10. Cấu trúc của luận án
3.1.5. Sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
Đến nay cơ sở hạ tầng đô thị Vinh đã được cải thiện rõ nét, hệ thống giao thông đô thị được tổ chức tương đối tốt, cơ cấu đất đai phân bổ hợp lý theo quy chuẩn xây dựng, hạ tầng kỹ thuật tuy chưa được hoàn chỉnh, nhiều mặt chưa đồng bộ nhưng được đánh giá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế;
một số lĩnh vực phát triển mạnh, đã khẳng định vị trí trung tâm vùng như: giáo dục -
88
Hệ thống giao thông của thành phố bao gồm đường bộ, đường sắt, đường không và đường thuỷ, rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Quốc lộ 1A chạy xuyên qua trung tâm thành phố theo hướng
Bắc - Nam với chiều dài 10km đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc gia. Tuyến đường sắt xuyên Việt chạy qua phía tây thành phố, ga Vinh là ga đầu mối quan trọng
với nhà ga, sân ga thóang rộng đã được nâng cấp rất thuận lợi trong việc luân chuyển
hành khách và hàng hóa đi các tỉnh trong nước. Ga Vinh là một trong những ga lớn
nhất cả nước. Hệ thống sông ngòi bao quanh phía tây đông và phía nam thành phố là
điều kiện thuận lợi cho giao lưu với các huyện trong tỉnh. Sông Lam với độ sâu 2 - 4m có cảng Bến Thuỷ là một cảng hàng hóa lâu đời của Bắc miền Trung có khả năng cho tàu dưới 2.000 tấn ra vào thuận lợi. Sân bay Vinh tuy mới được xây dựng lại song đã sớm đi vào hoạt động có hiệu quả với các chuyến bay đi Hà Nội, Đà Nẵng,
TP.Hồ Chí Minh, Buôn Ma Thuột và đang được nâng cấp để mở rộng các chuyến
bay quốc tế.
Hệ thống giao thông nội thị khá phát triển với 765 km đường giao thông, mật độ giao thông khá cao so với các thành phố khác (8,5 km/km2 đất đô thị) với 7 nút
giao thông lớn và 19 điểm chính giao nhau. Mặt cắt ngang đường tương đối rộng rãi so với nhiều đô thị khác, tỷ lệ đường rộng trên 12 m chiếm 15,7%, mật độ đường giao thông đạt 12 km/km2 [105]. Tỷ lệ sử dụng đất đô thị 10,28%, so với tiêu chuẩn đô thị mới đạt 70%. Kết cấu mặt đường chủ yếu là đường nhựa, bê tông. Toàn thành phố có 36 cầu (phần lớn cầu làm bằng bêtông cốt thép đã lâu, sức chịu tải yếu), 317
cống (phân bố chủ yếu ở các đường nội thành gắn với hệ thống thoát mương) [105].
Hệ thống thông tin liên lạc thông suốt cả trong và ngoài nước. Các cơ sở hạ
tầng khác: ngân hàng, khách sạn và dịch vụ y tế, trường học đang từng bước được
nâng cấp và đổi mới.
Cơ sở hạ tầng và các khu dân cư nội thành tiếp tục được quy hoạch, cải tạo đồng bộ đảm bảo các yêu cầu của một đô thị hiện đại, văn minh, phát triển môi trường xanh sạch, đẹp và bền vững. Hệ thống giao thông, cảng biển, cảng hàng
không được nâng cấp đáp ứng các yêu cầu về vận chuyển hàng hóa và hành khách
trong nước và quốc tế. Thành phố đang từng bước xây dựng, hoàn thiện các trục giao
thông quan trọng trong khu vực nội thị Vinh đồng thời nâng cấp, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật như điện, bưu chính - viễn thông, các công trình cấp, thoát
89
TP.Vinh đã được thành lập gần 50 năm song do không có quy hoạch tổng thể
ngay từ đầu nên phần lớn các công trình được bố trí, sắp xếp không phù hợp với sự
phát triển của thành phố trong giai đoạn mới, đặc biệt là sự bất cập của hệ thống kết
cấu hạ tầng kỹ thuật. Kiến trúc chắp vá, manh mún. Vấn đề môi trường, vệ sinh đô
thị, xử lý rác thải, cấp thoát nước... còn là những bài toán khó giải. Một số quy hoạch
và quản lý quy hoạch còn bất cập (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển hạ
tầng đô thị, quy hoạch lựa chọn địa điểm cho các nhà đầu tư, các khu đô thị mới...).
