Hiện trạng môi trường nước dưới đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an_luận án tiến sĩ địa lý (Trang 69)

10. Cấu trúc của luận án

2.1.2.2.Hiện trạng môi trường nước dưới đất

Nước dưới đất ở TP.Vinh phân bố khá rộng và có độ sâu trung bình trên 1,3m, tồn tại dưới hai dạng chính là trong các lỗ hổng - tầng chứa nước lỗ hỗng (gồm tầng

chứa nước Holocen và tầng chứa nước Pleistocen) và các khe nước - tầng chứa nước

khe nứt (tầng chứa nước Trias trung). Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng của tầng

Holocen và tầng Pleistocen khoảng 1.343 m3/ngày [89]. Hiện nay, nguồn nước dưới đất của thành phố đã và đang bị ô nhiễm.

59

Các kết quả nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng ở khu vực TP.Vinh tầng chứa nước Pleistocen gần như đã bị mặn hoặc lợ [90]. Vì vậy việc khảo sát và lấy mẫu nước tập trung nhiều hơn vào tầng chứa nước Holocen, mặt khác đây cũng là tầng

chứa nước đang có triển vọng cung cấp nước sinh hoạt với quy mô nhỏ lẻ và đặc biệt

là nằm gần mặt đất nhất, chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường sống bên trên. Kết quả phân tích cho thấy hầu hết các tầng chứa nước nằm gần mặt đất đều

có biểu hiện của sự nhiễm bẩn bởi sắt, các hợp chất hữu cơ, vô cơ và các vi sinh vật.

Bảng 2.11. Chất lượng nước dưới đất tại một số khu vực ở TP.Vinh năm 2011

TT Điểm đo TDS (mg/l) NO2- (mg/l) Fe (mg/l) Cl- (mg/l) Mn (mg/l) Coliform (MNP/ 100ml) Tổng điểm

1 Ngoại vi KCN Bắc Vinh 1.982 0,006 0,14 1.134 0,4 10 5

2 Ngoại vi CCN Nghi Phú 501 0,042 0,03 87 0,2 7 1

3 Ngoại vi CCN Đông Vĩnh 715 0,015 0,28 360 0,1 7 1

4 Nhà máy xi măng Cầu Đước 1.900 0,51 0,35 35,5 0,09 KPH 1

5 Nhà máy giấy bao bì 460 0,97 1,25 38,2 0,23 KPH 0 6 Công ty CP bia Sài Gòn - Nghệ An 250 1,68 1,12 252,7 0,12 KPH 2 7 Nhà máy dệt kim Hoàng Thị

Loan

250 0,54 1,34 10,5 0,1 KPH 0

8 Quảng trường Hồ Chí Minh 348 0,001 0,16 87 0,2 3 0

9 Chung cư Quang Trung 390 0,2 0,56 72,3 0,08 KPH 0

10 Chung cư Vinh Tân 448 0,5 0,35 35 0,21 2 0

11 P.Bến Thủy (cạnh chợ) 430 0,002 5,46 51 0,2 11 3 12 P.Quang Trung (nhà dân) 468 KPH 1,26 71 0,1 5 1

13 P.Hưng Dũng (nhà dân) 355 0,008 1,26 78 0,3 7 1

14 Xã Hưng Hòa (nhà dân) 2.604 0,001 4,34 925,25 0,8 118 9 15 Bãi rác Đông Vinh 3.600 0,035 0,26 56,35 1,6 5 7 16 Nghĩa trang Hưng Lộc 1.560 3,87 0,18 13,7 0,08 45 6 17 Vùng trồng rau Nghi Kim 2.100 1,13 0,45 12,60 0,12 KPH 2 18 Bệnh viện Đa khoa tỉnh 410 0,34 0,55 535 0,09 17 4 19 Bệnh viện TP.Vinh 65,7 0,27 1,2 67,5 0,15 3 0

20 Bệnh viện Lao 405 0,39 0,9 71,2 0,25 5 1

21 Bệnh viện Thái An 386 0,16 1,7 60,9 0,08 3 0 QCVN 09:2008/BTNMT 1.500 1,0 5 250 0,5 3

Nguồn: Đề tài “Điều tra, đánh giá các yếu tố tác động đến tài nguyên, môi trường đất và nước ở TP.Vinh” [30]

60

Quan trắc chất lượng nước dưới đất tại khu vực dân cư đông đúc (phường Bến

Thủy - cạnh Đại học Vinh, phường Quang Trung, phường Vinh Tân, phường Hưng

Dũng, xã Hưng Hòa), khu du lịch (Quảng trường Hồ Chí Minh), gần KCN, CCN (Bắc Vinh, Đông Vĩnh, Nghi Phú), các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, bệnh viện, khu vực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sản xuất nông nghiệp, nghĩa trang, bãi rác cho thấy một số chỉ tiêu vượt QCCP.

