Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an_luận án tiến sĩ địa lý (Trang 50)

10. Cấu trúc của luận án

1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Vấn đề ĐTH và BVMT đã và đang được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu, nhất là trong những năm gần đây. Nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này đã được công bố. Trong “Đô thị Việt Nam”, Đàm Trung Phường (1995) [67] đã

đi sâu phân tích quá trình ĐTH của Việt Nam và đưa ra những sơ đồ tổ chức không gian đô thị của các vùng miền trong cả nước. Trương Quang Thao trong "Đô thị hôm

qua, hôm nay và ngày mai" (1988) [84], “Đô thị học, những khái niệm mở đầu”

(2003) [85] đã đưa ra những khái niệm chung nhất về đô thị và ĐTH với những chỉ

dẫn cụ thể về các quá trình ĐTH trên thế giới. "Đô thị Việt Nam - Toàn cầu hay

PTBV" của Nguyễn Hữu Thái (2008) [87] đã đưa ra các kinh nghiệm và bài học ĐTH từ công cuộc ĐTH ở các nước phương Tây và những nền kinh tế phát triển

nhanh ở châu Á để công cuộc ĐTH ở nước ta có thể PTBV mang tính hậu - hiện đại

cấp tiến và có bản sắc riêng.

Phạm Ngọc Đăng trong "Quản lý môi trường đô thị và KCN" (2000) [23] và "Các thách thức về bền vững môi trường trong quá trình ĐTH ở Việt Nam" (2008)

[24] đã đề cập đến các thách thức môi trường mà các đô thị ở nước ta đang gặp phải,

từ đó đưa ra các kiến nghị chiến lược BVMT đô thị với các nội dung chủ yếu: ngăn

ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường đô thị, khắc phục tình trạng suy thóai môi

trường, hoàn thiện và nâng cao năng lực hệ thống quản lý môi trường, nâng cao nhận

thức về BVMT và PTBV, tăng cường hợp tác quốc tế về BVMT. Các công trình nghiên cứu về các vấn đề ĐTH và BVMT của các tác giả: Lê Văn Khoa [52, 53, 54],

Lưu Đức Hải [31, 32, 33], Lê Huy Bá [1], Hoàng Xuân Cơ, Phạm Ngọc Hồ [16], Nguyễn Đình Hòe [42, 43], Đào Hoàng Tuấn [103]... đã phân tích các vấn đề cốt lõi về môi trường, BVMT trong giai đoạn hiện nay và luận giải các vấn đề cơ sở lý luận

và thực tiễn về PTBV hệ thống đô thị ở Việt Nam là con đường tất yếu, quyết định đến sự phát triển chung của đất nước.

Một số nhà địa lý đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của đô thị. Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh [25, 26, 27, 28] đã nghiên cứu khá sâu sắc về cấu trúc

không gian mạng lưới đô thị nuớc ta theo các vùng qua một số thời điểm, phát hiện

phạm vi ảnh hưởng của các đô thị lớn đối với các lãnh thổ lân cận, đi sâu phân tích

các vấn đề nảy sinh trong quá trình ĐTH ở Việt Nam thông qua nghiên cứu đô thị ở các nước đang phát triển. Trong một số công trình nghiên cứu [91, 92], Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ đã phân tích các đặc điểm của quá trình ĐTH và sự gia tăng dân

số đô thị, mở rộng lãnh thổ đô thị, vai trò của sản xuất công nghiệpđối với phát triển đô thị.

40

Vấn đề đô thị, phát triển đô thị bền vững đã được đưa ra bàn luận sôi nổi tại

Hội thảo Quốc tế Việt Nam học (Việt Nam - Hội nhập và phát triển 2008), Hội nghị đô thị toàn quốc 2009 (Đô thị Việt Nam - Quy hoạch và quản lý PTBV), Hội nghị

khoa học địa lý toàn quốc (2010), Hội thảo Quốc tế Địa lý Đông Nam Á 2010 (Sự

thay đổi không gian và nơi chốn Đông Nam Á) thu hút đông đảo các học giả trong và

ngoài nước.

