Các nguồn gây tác động đến môi trường tự nhiên từ quá trình đô thị hóa ở thành phố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an_luận án tiến sĩ địa lý (Trang 103)

10. Cấu trúc của luận án

3.2.1. Các nguồn gây tác động đến môi trường tự nhiên từ quá trình đô thị hóa ở thành phố

TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ VINH

3.2.1. Các nguồn gây tác động đến môi trường tự nhiên từ quá trình đô thị hóa ở thành phố Vinh ở thành phố Vinh

TP.Vinh đang đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả, tính

bền vững của quá trình phát triển, góp phần đẩy mạnh quá trình CNH, hiện đại hóa. Quá trình ĐTH đã có những tác động tích cực, đồng thời gây ra sức ép không nhỏ đến môi trường đô thị nói chung và môi trường tự nhiên nói riêng. Các nguồn tác động chính được xác định: sự phát triển của các hoạt động kinh tế, sự gia tăng quy

mô dân số, các chính sách phát triển và quản lý đô thị.

3.2.1.1. Tác động của sự phát triển các hoạt động kinh tế đến môi trường tự nhiên

thành phVinh.

Phát triển kinh tế là một quy luật tất yếu và là mục tiêu thường xuyên mà các đô

thị luôn hướng tới. Thực tế cho thấy, không phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng mang

93

Cùng với những mặt tích cực cần thúc đẩy (tăng thu nhập của người lao động, tăng tích lũy của doanh nghiệp, nâng cao đời sống cư dân đô thị…), tăng trưởng kinh tế đô thị cũng để lại những hậu quả phức tạp: phân hóa giàu nghèo trong xã hội, mất

công bằng trong thu nhập, gia tăng khoảng cách thành thị và nông thôn… và đặc biệt

gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.

Kế hoạch phát triển KT-XH của TP.Vinh đã thể hiện quan điểm gắn mục tiêu

tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT để đảm bảo

PTBV. Tuy nhiên, vẫn còn những khoảng cách giữa mục tiêu và chính sách cụ thể,

giữa kế hoạch và khả năng thực hiện, cũng như đang tồn tại và nảy sinh nhiều vấn đề

về chất lượng tăng trưởng cần được tiếp tục giải quyết. Công nghệ sản xuất chưa

hiện đại, hiệu suất sử dụng năng lượng, tài nguyên chưa cao… đã gây sức ép không

nhỏ đối với môi trường tự nhiên đô thị.

a)Tác động của sự phát triển ngành công nghiệp - xây dựng

Cùng với quá trình ĐTH và CNH, các hoạt động sản xuất công nghiệp - xây dựng ở TP.Vinh phát triển khá mạnh, quy mô sản xuất không ngừng mở rộng, khối lượng chất thải ngày càng nhiều, thành phần các loại chất thải ngày càng phức tạp,

mức độ ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên ngày càng lớn. Chất thải rắn công nghiệp đã tăng từ 2,99 tấn/ngày (năm 2000) lên 5,4 tấn/ngày (năm 2005) và 8,7 tấn/ngày

(năm 2010), tăng gấp 2,9 lần [76]. Các ngành công nghiệp có nhiều tác động nhất tới môi trường là công nghiệp chế biến thực phẩm và nước giải khát, sản xuất vật liệu

xây dựng, sản xuất chế biến gỗ - cơ khí, sửa chữa ôtô, thuộc da.

Quá trình phát triển kinh tế đã thu hút các nguồn đầu tư mạnh mẽ, theo đó

các KCN, CCN được thành lập và phát triển không ngừng. Lượng chất thải ngày

càng tăng. Khối lượng chất thải rắn công nghiệp ở KCN Bắc Vinh đã tăng từ 40

kg/ngày (năm 2000) lên 1002 kg/ngày (năm 2010) [3]. kg/ngày 0 200 400 600 800 1000 1200 2001 2003 2005 2008 2010

Biểu đồ 3.1. Sự gia tăng khối lượng chất thải rắn ở KCN Bắc Vinh giai đoạn 2001 - 2010

94

Công ty CP Sabeco Sông Lam chiếm diện tích 80.000 m2 tại KCN Bắc Vinh

chuyên sản xuất thùng giấy carton với công suất 40 triệu thùng/năm và lon nhôm hai

mảnh với công suất 420 triệu lon/năm, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2009. Tình trạng ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất của công ty đã gây ảnh hưởng

nghiêm trọng đến đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ

dân sống xung quanh khu vực nhà máy. Nước thải từ cống lộ thiên của nhà máy

được xả thẳng ra mương tiêu của cánh đồng xóm Trung Mỹ. Xung quanh miệng

cống, chất thải có màu ánh như dầu tràn ra cả trên cống và chảy xuống mương. Lòng

mương nước có màu trắng đục như sữa; những chỗ nước cạn lộ bùn đen xì, bốc mùi nồng nặc; không một loài thủy sinh nào sống nổi. 14 ha diện tích đất trồng lúa của

hợp tác xã đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề do chất thải của công ty gây ra. Trong đó

có 4 ha ruộng phải bỏ hoang, số diện tích còn lại khi gieo cấy cho năng suất thấp.