Hàm lượng Cl- tại KCN Bắc Vinh vượt QCCP 4,5 lần; CCN Đông Vĩnh 3,2

lần; công ty CP bia Sài Gòn - Nghệ An 1,02 lần; bệnh viện Đa khoa Nghệ An 2,14 lần; đặc biệt ở xã Hưng Hòa 3,7 lần. Hàm lượng TDS ở ngoại vi KCN Bắc Vinh vượt

QCCP 1,3 lần; nhà máy xi măng Cầu Đước 1,26 lần; bãi rác Đông Vinh 2,4 lần;

vùng trồng rau Nghi Kim 1,4 lần, nghĩa trang Hưng Lộc 1,04 lần, xã Hưng Hòa 1,7 lần. Hàm lượng NH4+ ở công ty CP bia Sài Gòn - Nghệ An vượt QCCP 2,2 lần; bệnh

viện Đa khoa Nghệ An 3,5 lần; bãi rác Đông Vinh 5 lần; nghĩa trang Hưng Lộc 2 lần. Hàm lượng NO2- ở nghĩa trang Hưng Lộc vượt QCCP 3,8 lần; công ty CP bia Sài Gòn - Nghệ An 1,7 lần; vùng trồng rau Nghi Kim 1,1 lần. Hàm lượng Mn ở bãi rác

Đông Vinh vượt QCCP 3,2 lần; xã Hưng Hòa 1,6 lần. Hàm lượng Coliform ở ngoại vi KCN Bắc Vinh vượt QCCP 3,3 lần; CCN Nghi Phú 2,3 lần; CCN Đông Vĩnh 2,3

lần; bãi rác Đông Vinh 1,7 lần; nghĩa trang Hưng Lộc 15 lần; bệnh viện Đa khoa

Nghệ An 6,3 lần; bệnh viện Lao 1,7 lần; đặc biệt ở xã Hưng Hòa 39 lần (QCVN 09:2008/BTNMT).

Tại các khu dân cư, việc khai thác và xử lý nguồn nước giếng khoan còn sơ sài, chưa đúng kỹ thuật, không đạt tiêu chuẩn nước uống sinh hoạt, nhiều gia đình sử

dụng nước giếng khoan trực tiếp, nước hôi tanh, vàng đục. Hàm lượng Cl-, Mn tại xã

Hưng Hòa vượt QCCP cho phép 3,7 lần và 1,6 lần, Fe tại phường Bến Thủy vượt

QCCP 1,1 lần; Coliform ở tất cả các điểm đo ở khu vực tập trung dân cư đều vượt

quy chuẩn cho phép từ 1,7 lần đến 39,3 lần (QCVN 09:2008/BTNMT).

Chất lượng nước dưới đất cũng được đánh giá theo phương pháp cho điểm các chỉ tiêu thành phần và phân cấp thành 4 mức độ (không ô nhiễm, ô nhiễm nhẹ, ô

nhiễm trung bình và ô nhiễm nặng). Các chỉ tiêu đánh giá môi trường nước dưới đất:

61

Bảng 2.12. Phân cấp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước dưới đất ở TP.Vinh

Giá trị giới hạn TT Chỉ tiêu QCCP (mg/m3) Không ô nhiễm (0 điểm) Ô nhiễm nhẹ (1 điểm) Ô nhiễm trung bình (2 điểm) Ô nhiễm nặng (3 điểm) 1 TDS 1.500 ≤ 1.500 1.500 ÷ 2.500 2.500 ÷ 3.500 > 3.500 2 NO2- 1 ≤ 1 1 ÷ 2 2 ÷ 4 > 4 3 Fe 5 ≤ 5 5 ÷ 7,5 7,5 ÷ 10 > 10 4 Cl- 250 ≤ 250 250 ÷500 500 ÷ 1000 > 1000 5 Mn 0,5 ≤ 0,5 0,5 ÷ 0,75 0,75 ÷ 1 > 1 6 Coliform 3 ≤ 3 3 ÷ 10 10 ÷ 20 > 20

Để xác định mức độ ô nhiễm môi trường nước dưới đất ở TP.Vinh theo 4 mức độ khác nhau, NCS căn cứ vào tổng số điểm của các điểm đo (tổng số điểm cao nhất,

tổng số điểm thấp nhất), tiến hành phân chia mức độ ô nhiễm đối với nước dưới đất:

Tổng điểm = 0: Không ô nhiễm

Tổng điểm từ 1 ÷ 6 điểm: Ô nhiễm nhẹ

Tổng điểm từ 7 ÷ 12 điểm: Ô nhiễm trung bình Tổng điểm > 12 điểm: Ô nhiễm nặng

Từ kết quả đánh giá tổng hợp hiện trạng chất lượng môi trường nước dưới đất TP.Vinh năm 2011, NCS đã thành lập bản đồ hiện trạng môi trường nước dưới đất

(hình 2.4). Trên bản đồ thể hiện dạng điểm kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước dưới đất tại từng điểm quan trắc theo 4 cấp: không ô nhiễm, ô nhiễm

nhẹ, ô nhiễm trung bình và ô nhiễm nặng.

Kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm nước dưới đất cho thấy: khu vực bị ô nhiễm ở mức trung bình ở khu vực giáp biển thuộc xã Hưng Hòa, chủ yếu là do hàm lượng

Cl-, Mn cao. Ngoài ra, tại khu vực bãi rác Đông Vinh cũng được đánh giá là ô nhiễm ở mức trung bình, nhưng tiệm cận dưới với mức ô nhiễm nhẹ. Ô nhiễm ở đây chủ

yếu do hàm lượng TDS và Mn vượt QCCP từ 2 đến 3 lần. Ở các khu vực khác nước dưới đất bị ô nhiễm ở mức độ nhẹ, chủ yếu bởi Cl-, Mn, Fe, NO2-. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

62

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an_luận án tiến sĩ địa lý (Trang 69)