Trong những năm gần đây, tốc độ ĐTH ở thành phố được đẩy mạnh, dân số đô thị tăng lên nhanh chóng, việc tiến hành quy hoạch, nâng cấp cải tạo một cách đồng bộ
hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị là một đòi hỏi cấp thiết.
♣ Một số nhận xét về quá trình đô thị hóa ở TP.Vinh
Trong hơn 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình ĐTHở nước ta đã diễn
ra hết sức nhanh chóng, nhất là trong 15 năm trở lại đây. Mạng lưới đô thị cả nước được
hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thị trung tâm gồm 5 thành phố trung tâm
quốc gia (thủ đô Hà Nội, các thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) và 14
thành phố trung tâm cấp vùng (các thành phố Mỹ Tho, Biên Hòa, Vũng Tàu, Nha Trang,
Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Quy Nhơn, Huế, Vinh, Thanh Hóa, Nam Định, Hạ Long, Việt
Trì, Thái Nguyên). Đô thị hóa, đặc biệt là ở hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đóng vai trò trọng tâm trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của các thành phố lớn nhất Việt Nam
và TP.Vinh năm 2010 Các chỉ tiêu Đơn vị TP.Hồ Chí Minh Hà Nội Đà Nẵng Hải Phòng Cần Thơ Vinh Tổng số dân nghìn người 7.396.5 6.561,9 926,0 1.857,8 1.197,1 307,9 Mật độ dân số người/km2 3.530 1.962 722 1.221 854 2.957 Tỷ lệ dân thành thị % 83,25 41,30 86,95 74,07 65,95 Tỷ suất nhập cư ‰ 26,2 10,8 29,8 7,0 9,8 4,5 Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) tỷ đồng 509.831,5 200.349,2 18.914,2 64.583,0 42.957,0 5.890,5 Đầu tư trực tiếp
nước ngoài triệu USD 2.118 557,4 98,9 61,2 71,5 8,58
Nguồn: Số liệu thống kê vị thế KT-XH 63 tỉnh, thành phố Việt Nam Niên giám thống kê TP.Vinh
90
Là một đô thị lớn trong cả nước, quá trình ĐTH ở TP.Vinh cũng mang trong
mình những đặc điểm với nhiều biến thiên của lịch sử dân tộc. Trong thời kỳ đổi
mới, quá trình ĐTH ở TP.Vinh được đẩy mạnh, không gian đô thị được mở rộng,
quy mô dân số gia tăng, thành phố đã đạt được nhiều thành tựu phát triển KT-XH. Cũng như nhiều đô thị khác, TP.Vinh giữ vai trò đầu tàu trong phát triển KT-XH của
tỉnh Nghệ An và đã có sức hút tương đối lớn đối với các vùng phụ cận.