Nguồn nước từ hệ thống ao hồ ngấm vào các giếng khoan trong vùng, ảnh hưởng

nghiêm trọng đến nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của dân cư. Kết quả phân tích chất lượng nước thải của Bộ TN&MT (năm 2010) [77] cho thấy có 16/30 thông số xả thải vượt quy chuẩn cho phép, trong đó COD vượt QCCP 2,42 lần; BOD5 2,4 lần; độ màu 2,64 lần; tổng Nitơ 4,88 lần (QCVN 24:2009/BTNMT).

Số liệu nghiên cứu cho thấy, mức độ phát thải trên đơn vị diện tích của các

CCN không thua kém các KCN, với trung bình 15 - 20 m3 nước thải/ngày [76]. Qua kết quả các đợt thanh tra của Sở TN&MT trong các năm 2005 - 2010 cho thấy nhiều cơ sở tuy có hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa đạt yêu cầu, hoặc không vận hành

đúng theo yêu cầu kỹ thuật, các CCN chưa hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung, trên 80% các cơ sở chưa đăng ký nguồn chất thải nguy hại, chưa có giấy phép khai thác và xả thải, hầu hết các cơ sở sản xuất chưa thực hiện việc quan trắc môi trường theo định kỳ [76], [77]. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải các CCN đã có dấu hiệu ô nhiễm, đặc biệt là SS, BOD5, NH4+, CN- (bảng 2.10).

Phát triển CCN, tiểu thủ công nghiệp được đánh giá là một trong những hướng đi có hiệu quả trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, đặc biệt là nông nghiệp nông thôn, tuy nhiên việc phát triển các cơ sở này đã bắt đầu bộc lộ

những bất cập, đó chính là vấn đề môi trường. Các CCN, tiểu thủ công nghiệp nằm

xen kẽ khu dân cư, nhiều nhà dân chỉ cách nhà máy một bức tường. Bởi vậy, khi nhà máy hoạt động tiếng ồn, khói bụi, nước thải xả trực tiếp ra khu vực dân cư xung quanh. Đây

chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng ô nhiễm kéo dài nhưng không thể giải

quyết triệt để, gây bức xúc trong nhân dân, đặc biệt ở CCN Hưng Lộc, Hưng Đông. Các doanh nghiệp lớn nằm ngoài KCN, CCN tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ nhưng đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng và doanh thu công nghiệp của

95

TP.Vinh với lĩnh vực sản xuất chính là sản xuất xi măng, chế biến thực phẩm và nước

giải khát, hóa chất, cơ khí… Một số cơ sở công nghiệp lớn hiện đang sản xuất với công nghệ chưa phải là tiên tiến, hiện đại, lại ít quan tâm đến đầu tư công trình xử lý môi trường trong

quá trình sản xuất nên đã gây ra sức ép lên môi trường rất lớn.

Công ty CP bia Sài Gòn - Nghệ An là một trong những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, đóng góp ngân sách lớn và được xem là điển hình trong phát triển kinh tế của thành phố và của tỉnh trong thời gian qua, quy mô sản

xuất mở rộng, năng lực sản xuất không ngừng tăng. Ra đời từ năm 1986 với thiết bị

dây chuyền công nghệ sản xuất bia công suất 3 triệu lít/năm, năm 1993 công ty đã nhập dây chuyền sản xuất bia của Đan Mạch với công suất 6 triệu lít/năm. Năm

2004, công ty đã đầu tư thiết bị với mức độ tự động hóa 90%, thay thế hệ thống làm lạnh tiên tiến, cải tiến bổ sung giàn bay hơi, ngưng tụ, bổ sung một hệ thống thu hồi

CO2... nâng công suất lên 28 triệu lít/năm, đồng thời đầu tư nâng cấp mở rộng hệ

thống xử lý nước thải, áp dụng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, hiện đại phù hợp

với điều kiện kinh tế cũng như điều kiện về diện tích đất hiện có của công ty, đảm

bảo chất lượng nước thải sau khi đã xử lý đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên do nhu cầu bia tăng cao, công ty tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và nâng công suất lên 50 triệu lít/năm (tương đương 2.000 - 2.500 m3 nước thải/ngày đêm), cao điểm lên đến 67,5

triệu lít/năm (T6,7,8/2010) [77]. Hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường của công ty quá tải, nước thải xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm liên tục trong nhiều năm. Rõ ràng những tồn tại về mặt môi trường đã và đang chịu những tác động do việc đầu tư

nâng cấp mở rộng quy mô sản xuất.

