Thực trạng của quá trình phát triển đô thị và tác động đến môi trường tự nhiên của quá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an_luận án tiến sĩ địa lý (Trang 131)

10. Cấu trúc của luận án

4.1.1. Thực trạng của quá trình phát triển đô thị và tác động đến môi trường tự nhiên của quá

nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh.

4.1.1.1. Những mặt tích cực và hạn chế của quá trình ĐTH ở TP.Vinh

Từ những kết quả phân tích thực trạng quá trình đô thị hóa ở chương 3, cho

thấy đô thị hóa ở TP.Vinh có nhiều mặt tích cực, song cũng còn nhiều hạn chế.

* Mặt tích cực:

- ĐTH đã, đang và sẽ là động lực thúc đẩy quá trình CNH và hiện đại hóa của

TP.Vinh. Quá trình ĐTH ngày càng nâng cao vai trò chủ đạo của khu vực đô thị

trong quá trình phát triển chung của toàn thành phố, thể hiện ở việc mở rộng diện tích, gia tăng quy mô dân số đô thị, đóng góp vào GDP và các chức năng ngày càng

đa dạng của đô thị. Mối quan hệ của đô thị Vinh với vùng nông thôn và với hệ thống đô thị trong vùng ngày càng được mở rộng. TP.Vinh là thị trường lớn trong khu vực.

- Nhiều chỉ tiêu có mức độ ĐTH rất cao và trở thành thế mạnh của quá trình

ĐTH như tốc độ mở rộng diện tích đô thị, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, đầu mối

giao thông, tỷ lệ cấp nước sạch, số lượng cơ sở thương mại, dịch vụ. Đây hầu hết là các chỉ tiêu phát triển theo chiều rộng và liên quan đến thế mạnh truyền thống của

TP.Vinh là một đô thị có lịch sử khá lâu đời.

- ĐTH thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu

sử dụng đất theo hướng tích cực, hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và lối sống văn minh đô thị. Những thành tựu

phát triển trong thời gian qua cũng như một lượng lớn đầu tư vào làm mới và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng đang hình thành một hệ thống cơ sở vật chất lớn, nhất là khi Vinh đã được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh sẽ hứa hẹn một tương lai phát triển mạnh hơn trong những năm tới.

- Kiến trúc, cảnh quan đô thị ngày càng được phát triển theo quy hoạch, quản lý đô thị ngày càng được quan tâm hơn giúp cho quá trình ĐTH ngày càng mang

121 * Mặt hạn chế

- Là đô thị loại I nhưng quy mô nền kinh tế của thành phố vẫn còn nhỏ, công nghiệp, dịch vụ phát triển chưa tương xứng, chưa có các sản phẩm chủ lực, tính

cạnh tranh của các sản phẩm, hàng hóa chưa cao.

- Không gian hiện tại của thành phố bất cập so với yêu cầu phát triển một đô

thị quy mô và hiện đại, kết cấu hạ tầng còn nhiều khâu yếu, chưa đáp ứng yêu cầu

phát triển cao hơn trong giai đoạn tới. Kiến trúc đô thị còn chắp vá, chưa có điểm

nhấn riêng biệt về kiến trúc cảnh quan đô thị.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị còn nhiều yếu kém, nhất là các chỉ tiêu về giao thông và môi trường đô thị.

- Việc khai thác các loại TNTN (biển, du lịch, khai khoáng...) trong điều kiện

hội nhập kinh tế quốc tế sẽ vẫn được ưu tiên trong những năm tới. Tuy nhiên, đây

cũng sẽ là những thách thức rất lớn về khả năng xuống cấp của môi trường và các hệ

sinh thái.

- Việc mở rộng đô thị chủ yếu vẫn là biến nông thôn thành đô thị dẫn đến ĐTH thiếu bền vững ở những nơi mới được công nhận là đô thị. Việc chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất đô thị chưa gắn liền với quy hoạch sử dụng lao động nên gây sức ép về việc làm và tổ chức đời sống xã hội ở vùng chuyển đổi đất.

- TP.Vinh cùng với tỉnh Nghệ An nằm ngoài khu vực kinh tế trọng điểm của

cả nước nên các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài quan tâm ít hơn; khó thu hút nguồn nhân lực cao vào thành phố làm việc. Các dự án đầu tư vào thành phố hầu hết

thuộc các lĩnh vực phát triển đô thị, đầu tư vào sản xuất kinh doanh còn thấp. Môi

trường đầu tư chưa thuận lợi.

- Quản lý đô thị còn hạn chế trên một số lĩnh vực. Các dự án quy hoạch

và quản lý đô thị còn bộc lộ nhiều bất hợp lý cần phải kịp thời điều chỉnh cho

phù hợp với yêu cầu phát triển.

Thành phố thiếu các nhà quản lý giỏi (bao gồm cả quản lý nhà nước và quản

lý doanh nghiệp). TP.Vinh không được phân cấp quản lý nhiều trong quản lý phát

triển đô thị và KT-XH, việc đưa ra chính sách và cơ chế mới rất chậm chạp, chưa

theo kịp yêu cầu phát triển KT-XH.

