Sự gia tăng lao động phi nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an_luận án tiến sĩ địa lý (Trang 93)

10. Cấu trúc của luận án

3.1.3.Sự gia tăng lao động phi nông nghiệp

Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế chính là bức tranh phản chiếu trình độ

phát triển, kết cấu ngành sản xuất của đô thị và phản ánh chất lượng của quá trình ĐTH. Lao động phi nông nghiệp của TP.Vinh ngày càng tăng. Năm 2000, thành phố có 62.681 lao động phi nông nghiệp (chiếm 82,7% cơ cấu lao động) - trong đó lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng là 21.547 người, lao động trong ngành dịch vụ là 41.234 người. Năm 2010, lao động phi nông nghiệp ở TP.Vinh tăng lên

126.582 người (chiếm 84,3%) - trong đó lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng là 44.326 người, lao động trong ngành dịch vụ là 82.256 người [104]. Trong 10 năm qua, lao động phi nông nghiệp của TP.Vinh tăng lên 2,02 lần (lao động trong

ngành công nghiệp - xây dựng tăng 2,06 lần, dịch vụ tăng 1,99 lần).

Lao động nông nghiệp giảm từ 17,4% (năm 2000) xuống còn 10,7% (năm

2007). Năm 2008 do TP.Vinh mở rộng quy mô, sát nhập thêm 6 xã mới, nên tỷ lệ lao động nông nghiệp tăng lên 19,1%, sau đó tiếp tục giảm xuống còn 15,6% (năm 2010) [104]. Như vậy cơ cấu lao động của TP.Vinh phân theo ngành kinh tế trong thời gian

qua có sự chuyển dịch theo hướng CNH, đó là giảm tỷ trọng của khu vực I, tăng tỷ

trọng của khu vực II và III.

Bảng 3.4. Sự gia tăng giá trị sản xuất và lao động phi nông nghiệp ở TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2010

Ngành công nghiệp - xây dựng Ngành dịch vụ

Năm GTSX (tỷ đồng) Tổng số lao động (người) GTSX (tỷ đồng) Tổng số lao động (người) 2000 1.181,9 21.547 1.027,1 41.234 2005 2.267,5 27.870 1.817,9 57.845 2006 2.660,0 28.371 2.057,8 60.443 2007 3.139,5 28.763 2.396,4 63.561 2008 4.088,0 38.010 2.739,6 68.268 2009 4.906,4 40.482 3.235,3 70.082 2010 5.890,5 44.326 3.814,3 82.256

83

Tuy nhiên, là đô thị loại I nhưng TP.Vinh vẫn có nhiều lao động tập trung

trong nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp. So với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo ngành, sự chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm và chưa phù hợp với cơ cấu

kinh tế. Giá trị sản xuất của ngành nông - lâm - ngư nghiệp chỉ chiếm 1,4% GDP, nhưng lao động chiếm tới 15,6% tổng lao động của thành phố (năm 2010) [104]. Sự gia tăng lao động trong nhóm ngành công nghiệp - xây dựng vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH.

Quá trình CNH và ĐTH sẽ làm giảm bớt lao động nông nghiệp, nhưng lực lượng lao động này lại rất khó có thể tìm được việc làm ở các ngành công nghiệpvà dịch vụ vì không có chuyên môn. Trong số lao động nông nghiệp, lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ

lệ rất thấp (chiếm 5,66% tổng số lao động nông nghiệp) [114]. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở vùng ven đô sẽ nảy sinh nhiều vấn đề KT-XH, môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an_luận án tiến sĩ địa lý (Trang 93)