Theo kết quả kiểm tra của Sở TN&MT Nghệ An năm 2010 tổng khối lượng nước thải của công ty là 247.718 m3,trong đó khối lượng nước thải không qua hệ

thống xử lý là 58.898 m3 [77]. Hàng ngày công ty thải ra trung bình 162 m3 nước thải

không qua xử lý ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước mặt của xóm Phong Văn, Phong Xuân (phường Hưng Dũng) và khối 10 (phường Trường

Thi).Nước thải và mùi hôi thối tấn công khu dân cư, làm ô nhiễm Kênh N3. Ở những đoạn mương không có nắp, để trần, mùi hôi bốc lên nồng nặc. Dòng nước độc hại

chảy tới đâu, xú uế lan tỏa đến đấy. Hàng trăm nhà dân ở phường Trường Thi, Bến

Thủy bám dọc theo bờ mương, hàng ngày đối mặt ô nhiễm. Nắng nóng, thị trường

cháy bia, nhà máy vận hành hết công suất, lượng chất thải càng nhiều, khiến bể chứa

quá tải. Kết quả phân tích mẫu nước thải tại Công ty CP Bia Sài Gòn - Nghệ An năm

2010 cho thấy chỉ tiêu SS vượt QCCP 2,6 lần; BOD5 vượt 2,4 lần; NH4 vượt 1,24 lần

96

Không thể phủ nhận vai trò của các cơ sở sản xuất công nghiệp hộ gia đình trong phát triển kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm, tận dụng nguyên liệu tại các địa phương, góp phần phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua. Nhưng quy mô các cơ sở này còn nhỏ bé, manh mún, nằm trong khu dân cư, trình độ lao động

thủ công, lạc hậu, cơ sở hạ tầng không đảm bảo… đã gây ô nhiễm môi trường tự nhiên,

đặc biệt các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm, hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng

do phát sinh các nguồn thải nhưng không được thu gom, xử lý triệt để.

Hiện nay trên địa bàn thành phố có 262 hộ giết mổ gia súc, trong đó có 64 hộ

hành nghề giết mổ trâu, bò và 198 hộ giết mổ lợn. Nghi Phú là địa bàn tập trung

nhiều nhất và tăng mạnh nhất các cơ sở giết mổ gia súc tập trung, với 200 hộ (chiếm 76,3% cơ sở giết mổ gia súc của TP.Vinh - năm 2010) [106]. Hiện chỉ có 73 hộ đưa

gia súc vào giết mổ tại hai lò giết mổ gia súc tập trung là Nghi Phú và Hưng Chính

(chủ yếu là giết mổ trâu bò). Phần lớn các hộ giết mổ lợn vẫn hành nghề tại nhà. Địa điểm các lò mổ hiện nay đều chưa đảm bảo vệ sinh môi trường do ở gần vùng dân cư

(trừ lò giết mổ gia súc Hưng Chính).

Các cơ sở giết mổ gia súc hiện có hầu hết đã xuống cấp nghiêm trọng (hai cơ

sở phải ngừng hoạt động đề nâng cấp cải tạo (Hưng Lộc, Hưng Dũng). Phương tiện,

thiết bị phục vụ cho công tác hành nghề giết mổ hầu hết không đáp ứng nhu cầu,

phần lớn hành nghề bằng thủ công. Ô nhiễm môi trường tại các cơ sở giết mổ gia súc

chủ yếu là ô nhiễm nước thải và mùi. Nước thải chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ,

vi sinh vật, nhưng không được thu gom, xử lý mà chảy tràn ra xung quanh hoặc thải vào mương tưới tiêu của xã; quá trình phân huỷ nước thải, chất thải rắn tạo ra các khí gây mùi như H2S, NH3. Do nước thải không được xử lý hoặc xử lý sơ bộ gây ô

nhiễm môi trường nước bởi các hợp chất hữu cơ, cùng sự xuất hiện các loại vi khuẩn.

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu [30], NCS đã tiến hành lấy mẫu nước

thải tại khu vực này. Kết quả cho thấy nhiều chỉ tiêu vượt QCCP, hàm lượng COD vượt QCCP 2,73 lần; BOD5 3,41 lần; NH4+ 2,37 lần; NO2- 1,7 lần; Pb 1,47 lần; As

2,03 lần; Coliform 4,1 lần (QCVN 24:2009/ BTNMT).