- Nếp sống văn hóa đô thị của người dân chưa phù hợp với nếp sống của

122

nghiệp, nạn buôn lậu, gian lận thương mại và các tệ nạn xã hội vẫn đang tiếp

tục gia tăng và kìm hãm sự phát triển của thành phố.

4.1.1.2. Thực trạng tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH

TP.Vinh

Kết quả đánh giá tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh trong các chương 2 và 3 cho phép nhận định: Môi trường tự nhiên ở TP.Vinh đã bị ô nhiễm, tuy mức độ ô nhiễm chưa nhiều so với các đô thị lớn trong cả nước. Các khu vực bị ô nhiễm tập trung ở các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ

(các khu chợ, bệnh viện..), bãi tập kết rác thải, khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi

trồng thủy sản. Những tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở

TP.Vinh trên cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.

Trong thời gian tới môi trường tự nhiên của TP.Vinh cũng sẽ bị biến đổi do tác động của quá trình ĐTH, khi không gian đô thị được mở rộng, dân số đô thị tăng,

nhất là sự phát triển của các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đây là cơ sở để đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm đảm bảo sự PTBV quá trình ĐTH đến môi trường tự nhiên ở đô thị Vinh.

4.1.2. Mục tiêu, phương huớng phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường, định hướng phát triển không gian đô thị của TP.Vinh đến năm 2020.

TP.Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Nghệ An. Sự

phát triển của TP.Vinh có ý nghĩa rất quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng của

tỉnh và vùng BTB. Vì vậy, xây dựng và phát triển TP.Vinh trước hết là nhiệm vụ của

thành phố đồng thời là nhiệm vụ của cả tỉnh. Phải đặt TP.Vinh là trung tâm trong quy hoạch chiến lược phát triển chung của cả tỉnh, trên cơ sở phát huy nội lực của thành phố để thu hút các nguồn lực cho xây dựng và phát triển TP.Vinh.

Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI và Đại hội Đảng bộ

TP.Vinh lần thứ XXI (năm 2011) đã xác định mục tiêu xây dựng Vinh trở thành đô

thị loại I trực thuộc Trung ương vào năm 2020, hướng tới đô thị trung tâm vùng

BTB. Phương hướng phát triển nhiệm vụ KT-XH TP.Vinh thời kỳ 2010 - 2020 đã chỉ rõ các mục tiêu cơ bản:

- Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước,

phát huy có hiệu quả lợi thế so sánh của thành phố trong khu vực và cả nước, nâng

123

hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm -

ngư nghiệp, xây dựng TP.Vinh phát triển nhanh và bền vững.

+ Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2010 - 2015 đạt 12,5%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12%/năm, đến năm 2020 tỷ trọng GDP của thành phố

chiếm 41,5%/năm GDP của tỉnh và chiếm 18,2% GDP của vùng BTB.

+ Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010 - 2020: công nghiệp - xây dựng 41,5-42,5% (của tỉnh 39-40%), dịch vụ 56,5-57,5% (của tỉnh 38,5-39,5%), nông - lâm - ngư

nghiệp 0,5-1% (của tỉnh 21,5-22,5%).

+ Tổng vốn đầu tư phát triển đạt 61.000-63.000 tỷ đồng (của tỉnh Nghệ An

165.000-175.000 tỷ đồng).

- Chú trọng phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao với nhóm sản phẩm được xác định chủ lực trong sản xuất c ông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: sản phẩm

công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất đồ uống, vật liệu xây

dựng, gỗ, bao bì, vỏ hộp, thuốc tân dược và dụng cụ y tế cao cấp, hóa chất, tiểu thủ

công nghiệp, sản phẩm công nghệ cao (linh kiện và lắp ráp thiết bị điện, điện tử, tin

học, viễn thông, sản xuất vật liệu mới...).

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp thành phố theo hướng nông nghiệp sạch, an toàn và hiệu quả cao nhằm phục vụ dân cư đô thị, các khu,

cụm công nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong nông nghiệp.

- Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, xây dựng Vinh - Cửa Lò thành trung

tâm thương mại lớn của vùng BTB, đầu mối bán buôn, đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa cho tỉnh và vùng BTB. Mở rộng thị trường và tăng sản lượng hàng hóa không chỉ

trong khu vực mà cả nước ngoài. Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây

dựng Vinh trở thành trung tâm lưu trú phân phối khách du lịch của tỉnh và vùng BTB. - Đẩy mạnh tốc độ ĐTH, mở rộng không gian đô thị một cách hợp lý. Đô thị Vinh được phát triển mở rộng gắn kết với vùng phụ cận; các đô thị cũ được cải tạo,

chỉnh trang; các khu đô thị mới được xây dựng hiện đại có kết cấu hạ tầng đồng bộ.