Ngay từ đầu thế kỷ XX, Vinh đã là một trung tâm công nghiệp phát triển của
vùng BTB và nằm trong hệ thống các đô thị lớn của cả nước. Trải qua bao thăng
trầm đổi thay, ngày nay TP.Vinh vẫn được xem là trung tâm thương mại, du lịch phát triển có tác động mạnh trên phạm vi vùng BTB, là đầu mối giao thông quan trọng
của miền Trung và cả nước. Tuy nhiên so với các đô thị lớn trong vùng và trên cả nước, quá trình ĐTH ở TP.Vinh diễn ra chậm hơn. Năm 1993, Vinh cùng với ba đô
thị khác là Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế được công nhận đô thị loại II. Đến nay, Đà Nẵng
(2003) và Cần Thơ (2006) đã là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, Huế là đô thị
loại I trực thuộc tỉnh (2005) và đang hướng tới đô thị loại I trực thuộc Trung ương
2015. Nhiều chỉ tiêu KT-XH của TP.Vinh vẫn còn khoảng cách xa so với các đô thị
lớn. Quy mô dân số của TP.Vinh chỉ bằng 1/3 Đà Nẵng, 1/4 Cần Thơ, 1/34 Hà Nội,
1/86 TP.Hồ Chí Minh (năm 2010). Quy mô nền kinh tế vẫn còn thấp, giá trị sản xuất công nghiệp của TP.Vinh chỉ bằng 1/7 Cần Thơ, 1/3 Đà Nẵng, 1/21 Hà Nội, 1/24 TP.Hồ Chí
Minh (năm 2010). Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của TP.Vinh chỉ bằng 1/8 Cần Thơ, 1/12 Đà Nẵng, 1/65 Hà Nội, 1/245 TP.Hồ Chí Minh (năm 2010) [99].
Trên bình diện rộng, đô thị Việt Nam ngày càng phát triển, dân số đô thị ngày
càng tăng chủ yếu do di dân từ các vùng nông thôn vào đô thị, đặc biệt là các đô thị
lớn trong cả nước. Trong thập niên vừa qua, cùng với quá trình CNH và ĐTH, ở nước ta đang diễn ra một quá trình di cư mạnh mẽ vào các vùng đô thị. Tỷ lệ dân cư đô thị ở các tỉnh, thành phố của nước ta tăng lên không hoàn toàn là kết quả của sự tăng trưởng kinh tế và quá trình công nghiệp hóa. Hầu hết nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tập trung ở các trung tâm đô thị đã làm tăng thêm lực hút, lôi cuốn lao động nông thôn ra các thành phố lớn. Sự tăng trưởng của vùng kinh tế công nghiệp
và dịch vụ tiếp tục cung cấp thêm việc làm cho những người lao động nhập cư. Quá
trình này có tác động sâu sắc đến các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Nếu chỉ tính dân số thuộc các quận nội
thành làm chỉ tiêu so sánh quy mô dân số thành thị thì 3/4 dân số thành phố, thị xã tập trung vào hai thành phố lớn nhất là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh - một trong 50 đô thị có số dân lớn nhất thế giới (năm 2010) [139]). Xu hướng tập trung dân vào các thành phố lớn nhất lại đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn là vào các đô thị trung bình
91
và nhỏ, điều này đang gây sức ép ngày càng lớn đối với đô thị, đặc biệt ở thủ đô Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng…
Vinh chưa tạo ra thực lực đủ mạnh để tạo lực hấp dẫn với dân cư, lao động từ
các khu vực khác. Tỷ lệ gia tăng dân số cơ học thấp hơn so với dự báo [105]. TP.Vinh chưa phải chịu sức ép lớn của quá trình dịch chuyển dân cư, tỷ suất nhập cư
còn thấp (4,5‰) - trong đó Hà Nội 10,8‰, TP.Hồ Chí Minh 26,2‰, Đà Nẵng
29,8‰, Cần Thơ 9,8‰ - năm 2010 [105]. Sự gia tăng quy mô dân số đô thị ở
TP.Vinh chủ yếu do mở rộng địa giới hành chính, biến những vùng nông thôn thành những vùng thành thị. So với thời kỳ đầu khi mới thành lập năm 1927, diện tích
TP.Vinh tăng lên gấp 5,3 lần.
