Các giải pháp phát triển đô thị, quản lý quá trình đô thị hóa ở thành phố Vinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an_luận án tiến sĩ địa lý (Trang 136)

10. Cấu trúc của luận án

4.2.1.Các giải pháp phát triển đô thị, quản lý quá trình đô thị hóa ở thành phố Vinh

4.2.1.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch, thực hiện và quản lý quy hoạch đô thị

Đây là giải pháp quan trọng bậc nhất. Bởi lẽ thực tế cho thấy rất nhiều dự án có

quy hoạch tốt nhưng khi triển khai hầu như phá vỡ quy hoạch. Những thiếu sót trong

126

Đông…) khi các nhà máy nằm lọt thỏm, liền kề khu dân cư đã gây ra những hệ lụy

về môi trường mà việc khắc phục là hết sức tốn kém và không hiệu quả. Do vậy, cần nâng cao năng lực chuyên môn của các tổ chức tư vấn quy hoạch thiết kế kiến trúc

xây dựng, tổ chức tư vấn lập quy hoạch sử dụng đất, tổ chức tư vấn lập dự án đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường.

Để phát triển đô thị bền vững cần thực hiện quy hoạch một cách đồng bộ, bao

gồm: quy hoạch tổng thể KT-XH, quy hoạch các ngành, các cấp (từ thành phố đến phường, xã), quy hoạch xây dựng (quy hoạch chung và chi tiết). Chất lượng quy hoạch

cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Nhất thiết phải quy định rõ diện tích tối thiểu cho các

dự án quy hoạch đô thị, hệ thống kết cấu hạ tầng cấp, thoát nước, cây xanh…

Nghiên cứu, xây dựng cơ chế lồng ghép bảo vệ môi trường với quy hoạch

phát triển KT-XH của đô thị để tạo hành lang pháp lý cho công tác BVMT tại các cơ

sở sản xuất, kinh doanh như việc đề ra các quy chế có tính bắt buộc cao đối với các

chủ đầu tư trong việc đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cũng như việc thực hiện các

giải pháp BVMT. Việc lồng ghép này phải được thực hiện trên quan điểm lợi ích

chung của toàn vùng với cách nhìn tổng thể và lâu dài về bảo vệ môi trường.

4.2.1.2. Quản lý quá trình đô thị hóa

- Trọng tâm của quá trình ĐTH là phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất. Trên cơ sở phát triển kinh tế đô thị,

tăng sức hút của thành phố, đồng thời có chính sách hợp lý để đẩy nhanh tốc độ tăng

dân số cơ học, đặc biệt thu hút lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Nâng cao chất lượng cuộc sống, trình độ văn hóa, trình độ hiểu biết cho dân cư, nhất là những người dân mới di chuyển đến.

- Chú trọng phát triển các khu kinh tế vệ tinh và các làng nghề nhằm thu hút

lao động nông thôn tại chỗ, tạo sự liên kết kinh tế giữa các KCN, CCN với nông thôn, giữa sản xuất công nghiệp với nông nghiệp và dịch vụ. Cần khai thác mối liên kết kinh tế giữa các thành phố lớn với các khu vực phụ cận, nhất là các vùng đệm cho thành phố (về mặt dịch vụ, các khu sản xuất đặt ở nông thôn,...) nhằm giảm thiểu

di cư. Phát triển mạnh doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có làng nghề và kinh tế

trang trại nhằm tăng giá trị sản phẩm theo hướng xuất khẩu và hình thành các thị trường nông sản ngay tại địa phương, đồng thời cũng tạo ra thu nhập và việc làm ổn

định hơn.