Nhìn chung, thực trạng ngành công nghiệp của TP.Vinh đạt hiệu quả sản xuất chưa cao. Hầu hết các cơ sở đều có quy mô nhỏ, thiết bị công nghệ còn lạc hậu, chậm đổi mới nên chất lượng sản phẩm chưa cao, năng suất lao động thấp và khả năng huy động năng lực kém. Sự phân bố lại thiếu tập trung, một số xí nghiệp chế

biến thực phẩm và cơ khí nằm ở trung tâm thành phố. Mặt khác, các cơ sở sản xuất,

97

thải trực tiếp vào môi trường. Điều đó đã, đang và sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường tự nhiên và cảnh quan đô thị của TP.Vinh.

b)Tác động của sự phát triển ngành dịch vụ

Sự gia tăng các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ đã làm gia tăng sử

dụng các nguồn TNTN, phát sinh nhiều chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

tự nhiên, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.

Phát triển du lịch là một trong những hướng chủ đạo của TP.Vinh được ưu

tiên phát triển trong thời gian qua. Phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch, tăng cường hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch; gia tăng nhu cầu sử dụng các giá trị TNTN (nguồn nước, cảnh quan tự nhiên, hồ nước…) gây tác động tiêu cực tới môi trường và nguy cơ suy thóai môi trường về lâu

dài. Thực tế cho thấy, lượng rác thải phát sinh tỷ lệ thuận với lượng khách du lịch. Quảng trường Hồ Chí Minh là một trong những điểm du lịch phát sinh nhiều chất thải nhất của

thành phố và ngày một tăng, từ 260 m3/năm (2005) lên 420 m3/năm (2010) [76].

Qua khảo sát thực tế 100% các địa điểm du lịch chưa có hệ thống xử lý nước

thải tập trung, đa phần mới chỉ đầu tư xây dựng hệ thống bể tự hoại để xử lý nước

thải sinh hoạt, còn lại (chủ yếu tập trung tại các điểm du lịch sinh thái, đền chùa)

nước thải được thoát tự do. Tại các nhà hàng, nhà trọ, kiốt kinh doanh ăn uống nhỏ lẻ

hầu như không áp dụng biện pháp xử lý nước thải. Nước thải từ những nơi này được

thu xuống bể lắng và ngấm trực tiếp xuống đất hoặc chảy theo các kênh mương sẵn

có ra sông Lam gây ô nhiễm môi trường cục bộ.

Bảng 3.7. Chất lượng nước dưới đất tại một số điểm du lịch ở TP.Vinh năm 2010

Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Nghệ An

Điểm đo pH NO- 3 SO42- Fe Mn COD NH4+ Coliform Đền Hồng Sơn 7,1 0,06 5 0,63 0,14 5 0,85 10 Chùa Sư Nữ 6,89 1,05 11 0,4 0,2 7 0,06 17 Quảng trường Hồ Chí Minh 6,81 1,07 13 0,4 0,2 3 0,06 12 Thành cổ Vinh 7,23 0,09 6 0,52 0,22 1 0,11 4 Bảo tàng Xô Viết - Nghệ Tĩnh 6,98 0,42 9 0,35 0,7 4 0,07 5 Bảo tàng Quân Khu 4 7,2 0,17 12 0,48 0,2 4 0,1 2 Khu lâm viên núi Quyết 7,05 1,09 10 0,34 0,3 5 0,22 20

Hồ Cửa Nam 7,53 1,15 13 0,49 0,23 6 0,8 6

QCVN 09:2008/BTNMT 5,5-8 15 400 5 0,5 4 0,1 3

Đơn vị Thang

98

Chất lượng nước dưới đất tại các điểm du lịch của TP.Vinh đã có dấu hiệu bị

ô nhiễm. Hàm lượng Mn trong nước dưới đất tại khu vực Bảo tàng Xô Viết - Nghệ

Tĩnh vượt QCCP 1,4 lần; hàm lượng COD tại chùa Sư Nữ, khu lâm viên núi Quyết,

khu du lịch Hồ Cửa Nam vượt QCCP từ 1,25 đến 1,75 lần; hàm lượng NH4+ tại nhà dân cạnh cổng thành Vinh, khu Lâm viên núi Quyết, Hồ Cửa Nam, đền Hồng Sơn vượt QCCP từ 1,1 đến 8,5 lần. Riêng Coliform trong nước dưới đất tại tất cả các điểm du lịch được khảo sát của thành phố vượt QCVN 09:2008/BTNMT từ 1,3 -

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an_luận án tiến sĩ địa lý (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)