Kiến trúc đô thị có bản sắc riêng; hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng đáp ứng các chỉ tiêu đô

thị loại I và đô thị trung tâm vùng.

- Tổ chức không gian đô thị Vinh được chia thành 3 không gian phát triển hài hòa bao gồm: không gian đô thị phát triển trên cơ sở nội TP.Vinh và các đô thị trong

vùng; không gian công nghiệp phát triển vùng phía bắc trên cơ sở KCN Nam Cấm.

124

thôn là vùng giữa các đô thị và KCN, vùng này chỉ sản xuất nông nghiệp và quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn tạo sự cân bằng sinh thái tổng thể đô thị.

Tổ chức một trục phố trung tâm nối Vinh với Cửa Lò. Khai thác dọc sông Lam như

một trục không gian cảnh quan đô thị. Xây dựng 3 khu sinh thái, du lịch lớn là Bắc

Cấm và thị xã Cửa Lò (du lịch biển); khu Đại Huệ (du lịch sinh thái); Sông Lam - Hồng Lĩnh (giải trí, nghỉ dưỡng).

- Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường. Chú trọng quản lý, sử

dụng có hiệu quả nguồn đất đai đô thị. Khắc phục và ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.

- Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng toàn diện, phấn đấu đạt vị trí trung

tâm vùng trên các lĩnh vực: giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hóa - thể thao, đồng thời giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người

xứ Nghệ có sức lan tỏa ảnh hưởng lớn trong vùng.

Mục tiêu xây dựng TP.Vinh trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng

BTB trên cơ sở tạo dựng những chức năng của trung tâm:

● Chức năng đầu tàu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu về

phát triển kinh tế của tỉnh và vùng BTB.

● Chức năng trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và trọng điểm về khoa học - công nghệ, văn hóa thể thao và y tế của vùng.

● Chức năng trung tâm công nghiệp của vùng BTB.

● Chức năng trung tâm thương mại, du lịch và các dịch vụ khác có tác động

trên phạm vi vùng BTB.

● Chức năng đầu mối giao thông, cửa vào - ra quan trọng của vùng BTB, cả nước và quốc tế.

4.1.3. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển đô thị và bảo vệ môi trường đô thị và bảo vệ môi trường

Đẩy mạnh quá trình ĐTH, kết hợp chặt chẽ với các yêu cầu BVMT là những

vấn đề hết sức quan trọng, nhất là đối với Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Nghị

quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định "Quy hoạch mạng lưới phát

triển đô thị với một số ít thành phố lớn, nhiều thành phố vừa và hệ thống đô thị nhỏ

phân bố hợp lý trên các vùng; xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng đồng bộ theo

quy hoạch; đưa việc quy hoạch phát triển và việc quản lý đô thị vào nề nếp, xây

dựng các đô thị ngày càng văn minh, hiện đại. Hoàn thiện quy hoạch giao thông lâu

125

các đô thị lớn; tăng cường các biện pháp để đảm bảo cung cấp đủ nước sạch, thoát

nước và xử lý chất thải".

Mục tiêu tổng quát về "Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước tới năm 2020" đã chỉ rõ: từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị cả nước, có cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và kỹ thuật hiện đại, môi trường đô thị trong

sạch, được phân bố và phát triển hợp lý trên địa bàn cả nước, đảm bảo cho mỗi đô thị

theo vị trí, chức năng của mình phát huy được đầy đủ các thế mạnh, góp phần thực

hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc.

PTBV là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. PTBV đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước. Quan điểm PTBV đã được khẳng định trong Chỉ thị số 36 - CT/TW ngày 25/06/1998 của Bộ chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ CNH, hiện đại hóa đất nước, trong đó nhấn mạnh: "BVMT là một nội dung cơ bản không thể

tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển KT-XH của tất cả các

cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm PTBV, thực hiện thắng lợi sự nghiệp

CNH, hiện đại hóa đất nước". Quan điểm PTBV đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển KT-XH 2010 - 2020 là: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT" và "Phát triển KT-XH gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm

sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng

sinh học". PTBV đã đi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong sự

phát triển của đất nước.

4.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ

NHIÊN Ở THÀNH PHỐ VINH

Để khai thác những điểm tích cực, hạn chế những tiêu cực phát sinh trong quá trình ĐTH tới môi trường tự nhiên và đẩy mạnh quá trình ĐTH, TP.Vinh phải áp dụng tổng hợp các giải pháp khác nhau. Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, NCS tập trung vào nghiên cứu và đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản:

4.2.1. Các giải pháp phát triển đô thị, quản lý quá trình đô thị hóaở thành phố Vinh

4.2.1.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch, thực hiện và quản lý quy hoạch đô thị

Đây là giải pháp quan trọng bậc nhất. Bởi lẽ thực tế cho thấy rất nhiều dự án có

quy hoạch tốt nhưng khi triển khai hầu như phá vỡ quy hoạch. Những thiếu sót trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an_luận án tiến sĩ địa lý (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)