Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển đô thị và bảo vệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an_luận án tiến sĩ địa lý (Trang 135)

10. Cấu trúc của luận án

4.1.3. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển đô thị và bảo vệ

đô thị và bảo vệ môi trường

Đẩy mạnh quá trình ĐTH, kết hợp chặt chẽ với các yêu cầu BVMT là những

vấn đề hết sức quan trọng, nhất là đối với Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Nghị

quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định "Quy hoạch mạng lưới phát

triển đô thị với một số ít thành phố lớn, nhiều thành phố vừa và hệ thống đô thị nhỏ

phân bố hợp lý trên các vùng; xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng đồng bộ theo

quy hoạch; đưa việc quy hoạch phát triển và việc quản lý đô thị vào nề nếp, xây

dựng các đô thị ngày càng văn minh, hiện đại. Hoàn thiện quy hoạch giao thông lâu

125

các đô thị lớn; tăng cường các biện pháp để đảm bảo cung cấp đủ nước sạch, thoát

nước và xử lý chất thải".

Mục tiêu tổng quát về "Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước tới năm 2020" đã chỉ rõ: từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị cả nước, có cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và kỹ thuật hiện đại, môi trường đô thị trong

sạch, được phân bố và phát triển hợp lý trên địa bàn cả nước, đảm bảo cho mỗi đô thị

theo vị trí, chức năng của mình phát huy được đầy đủ các thế mạnh, góp phần thực

hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc.

PTBV là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. PTBV đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước. Quan điểm PTBV đã được khẳng định trong Chỉ thị số 36 - CT/TW ngày 25/06/1998 của Bộ chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ CNH, hiện đại hóa đất nước, trong đó nhấn mạnh: "BVMT là một nội dung cơ bản không thể

tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển KT-XH của tất cả các

cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm PTBV, thực hiện thắng lợi sự nghiệp

CNH, hiện đại hóa đất nước". Quan điểm PTBV đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển KT-XH 2010 - 2020 là: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT" và "Phát triển KT-XH gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm

sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng

sinh học". PTBV đã đi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong sự

phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an_luận án tiến sĩ địa lý (Trang 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)