trên sẽ là những thách thức không nhỏ cho quá trình phát triển đô thị theo hướng PTBV.