Hiện trạng môi trường không khí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an_luận án tiến sĩ địa lý (Trang 55)

10. Cấu trúc của luận án

2.1.1. Hiện trạng môi trường không khí

Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi

trường đô thị. Nguồn gây ô nhiễm không khí đô thị ở nước ta chủ yếu do hoạt động

GTVT, sản xuất công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt của dân cư và xử lý chất thải -

trong đó ô nhiễm không khí do các hoạt động GTVT chiếm tỷ lệ khoảng 70% [6]. Các chất gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu: bụi lơ lửng (SPM), Cacbon Monoxide (CO), Dioxide Nitơ (NO2), Dioxide Sunphua (SO2) và tiếng ồn.

Hoạt động GTVT là nguồn thải chủ yếu gây ra ô nhiễm các chất độc hại: bụi, CO, hơi xăng dầu (CmHm) và bụi chì (Pb) trong môi trường không khí đô thị. Số lượng các phương tiện GTVT tăng nhanh, bụi và khí thải ngày càng nhiều, nhất là tại

các nút giao thông chính của thành phố. Phân tích số liệu từ bảng 2.1 cho thấy tại

ngã tư chợ Vinh - điểm nút giao thông lớn nhất thành phố, hàm lượng bụi, NO2 đạt

tới trị số cao (0,439 mg/m3 và 0,317 mg/m3) và luôn vượt QCCP (1,46 lần và 1,58 lần). Nơi đây gần bến cát, sỏi xây dựng Cửa Tiền, nằm trên đường vận chuyển đá

xây dựng Cầu Miệu vào TP.Vinh là nguồn làm tăng hàm lượng bụi lớn nhất. Bên cạnh đó, hoạt động buôn bán sầm uất của chợ Vinh (khu chợ lớn nhất tỉnh và lớn bậc

nhất cả nước), nhu cầu đi lại của nhân dân chợ Vinh (một trong những khu vực đông dân cư nhất thành phố) với tần số phương tiện giao thông qua lại rất cao đã làm cho

45

Bảng 2.1.Chất lượng môi trường không khí ở TP.Vinh năm 2011

T T Địa điểm SO2 (mg/m3) CO (mg/m3) NO2 (mg/m3) Bụi (mg/m3) Tiếng ồn (dBA) Tổng điểm 1 Ngã tư chợ Vinh 0,146 15,408 0,317 0,439 80 4 2 Ngã tư Quán Bánh 0,065 20,060 0,526 0,201 78 3 3 Ngã tư Bến Thủy 0,159 19,770 0,082 0,189 72 1 4 Quảng trường Hồ Chí Minh 0,048 2,290 0,039 0,096 68 0 5 KCN Bắc Vinh 0,040 6,870 0,092 0,295 66 0 6 CCN Đông Vĩnh 0,060 11,450 0,205 0,110 68 1 7 CCN Nghi Phú 0,051 13,740 0,110 0,169 66 0 8 CCN Hưng Lộc 0,065 9,160 0,060 0,127 64 0

9 Nhà máy xi măng Cầu Đước 0,399 18,132 0,257 0,480 53,2 3 10 Công ty than Nghệ Tĩnh 0,033 0,810 0,016 1,117 67 3 11 Công ty CP bia Sài Gòn - Nghệ An 0,514 7,460 0,582 0,218 68 5

12 Công ty CP cơ khí ôtô Nghệ An 0,017 1,001 0,016 0,435 74 2

13 Công ty dệt kim Hoàng Thị Loan 0,014 1,261 0,018 0,156 65 0 14 Công ty hóa chất Vinh 0,014 0,983 0,011 0,095 67 0 15 Công ty CP bao bì Vinh 0,019 2,801 0,012 0,273 68 0 16 Bệnh viện Đa khoa Nghệ An 0,342 1,270 0,304 0,067 60 2 17 Bệnh viện TP.Vinh 0,05 2,886 0,01 0,123 62 0 18 Bệnh viện Nhi 0,047 4,019 0,017 0,267 62 0 19 Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông 0,013 0,863 0,013 0,417 65 0 20 Bệnh viện 115 0,011 0,612 0,013 0,290 63 0

QCVN 05:2009/BTNMT,

QCVN 26:2010/BTNMT

0,350 30,0 0,200 0,300 70

Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Nghệ An

Hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là một trong những

nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí. Các cơ sở công nghiệp cũ (được xây dựng trước năm 1990), công nghệ lạc hậu, nên thải ra nhiều chất gây ô nhiễm môi trường không khí như nhà máy xi măng Cầu Đước (hàm lượng bụi vượt QCCP 1,6 lần; SO2

1,14 lần; NO2 1,28 lần); công ty than Nghệ Tĩnh hàm lượng bụi vượt QCCP 3,7 lần. Công ty CP cơ khí ôtô Nghệ An, hàm lượng bụi vượt QCCP 1,45 lần. Một số cơ sở

chế biến thực phẩm và nước giải khát do nước thải sản xuất không được xử lý triệt để, gây ra ô nhiễm mùi, đặc biệt ở công ty CP bia Sài Gòn - Nghệ An [102]. Các cơ

46

sở sản xuất công nghiệp mới chủ yếu được đầu tư tập trung tại các KCN, CCN, môi trường không khí nhìn chung chưa bị ô nhiễm.