Timothy Gorman (Mỹ) [96] bàn về “nền kinh tế hằng ngày” của những người mua gánh bán bưng, xe ba bánh, người nhập cư nông thôn lên thành phố kiếm sống ở

Việt Nam trong khi chính quyền đô thị chưa có các giải pháp thỏa đáng giải quyết

công ăn việc làm và nơi ở, sinh hoạt cho thành phần cư dân thu nhập thấp, hoặc công tác thời vụ này. Ông đưa ra một số giải pháp hợp tình hợp lý về bố trí tập trung chỗ buôn bán cho người bán hàng rong, sắp xếp chỗ cho người buôn bán nhỏ. Các giải pháp đề ra có lẽ còn tốt hơn các biện pháp hành chính mà các nhà quản lý đô thị nước ta vội vã đem ra áp dụng vừa qua.

Sandra Kurten, Rudiger Korff [71] đề cập vấn đề thay đổi không gian công cộng ở Hà Nội, nhằm tạo sức sống năng động hơn cho các quảng trường, công viên và cả hè phố, làng hoa truyền thống kiểu xã hội thị dân mà Việt Nam đang hướng tới.

Tim Kaiser trong "Vai trò của các thành phố nhỏ tại Việt Nam" (2008) [95] đã trình bày sự hội nhập của các thành phố nhỏ vào hệ thống các thành phố Việt Nam, tạo sự đóng góp hài hòa chung cho khu vực cũng như vai trò của chúng trong các hình mẫu

di dân.

Yutaka Matsuzawa, Yasuaki Maeda, Eiko Kojima trong "Nghiên cứu ứng

dụng luật bảo vệ môi trường để bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam" [125] đã cho thấy "trận chiến" giằng co giữa chính quyền và những đơn vị gây ô nhiễm, những khó khăn trong việc thi hành luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam, đặc biệt ở các đô

thị lớn.

Lần đầu tiên ở Việt Nam diễn đàn về Đô thị châu Á thế kỷ XXI đã được tổ

chức tại Đà Nẵng năm 2011 đã thảo luận các vấn đề liên quan đến phát triển đô thị ở các nước đang phát triển, các yếu tố kỹ thuật và chất lượng môi trường trong phát

triển đô thị hiện đại châu Á, kinh nghiệm phát triển đô thị của các nước phương Tây, Đông Á; đô thị châu Á trong xu thế toàn cầu hóa... quy tụ trên 30 học giả, chuyên gia

hàng đầu thế giới và châu Á về quy hoạch và kiến trúc đô thị.

Ở quy mô cấp tỉnh, một số tỉnh thành đã và đang có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, xây dựng quy hoạch bảo vệ tài nguyên, môi trường hướng tới sự PTBV. Điển

41

hình là các nghiên cứu về thủ đô Hà Nội: "Di cư tự do từ nông thôn đến đô thị Hà Nội và ảnh hưởng KT-XH của nó" của Vũ Quốc Hương (2000) [51], "Định hướng

quy hoạch phát triển không gian thành phố Hà Nội" của Nguyễn Hiệu, Đặng Văn

Bào (2008) [35], "Hà Nội trong thời kỳ quá độ - các khía cạnh của sự thay đổi đô thị"

của Heinz Schutte (2008) [34] đã chứng minh sự phát triển của Hà Nội - một trong hai đô thị lớn nhất cả nước với quá trình biến đổi không ngẫu nhiên và lộn xộn mà tuân theo một lôgic có thể được phạm trù hóa về mặt lịch sử, không gian đô thị và

các cư dân của nó đang đi theo một lôgic quản lý mới. Trong "Quản lý tài nguyên

nước và quản lý chất thải sinh hoạt của khu dân cư ven sông Nhuệ", Trần Hiếu Nhuệ,

Nguyễn Quốc Công, 2008 [62] đã giới thiệu kết quả nghiên cứu, xây dựng và mô hình trình diễn quản lý chất thải sinh hoạt cụm dân cư tại hai xã Tả Thanh Oai và xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì (Hà Nội) - đây là điểm "nóng" về vấn đề ô nhiễm môi trường liên tỉnh nhằm BVMT lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy bao gồm những đề

xuất, kiến nghị các biện pháp thể chế, chính sách quản lý môi trường với sự tham gia

của cộng đồng địa phương, kiến nghị các mô hình công nghệ xử lý nước thải và chất

thải rắn sinh hoạt và sản xuất tiểu thủ công - làng nghề nhằm giảm thiểu ô nhiễm lưu

vực sông Nhuệ - sông Đáy, triển khai chương trình tập huấn, truyền thông nâng cao

nhận thức cộng đồng về xử lý chất thải và BVMT.

