Sự mở rộng về diện tích, không gian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an_luận án tiến sĩ địa lý (Trang 87)

10. Cấu trúc của luận án

3.1.1.Sự mở rộng về diện tích, không gian

Thị xã Vinh chính thức được thành lập và có tên trên bản đồ Việt Nam vào ngày 12/7/1899 bằng đạo dụ của vua Thành Thái và với sự chuẩn y của toàn quyền Đông Dương (cùng với các thị xã Thanh Hóa, Huế, Fai-Fo (Hội An ngày nay), Quy

Nhơn và Phan Thiết). Thị xã lúc đầu bao quanh thành Nghệ An, sau dần dần phát

triển về phía nam. Ngày 11/3/1914 vua Duy Tân ra đạo dụ thành lập thị xã Bến

Thuỷ. Ngày 28/02/1917 vua Khải Định ra đạo dụ thành lập thị xã Trường Thi. Ngày 10/12/1927, Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định sát nhập 3 đơn vị hành chính: thị

xã Vinh, thị xã Bến Thuỷ và thị xã Trường Thi thành đơn vị hành chính mới, đặt tên là TP.Vinh - Bến Thuỷ, có diện tích khoảng 10 km2, đơn vị hành chính được lập ra

10 phố, từ phố Đệ Nhất, phố Đệ Nhị đến phố Đệ Thập. Đến năm 1927 chính quyền

thực dân ở Đông Dương cho ra đời một cấp hành chính cao hơn đó là TP.Vinh - Bến

Thuỷ có khoảng 2 vạn dân với diện tích 20 km2 [44].

Trong khoảng 30 năm đầu của thế kỷ XX, quá trình ĐTH ở TP.Vinh - Bến

77

Xét về chức năng, thành phố thời kỳ này là căn cứ quân sự, chức năng quốc phòng và yêu cầu chính trị khác. Do đó về mặt kiến trúc ĐTH cũng chủ yếu phục vụ cho

hành chính và quốc phòng.

Những năm 1930, Vinh với tổng diện tích 20 km2, dân số 19.811 người nhưng tư bản Pháp đã có gần 400 "ông chủ", quan chức và hơn 7.000 người dân thất nghiệp,

tay trắng, cùng đinh, cơ cực [44].

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt

Nam dân chủ cộng hòa đã ra sắc lệnh số 11 ngày 24/01/1946, Vinh - Bến Thuỷ (cùng với các thành phố: Nam Định, Huế và Đà Nẵng) được “tạm coi như là thị xã” [34].

Đơn vị hành chính thay đổi, từ 10 phố sáp nhập lại thành 5 khu phố: từ Khu Phố I,

Khu Phố IIđến Khu Phố V, địa giới hành chính hầu như không thay đổi.

Năm 1954, thị xã Vinh - Bến Thuỷ được tổ chức lại địa giới hành chính theo 3 khu vực: Khu vực I, Khu vực II và Khu vực III với các đơn vị trực thuộc gồm các

chòm, dân số thị xã khoảng 9.500 người [44].

Năm 1955, thị xã Vinh - Bến Thuỷ được mở rộng thêm 3 xã của huyện Hưng Nguyên, đưa tổng diện tích thị xã lên 26 km2. Đơn vị hành chính được lập lại gồm 5

tiểu khu và 5 xã ngoại thị [44].

Ngày 10/10/1963 là thời điểm đánh dấu mốc quan trọng trong sự hình thành và phát triển của Vinh ngày nay. Đó là ngày TP.Vinh chính thức được thành lập theo

Nghị định số 148/NĐ-CP của Chính phủ, Vinh trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Nghệ An. Ngày 20/12/1970, theo Quyết định số 80/CP, Vinh được

mở rộng thêm 5 xã của huyện Hưng Nguyên và 1 xã của huyện Nghi Lộc. Diện tích

thành phố là 64 km2 [44].

Sau 30 năm kể từ khi được chính thức thành lập, ngày 13/8/1993 TP.Vinh

được công nhận là đô thị loại II. Tại thời điểm đó đơn vị địa giới hành chính Vinh

được tổ chức thành 12 phường và 5 xã. Theo thời gian địa giới hành chính thành phố

cũng biến đổi để phù hợp với quy mô của đô thị. Năm 1994, các đơn vị hành chính

được điều chỉnh thành 13 phường và 5 xã, năm 2005 điều chỉnh thành 15 phường và 5 xã, sang đầu năm 2008 Vinh được mở rộng thêm 4 xã của huyện Nghi Lộc và xã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hưng Chính, một phần xã Hưng Thịnh của huyện Hưng Nguyên, đưa tổng diện tích

tự nhiên lên đến 105,01 km2, đơn vị hành chính gồm 16 phường và 9 xã. Quỹ đất cho

phát triển đô thị Vinh đã được định hướng theo Quyết định 239 của Thủ tướng Chính

78

Như vậy quá trình ĐTH ở TP.Vinh sẽ tiếp tục diễn ra nhanh chóng, khu vực đô thị sẽ bao gồm: đô thị Vinh hiện có, thị xã Cửa Lò, thị trấn Quán Hành (thuộc

huyện Nghi Lộc hiện nay) và các khu vực đô thị mới theo quy hoạch. Việc mở rộng

quy mô TP.Vinh không phải chỉ dựa vào các khu vực “đất dự phòng” phát triển bình

thường, mà vùng mở rộng phát triển ở đây là các khu vực đã có các đô thị trung tâm:

thị trấn Quán Hành, thị trấn Hưng Nguyên, thị xã Cửa Lò nên tiến trình ĐTH được

“cộng hưởng”, liên kết các đô thị hiện có tạo thành các “trục phố” trung tâm lớn, các

khu vực ĐTH được phân bổ hợp lý, không bị dồn nén. Mặt khác việc mở rộng thành phố với đường biên phía đông giáp biển sẽ tạo cho Vinh một diện mạo mới, phát huy

thế mạnh kinh tế vùng biển và ven biển, một khu vực giàu tiềm năng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an_luận án tiến sĩ địa lý (Trang 87)