Ô nhiễm từ các lò gạch cũng rất đáng báo động. Xã Nghi Liên có 2 lò gạch

thủ công, xã Hưng Đông có 6 lò gạch thủ công với tổng công suất 6,7 triệu viên/năm.

Khói bụi từ các lò gạch đã làm ô nhiễm nặng xung quanh khu vực này [76].

Hoạt động xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà cửa, đường sá, cống rãnh… cũng

là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí. Đánh giá ĐTM của các dự án xây dựng trên địa bàn TP.Vinh cho thấy tại các khu vực phá dỡ công trình nồng độ bụi vượt giới

hạn cho phép (QCVN 05:2009/BTNMT) với thải lượng các chất ô nhiễm do các phương tiện tại dự án: nồng độ bụi (0,0055 kg/km/h), CO (0,0176 kg/km/h), SO2

(0,0253 kg/km/h), NO2 (0,0088 kg/km/h) [76]. Với hàng loạt các dự án, công trình

đang và sẽ thi công, đây là nguồn gây ô nhiễm rất cần được kiểm soát. Tuy nhiên, dạng ô nhiễm này chỉ tập trung vào giai đoạn nhất định và ô nhiễm mang tính cục bộ,

khi hoạt động thi công xây dựng kết thúc thì nồng độ bụi sẽ giảm đi đáng kể.

Bên cạnh đó, sinh hoạt của các hộ gia đình, việc đun nấu bằng than, dầu,

củi… là nguồn phát thải nhiều loại khí gây ô nhiễm môi trường như CO, SO2, bụi.

Khí ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động này thường mang tính cục bộ trong phạm vi

một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tại một số điểm thu gom chất thải rắn, về

mặt cảm quan, đã có ô nhiễm do mùi hôi từ nước thải, rác thải chưa được thu gom

kịp thời.

Ngoài các nguồn gây ô nhiễm tại chỗ, môi trường không khí TP.Vinh còn bị ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm do gió mang đến từ các khu vực xung quanh.

Trong mùa hè, ở Vinh thịnh hành gió hướng tây nam nên môi trường không khí ở đây có thể bị ảnh hưởng bởi các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng lớn (của Hưng

Nguyên) ở phía tây nam thành phố đã làm tăng nồng độ các chất SO2, CO, CO2 và bụi lắng, nhất là khi gió mùa Tây Nam (gió Lào) hoạt động mạnh.

Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra do hoạt động của các cơ sở sản xuất (gia công cơ khí,

sản xuất xi măng, khai thác vật liệu xây dựng…) và trên các trục đường giao thông vào giờ cao điểm. Tại các tuyến đường có cường độ xe tải lớn và mật độ giao thông đông đúc, kết quả đo mức tiếng ồn đã vượt QCCP. Ngã tư chợ Vinh, Ngã ba Quán Bánh và Ngã tư Bến Thủy giá trị thông số tiếng ồn vượt QCVN 26:2010/BTNMT từ 1,02 đến 1,14 lần [102]. Đây là những nơi có cường độ xe cộ đi lại nhiều, nơi có trục đường quốc lộ 1A đi qua. Tuy nhiên ô nhiễm tiếng ồn xảy ra cục bộ và trong khoảng

47

thời gian ngắn. Tiếng ồn tại các khu dân cư cũng có cường độ tăng qua các năm, nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN và thấp hơn mức ồn gần các trục đường giao thông [6].

Tuy nguồn gây ô nhiễm không khí trên địa bàn TP.Vinh có khá nhiều, song cho đến nay các số liệu đo đạc về môi trường không khí mới chỉ được tiến hành ở

một số lượng tương đối ít các cơ sở sản xuất công nghiệp và trên một số tuyến đường giao thông. Vì vậy việc đánh giá chất lượng môi trường không khí gặp

nhiều khó khăn.

Để đánh giá chất lượng môi trường không khí tổng hợp của TP.Vinh, NCS đã sử dụng thuật toán cho điểm mức độ ô nhiễm của từng yếu tố thành phần môi trường

không khí, sau đó tổng hợp lại số điểm của từng thành phần môi trường và phân cấp

mức độ ô nhiễm môi trường không khí tổng hợp.