Các công trình nghiên cứu nổi bật ở TP.Hồ Chí Minh: "Quá trình ĐTH ở Sài Gòn - TP.Hồ Chí Minh từ 1860 - 2006 và những kết quả tác động đến phát triển KT- XH" của Nguyễn Đức Hòa (2008) [40], "Nguyên nhân thực trạng yếu kém của sử

dụng và quản lý đất đô thị ở TP Hồ Chí Minh” của Trần Thị Thu Lương (2008) [56]

đã đi sâu phân tích các tồn tại trong cơ chế quản lý đất đô thị từ thực tiễn quản lý và sử dụng đất đô thị ở TP.Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số giải pháp để khắc phục

thực trạng này), ở Đà Nẵng: "Các vấn đề môi trường trong quá trình ĐTH - CNH ở

thành phố Đà Nẵng" của Nguyễn Thế Tiến, Phùng Chí Sỹ, Huỳnh Thị Minh Hằng,

(2006) [93], "Xây dựng và quản lý đô thị qua kinh nghiệm thực tiễn ở thành phố Đà Nẵng" của Trương Minh Dục (2008) [21] đã phân tích những sức ép của quá trình

ĐTH, CNH đến môi trường đô thị, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp quản lý đô thị.

Ngoài ra còn phải kể đến các công trình nghiên cứu ở các tỉnh, thành khác. Trong "Quá trình ĐTH và ảnh hưởng của nó tới môi trường nước và không khí ở

thành phố Việt Trì", Phạm Văn Nhật (2003) [61] đã phân tích những tác động của

quá trình ĐTH tới môi trường nước và không khí ở thành phố Việt Trì, từ đó đưa ra các định hướng phát triển đô thị và một số giải pháp BVMT ở thành phố Việt Trì,

42

pháp về sử dụng các công cụ kinh tế, nhóm giải pháp về giáo dục và tuyên truyền,

nhóm giải pháp về chính sách BVMT). "ĐTH với vấn đề BVMT sinh thái và PTBV tại huyện Sapa", Phùng Nam Trung (2008) [101] đã nêu bật được yêu cầu cấp thiết

phát triển đô thị gắn với BVMT sinh thái và PTBV đang đặt ra ở Sapa - loại hình đô

thị vùng cao điển hình, hướng tới giải quyết một số vấn đề về lịch sử hình thành, phát triển của đô thị Sapa (kết cấu hạ tầng cơ sở, quy mô đô thị, các loại hình quần

cư…), bản chất môi trường sinh thái huyện Sapa trong sự so sánh một số vùng sinh

thái khác, tác động của vấn đề ĐTH tới môi trường sinh thái ở hai mặt tích cực và tiêu cực. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm BVMT sinh thái và PTBV tại

huyện Sapa.

Ở Nghệ An đã có một số công trình nghiên cứu về môi trường đô thị. Mai

Trọng Thông và các tác giả khác của Viện Địa lý, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam đã thực hiện các đề tài "Quy hoạch BVMT TP.Vinh" (2004) [89] và “Đánh giá

hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An. Báo cáo kết quả hoạt động “Phòng chống, kiểm

soát ô nhiễm và phục hồi môi trường”(2005) [90]. Các đề tài này đã tiến hành khảo

sát, lấy mẫu, phân tích, đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất các giải pháp BVMT, đặc biệt là giải pháp quy hoạch BVMT TP.Vinh. Nhóm tác giả thuộc trung

tâm y học dự phòng Vinh, trường Đại học Vinh và trường Cao đẳng Nghệ An đã xây dựng đề tài "Báo cáo điều tra đánh giá hiện trạng nước lục địa tỉnh Nghệ An"(1994) -

trong đó đã tính toán được hàm lượng các thành phần hóa học và khuẩn vi sinh vật trong nước bề mặt ở TP.Vinh. Viện quy hoạch - kiến trúc xây dựng Nghệ An đã thực

