10. Cấu trúc của luận án
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá mức độ tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa
trình đô thị hóa.
Dựa trên kết quả nghiên cứu và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, NCS đã lựa chọn 5 tiêu chí chính để đánh giá tác động đến môi trường tự nhiên (không khí,
đất, nước) của quá trình ĐTH.
1) Lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất theo thời gian (K1).
Nước thải từ sinh hoạt, sản xuất được sử dụng là một tiêu chí để đánh giá chất lượng môi trường tự nhiên đô thị, đặc biệt là môi trường nước.
Quy mô dân số đô thị tăng theo thời gian. Tùy vào khả năng sức hút của từng đô thị mà sự dịch chuyển dân cư từ nông thôn về thành thị nhiều hay ít, nhanh hay
chậm. Cùng với sự gia tăng dân số đô thị, các hoạt động phát triển cũng tăng mạnh,
dẫn đến lượng nước thải gia tăng theo thời gian.
Mặt khác, tỷ lệ số dân được sử dụng nước sạch cũng là một chỉ tiêu để đánh
giá chất lượng môi trường sống dân cư. Người dân được tiếp cận nguồn nước sạch sẽ
giảm thiểu việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, giảm thiếu nguy cơ bệnh tật và
hướng tới một cuộc sống văn minh hơn. Tiêu chí này cũng cho thấy sự đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng đô thị để phát triển mạng lưới cấp, thoát nước - vốn là một sức ép
34
2) Lượng chất thải rắn đô thị theo thời gian (K2).
Cùng với sự gia tăng dân số đô thị, phát triển kinh tế và gia tăng nhu cầu sinh
hoạt của người dân đã làm gia tăng khối lượng chất thải rắn. Chất thải rắn không được thu gom, xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí, tác
động xấu đến sức khỏe con người, gia tăng áp lực lên phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đô thị. Tiêu chí này cho thấy mức độ tác động đến môi trường tự nhiên do gia
tăng quy mô dân số, phát triển các ngành kinh tế mà quá trình ĐTH tạo ra.
3) Lượng khí thải gây ô nhiễm do hoạt động giao thông theo thời gian (K3).
Ô nhiễm không khí do các hoạt động GTVT tại các đô thị chiếm 70% tổng lượng khí thải và bụi gây ô nhiễm [6]. ĐTH, CNH sẽ làm bùng nổ phát triển GTVT
bằng việc gia tăng các phương tiện xe cơ giới. Nguồn thải từ các phương tiện xe cơ
giới đã trở thành một trong những nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường không
khí. Tiêu chí này cho thấy mức độ gia tăng phương tiện xe cơ giới dưới tác động của
quá trình ĐTH sẽ làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường không khí đô thị.
4) Lượng phân bón cho cây trồng/1ha đất canh tác theo thời gian (K4).
Quá trình ĐTH đã lấy đi một phần diện tích đất nông nghiệp, khiến diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Để tăng năng suất cây trồng, người nông dân có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều hơn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Quá trình này sẽ để lại một dư lượng không nhỏ các hóa chất vô cơ do không được cây trồng
hấp thụ, sẽ tác động đến hệ sinh thái nông nghiệp, làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất. Tiêu chí này cho thấy mức độ tác động đến môi trường đất, nước từ việc sử dụng
phân bón hóa học, thuốc BVTVvà dư lượng của nó để lại trên 1 ha đất canh tác.
5) Tỷ lệ giữa diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp/diện tích đất
tự nhiên của toàn vùng nghiên cứu (K5).
Một trong những đặc điểm của quá trình ĐTH là sự chuyển dịch dân cư từ
hoạt động sản xuất nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp, từ đó chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế, tỷ trọng các ngành kinh tế phi nông nghiệp ngày càng tăng. Đó là quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đất nông nghiệp (trồng lúa, chăn nuôi,
các cây con khác…) sang đất phi nông nghiệp (xây dựng các KCN, CCN, các cơ sở
sản xuất kinh doanh, dịch vụ…). Tỷ lệ diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp/diện tích đất tự nhiên cho thấy mức độ và cách thức khai thác tài nguyên đất
của một khu vực đô thị và đây là một trong những tiêu chí được sử dụng để đánh giá tác động của quá trình ĐTH đến môi trường tự nhiên.
35
1.3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ
NHIÊN CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA.
Quá trình ĐTH và tác động của nó tới môi trường là những vấn đề phức tạp và mang tính KT-XH sâu sắc đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều lĩnh vực khoa
học khác nhau.