Sự mở rộng quy mô diện tích đô thị hiện có trên cơ sở hình thành các khu đô
thị mới, các phường, xã mới là một nét nổi bật trong quá trình ĐTH ở TP.Vinh. Điều này đã thúc đẩy quá trình ĐTH nông thôn một cách mạnh mẽ, là sự mở đường của
quan hệ sản xuất cho lực lượng sản xuất phát triển. Hàng loạt các khu đô thị mới được hình thành ở Vinh Tân, Nghi Phú, Đông Vĩnh, Hưng Lộc, Nghi Kim trên cơ sở
xây dựng các KCN, cụm công nghiệp (Bắc Vinh, Hưng Đông, Nghi Phú, Hưng Lộc,
Nghi Kim…). Từ đó tạo sự chuyển dịch rõ rệt lực lượng lao động phi nông nghiệp, đem lại diện mạo mới cho khu vực nông thôn.
Sau 15 năm phấn đấu của một đô thị loại II, TP.Vinh đã đạt được những thành tựu
to lớn trong phát triển KT-XH và sự vươn lên của một đô thị hướng tới trung tâm vùng BTB. Ngày 5/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1210 công nhận TP.Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An, đánh giá sự vượt trội trong phát triển đô thị, đạt cơ bản các chỉ tiêu theo Nghị định 72 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.
Vinh đang hướng tới đô thị loại I trực thuộc Trung ương vào năm 2020. So với các
tiêu chuẩn cơ bản của đô thị loại I trực thuộc Trung ương (nghị định 42/2009/NĐ-CP của
Chính phủ), TP.Vinh đã đạt được một số chỉ tiêu cơ bản (năm 2010):
Chỉ tiêu về trung tâm, phạm vi ảnh hưởng: TP.Vinh đã và đang ngày càng khẳng định vai trò là đô thị trung tâm tổng hợp của vùng BTB (đáp ứng tiêu chuẩn).
• TP.Vinh hiện nay là đầu tàu tăng trưởng và giải quyết những nhiệm vụ trọng
yếu về phát triển kinh tế của tỉnh và vùng BTB.
• Là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và trọng điểm về khoa học công nghệ,
văn hóa, thể thao, y tế của vùng.
92
• Là trung tâm thương mại, du lịch và các dịch vụ khác có tác động mạnh trên phạm vi vùng BTB.
• Là đầu mối giao thông, cửa ngõ ra vào quan trọng của vùng BTB và cả nước.
Chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng, về cơ bản đã đạt đồng bộ và từng bước hoàn chỉnh đạt yêu cầu chỉ tiêu chung và vượt chỉ tiêu chi tiết. Tuy nhiên, cần chú ý phát triển tỷ
lệ đất giao thông đô thị trên tổng đất nội thị và hệ thống thoát nước.
Chỉ tiêu về mật độ dân số đô thị, hiện nay mới đạt 2.957 người/km2 (nội thành
6.080 người/km2)(thấp so với tiêu chuẩn là 12.000 người/km2).
Chỉ tiêu về quy mô dân số đô thị, hiện còn thấp so với yêu cầu, mới đạt 307,9
nghìn người (thấp so với tiêu chuẩn là ≥ 500.000 người).
Chỉ tiêu về tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, đạt 84,3% (tiêu chuẩn ≥ 85%). Sự
phát triển KT-XH của thành phố trong thời gian tới, đặc biệt là công nghiệp và dịch
vụ sẽ là lực hút lao động vào đô thị, vì thế chỉ tiêu này chắc chắn sẽ đạt được.
Chỉ tiêu về kiến trúc cảnh quan, về cơ bản thành phố đã phát triển theo quy chế
quản lý kiến trúc đô thị, phấn đấu có 50% tuyến phố văn minh.
Như vậy so sánh các chỉ tiêu KT-XH của TP.Vinh với đô thị loại I trực thuộc Trung ương có 3/6 chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn (chức năng, phạm vi ảnh hưởng, cơ sở hạ
tầng, kiến trúc cảnh quan đô thị). Do đó cần phải có sự định hướng phát triển đúng đắn hơn nữa để tạo tiền đề đưa TP.Vinh trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương vào năm 2020 và hướng tới đô thị trung tâm của vùng BTB.