hiện đề tài "Nghiên cứu mối quan hệ giữa sông Vinh, các hồ chứa nước ở thành phố

trong việc cải thiện môi trường sinh thái và cảnh quan đô thị Vinh" [116]. Đề tài đã

phân tích, đánh giá các mối quan hệ, xác định vai trò của hệ thống sông, hồ, đưa ra

các giải pháp khắc phục những yếu tố tác động tiêu cực, phát huy các yếu tố tích cực

nhằm khai thác, sử dụng hệ thống sông hồ ở TP.Vinh đạt hiệu quả cao. Đề tài đã kiến

nghị UBND tỉnh cho xây dựng đề án tổng thể về bảo vệ, tôn tạo, phát triển, khai thác, sử dụng hệ thống sông, hồ, kênh mương khu vực TP.Vinh nhằm bảo vệ, tôn tạo

và phát triển hệ thống mặt nước sông Vinh, các hồ chứa nước trong TP.Vinh góp phần cải thiện môi trường sinh thái, cảnh quan đô thị, phát triển kinh tế, dịch vụ và các hoạt động vui chơi, giải trí. Từ năm 1994 đến nay, Sở TN&MT Nghệ An đã thực

hiện các báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An hàng năm (trong đó có môi trường đô thị Vinh).

Đô thị và tác động đến môi trường của quá trình ĐTH thực sự đã được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh với nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, đặc

43

ra. Các nghiên cứu đã cho thấy vai trò của các đô thị trong nền kinh tế thế giới, thực

trạng, các xu hướng phát triển của nó trong tương lai và đề xuất các giải pháp phát

triển bền vững đô thị với các mô hình cụ thể. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu

cũng đã phân tích khá cụ thể thực trạng, nguyên nhân sử dụng tài nguyên, tác động đến môi trường trong quá trình ĐTH ở các thành phố lớn của nước ta và đề xuất các

giải pháp sử dụng tài nguyên, BVMT. Kế thừa các công trình nghiên cứu của các tác

giả trong và ngoài nước, NCS đã chọn hướng nghiên cứu tác động đến môi trường tự

nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh. Đây là vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra cho quá

trình ĐTH ở TP.Vinh hiện nay theo hướng bền vững. Ở một số khía cạnh của nó, đã có một số đề tài nghiên cứu của các địa phương khác [61, 93, 101]. Nghiên cứu quá

trình ĐTH ở TP.Vinh cho thấy có sự khác biệt so với các đô thị lớn trong cả nước

khi quy mô dân số đô thị gia tăng ở TP.Vinh chủ yếu từ việc mở rộng địa giới hành chính, trong khi các đô thị lớn (TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… ) chủ yếu lại

chịu sức ép của quá trình dịch chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị. Luận án đã vận dụng các phương pháp địa lý để nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh và đã xây dựng các tiêu chí để đánh giá định lượng

mức độ tác động của quá trình này. Đây là tính mới mẻ trong hướng nghiên cứu mà luận án của NCS tập trung phân tích.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 đã trình bày những vấn đề mang tính lý luận về mối quan hệ

giữa những đặc điểm của quá trình ĐTH với những vấn đề môi trường nảy sinh, làm căn

cứ để đánh giá sự biến đổi, xu thế biến động của môi trường tự nhiên và thiết lập hệ

thống tiêu chí đánh giá mức độ tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH. Phần tổng quan đã trình bày việc vận dụng cơ sở lý luận vào thực tiễn nghiên cứu về đặc điểm của đô thị, bản chất của quá trình đô thị hóa, đặc điểm của môi

trường tự nhiên đô thị và tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa

trong các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước, trong đó có

tỉnh Nghệ An và TP.Vinh.

Từ các kết quả nghiên cứu, phân tích những vấn đề về lý luận và việc ứng

dụng vào thực tiễn nghiên cứu đã có, trong chương này cũng đã trình bày một số vấn đề lý luận cần được nghiên cứu sâu hơn và đầy đủ hơn như phương pháp đánh giá

mức độ tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH bằng các tiêu chí phù hợp với địa bàn nghiên cứu là TP.Vinh.

44

Chương 2.

HIỆN TRẠNG VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

Ở THÀNH PHỐ VINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2011

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an_luận án tiến sĩ địa lý (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)