10. Cấu trúc của luận án
1.2.1.2. Đặc điểm của quá trình đô thị hóa
• Đô thị hóa là một quá trình mang tính xã hội và lịch sử.
ĐTH không thể tách rời khỏi chế độ KT-XH. Mỗi nền văn minh đều tạo ra
một phong cách sống, làm việc thích hợp, một hình thái phân bố dân cư, một cấu trúc đô thị thích hợp. Mỗi thời kỳ phát triển có một hệ thống đô thị phát triển tương ứng vì đô thị phản ánh trung thực trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tổ
chức xã hội của thời kỳ ấy [50].
• Đô thị hóa là một quá trình chuyển hóa, vận động phức tạp có quy luật về
kinh tế - xã hội, văn hóa, không gian và môi trường.
Tính quy luật của quá trình ĐTH biểu hiện ở sự tăng dân số đô thị, thay đổi
phân bố dân cư, chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển kinh tế đô thị, mở rộng đô thị, thay đổi kiến trúc cảnh quan và cấu trúc không gian đô thị.
ĐTH là quá trình chuyển đổi liên tục cấu trúc và tính chất lao động xã hội theo hướng từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ công nghiệp sang dịch vụ và khoa học công nghệ, từ đơn giản đến phức tạp, từ hàm lượng trí tuệ nhỏ sang hàm lượng
trí tuệ lớn, từ chân tay sang trí óc trên cơ sở của sự biến đổi công nghệ ngày càng nhanh và rộng khắp.
ĐTH là quá trình dịch cư liên tục. Có hai hướng chuyển dịch dân cư diễn ra
song song là dịch cư địa lý (chuyển đổi chỗ ở) và dịch cư nghề nghiệp (chuyển đổi
nghề nghiệp. Đó là hai xu hướng dịch cư theo chiều rộng và dịch cư theo chiều đứng, kiểu “ly nông bất ly hương”. Ngoài ra còn có các hình thức dịch cư khác như
dịch cư tạm thời, dịch cư con thoi [67, 85].
ĐTH là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: ĐTH làm thay đổi cơ cấu kinh
tế theo hướng nông - lâm - ngư nghiệp ngày càng giảm, CN - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng. Mở rộng và phát triển đô thị là mở rộng và phát triển các ngành sản
xuất CN, dịch vụ, các lĩnh vực có năng suất lao động cao, mang lại thu nhập cao cho người lao động.
ĐTH là quá trình hình thành và đổi mới liên tục các yếu tố tạo thị và các yếu
tố kết tụ không gian đô thị, dẫn đến hình thành các hình thức và cấu trúc không gian
mới, từng bước tạo nên mối liên kết giữa các đô thị với nhau, giữa đô thị và nông thôn.
27
ĐTH là quá trình làm thay đổi hệ sinh thái đô thị. Thời kỳ đầu của ĐTH vẫn chưa tác động nhiều đến môi trường tự nhiên. Nhưng đến thời kỳ ĐTH mở rộng,
cùng với CNH, ĐTH dẫn đến môi trường tự nhiên bị thu hẹp. Cho nên trong quá trình ĐTH cần phải có biện pháp bảo vệ môi trường để đảm bảo sự PTBV của đô thị.
•Đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
ĐTH là bạn đồng hành với quá trình CNH. Một mặt, sự hình thành, phát triển
và phân bố CN là yếu tố tạo thị mang tính kiên quyết cho quá trình phát triển ĐTH
trong thời kỳ CNH, HĐH. Mặt khác, hệ thống đô thị khi được hình thành và phát triển lại trở thành nơi hấp dẫn, đảm bảo các điều kiện cho sản xuất công nghiệp. Hai quá trình này đan xen, dựa vào nhau và có mối quan hệ hữu cơ, nhân quả khăng khít.
•Đô thị hóa ngày nay là tất yếu và mang tính toàn cầu.
ĐTH là quá trình tất yếu của sự phát triển, không chỉ diễn ra trong một vùng, một quốc gia mà đang trở thành một nhu cầu đối với tất cả các quốc gia. Hiện nay
trên toàn thế giới, ĐTH đang diễn ra với quy mô lớn và nhịp độ nhanh chóng chưa
từng thấy. Cùng với CNH, ĐTH được xem như một khía cạnh của sự vận động đi lên của xã hội. ĐTH là một trong những đặc trưng cơ bản của thời đại ngày nay [19].
ĐTH là quá trình chuyển hóa, vận động phức tạp, có quy luật về các mặt kinh
tế, văn hóa, xã hội, có quan hệ mật thiết với sự tăng trưởng. Cùng với sự phát triển
của lực lượng sản xuất, nền kinh tế hàng hóa ngày càng được phát triển ở mức độ cao hơn, số lượng cũng như quy mô hệ thống đô thị tăng lên không ngừng. Có thể nói
rằng sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội không chỉ là cơ sở mà còn trở thành một động lực chủ yếu thúc đẩy mạnh mẽ quá trình ĐTH và làm cho quá trình ĐTH
trở thành một xu thế tất yếu của thời đại.