Mức độ ô nhiễm môi trường không khí thành phần được đánh giá theo chỉ số

K. Chỉ số này được tính theo công thức:

N

K =

NQCVN

Trong đó: K - Chỉ số chất lượng của chất khí, bụi hoặc tiếng ồn

N - Nồng độ thực đo của chất khí, bụi hoặc cường độ tiếng ồn

NQCVN - Nồng độ giới hạn của chất khí, bụi, tiếng ồn.

Mức độ ô nhiễm môi trường không khí thành phần được phân chia thành 4 mức theo thang điểm 0, 1, 2, 3:

● 0 điểm - Không ô nhiễm: giá trị K ≤ 1 ● 1 điểm - Ô nhiễm nhẹ: giá trị 1 < K ≤ 1,5.

● 2 điểm - Ô nhiễm trung bình: giá trị 1,5 < K ≤ 2 ● 3 điểm - Ô nhiễm nặng: giá trị K > 2.

Các chỉ tiêu được lựa chọn bao gồm: bụi, tiếng ồn và các khí NO2, SO2, CO. Dựa vào các quy chuẩn hiện hành và nguồn số liệu đo đạc tại các điểm đo, NCS đã tiến hành phân cấp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí cho từng chỉ tiêu

48

Bảng 2.2. Phân cấp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí ở TP.Vinh

Giá trị giới hạn T T Chỉ tiêu QCCP (mg/m3) Không ô nhiễm Ô nhiễm nhẹ Ô nhiễm trung bình Ô nhiễm nặng 1 CO 30 ≤ 30 30 ÷ 45 45 ÷ 60 > 60 2 SO2 0,35 ≤ 0,35 0,35 ÷ 0,5 0,5 ÷ 0,7 > 0,7 3 NO2 0,2 ≤ 0,2 0,2 ÷ 0,3 0,3 ÷ 0,4 > 0,4 4 Bụi 0,3 ≤ 0,3 0,3 ÷ 0,45 0,45 ÷ 0,6 > 0,6 5 Tiếng ồn 70 ≤ 70 70 ÷ 105 105÷ 140 > 140

Mức độ ô nhiễm môi trường không khí tổng hợp được đánh giá theo công thức sau:

Ith= ∑ Ii

Trong đó: Ith - Tổng số điểm của từng điểm đo

Ii - Điểm của từng chỉ tiêu môi trường thành phần

Căn cứ vào tổng số điểm của các điểm đo (từ tổng số điểm cao nhất đến

tổng số điểm thấp nhất) để chia thành 4 cấp mức độ ô nhiễm:

Tổng điểm ≤ 1: Không ô nhiễm

Tổng điểm từ 2 ÷ 4 điểm: Ô nhiễm nhẹ

Tổng điểm từ 5 ÷ 8 điểm: Ô nhiễm trung bình Tổng điểm ≥ 9 điểm: Ô nhiễm nặng

Trên cơ sở kết quả đánh giá tổng hợp hiện trạng môi trường không khí TP.Vinh năm 2011, NCS đã thành lập bản đồ hiện trạng môi trường không khí

TP.Vinh (hình 2.2). Trên bản đồ thể hiện dạng điểm kết quả đánh giá mức độ ô

nhiễm môi trường không khí tại từng điểm quan trắc theo 4 cấp: không ô nhiễm, ô

nhiễm nhẹ, ô nhiễm trung bình và ô nhiễm nặng.

Kết quả đánh giá cho thấy khu vực có mức độ ô nhiễm nhẹ là ở nhà máy xi

măng Cầu Đước, công ty than Nghệ Tĩnh, công ty CP cơ khí ôtô Nghệ An, bệnh viện Đa khoa Nghệ An, ngã tư chợ Vinh, ngã tư Quán Bánh ở các phường Bến Thủy, Lê Lợi, Quang Trung và rìa Tây Nam của phường Cửa Nam. Nguyên nhân gây ô nhiễm

tại các khu vực này chủ yếu là do nồng độ bụi và hàm lượng khí SO2 khá cao. Đây là nơi tập trung các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, kinh doanh và hoạt động

GTVT. Khu vực có mức độ ô nhiễm trung bình ở phường Trường Thi, nơi có công

ty CP bia Sài Gòn - Nghệ An. Môi trường không khí chưa bị ô nhiễm bao gồm phần

lớn diện tích của thành phố. Đây là những nơi có ít các cơ sở công nghiệp hoặc có KCN, CCN mới xây dựng với công nghệ sản xuất tương đối hiện đại nên nồng độ

49

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an_luận án tiến sĩ địa lý (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)