- Duy trì sự ổn định dân cư ở nông thôn, tạo việc làm và đẩy mạnh công

nghiệp hóa và ĐTH nông thôn. Phải xem vấn đề ĐTH nông thôn, phát triển kinh tế

127

Cùng với sự phát triển kinh tế, TP.Vinh đã, đang và sẽ tạo ra một cực đô thị

có sức hút rất lớn đối với các vùng ảnh hưởng. Mở rộng không gian đô thị sẽ nâng cao hơn vai trò của thành phố, tạo điều kiện cho khu vực nông thôn, khu vực miền

núi lân cận phát huy được những thế mạnh sẵn có. Quá trình này cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức khi trình độ lực lượng lao động, nhất là lao động

nông thôn còn thấp, chưa được đào tạo, cơ sở hạ tầng còn yếu kém… Do đó, việc đẩy mạnh phát triển đô thị không chỉ đơn giản là nâng cấp xây dựng và mở rộng quy mô đô thị. Trong sự phát triển này phải coi con người là nhân tố trung tâm. Việc

nâng cao trình độ KHKT, tay nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động là vấn đề xuyên suốt của cả quá trình không chỉ riêng TP.Vinh mà trên phạm vi cả nước.

- Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý

Cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ bộ máy quản lý trong nền kinh tế thị trường, từ đó tổ chức bộ máy, đổi mới cơ cấu bộ máy chính quyền đô thị là một biện

pháp quan trọng để quản lý đô thị. Chức năng bộ máy quản lý đô thị hiện nay phải

tạo ra một hành lang pháp lý để các tổ chức, cá nhân hoạt động theo pháp luật. Để

thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ chính trị cũng như các kế hoạch KT-XH, bộ

máy quản lý đô thị cần có đủ quyền và lực, nghĩa là nhà nước giao quyền, phân bố

hợp lý các nguồn tài chính, còn chính quyền đô thị phải đủ mạnh để nắm quyền và sử

dụng có hiệu quả các nguồn tài chính để thực hiện các chức năng của mình và thực

hiện chiến lược phát triển của đô thị. Trong nội dung đó, xác định đúng nội dung

công tác quản lý, phân công đúng người đúng việc, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ là những nội dung cụ thể và quan trọng.

4.2.1.3. Nâng cấp, cải tạo và phát triển một cách đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng

kỹ thuật đô thị.

Thành phố hiện đang đầu tư hệ thống thoát nước cho TP.Vinh giai đoạn 2 (với

số vốn 350 tỷ đồng) và chuẩn bị thực hiện dự án phát triển đô thị Vinh (hợp phần B:

cải tạo môi trường và cấp nước sinh hoạt) với tổng mức đầu tư 40 triệu USD (giai đoạn I), 95 triệu USD cho cả dự án từ nguồn vốn của Ngân hàng thế giới (World Bank). Đã có những nghiên cứu, những dự án quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng

kỹ thuật đô thị với các giải pháp cụ thể. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, NCS xin đề xuất một số giải pháp trong quy hoạch và phát triển hệ thống cây xanh - một

vấn đề vẫn hay bị xem nhẹ, ít được đề cập đến trong quy hoạch đô thị, thiếu cơ chế

128

Trên thực tế, việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị của thành phố vẫn còn nhiều bất cập, trong đó hệ thống cây xanh đô thị hiện nay vẫn chưa đạt tiêu chuẩn về độ che phủ, diện tích cây xanh phát triển không tỷ lệ thuận với tốc độ ĐTH.

Tổng diện tích cây xanh toàn thành phố hiện có 348,53 ha; trong đó diện tích

cây xanh nội thành là 279,25 ha (2010). Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có khoảng 145 ha diện tích của mặt nước sông, thành phố đang quy hoạch khoảng 145

ha diện tích của công viên, cảnh quan xanh dọc ven sông Lam. Như vậy trong thời

gian tới, diện tích cây xanh thành phố sẽ đạt trên 15 m2/người [111]. Diện tích cây

xanh tập trung nhiều nhất ở rừng ngập mặn Hưng Hòa (55 ha), Lâm viên Núi Quyết

(53,78 ha), cây xanh công viên (công viên Trung Tâm (39 ha), công viên Thành Cổ

(28,21 ha), công viên Hồ Cửa Nam (14,80 ha). Những năm qua, TP.Vinh đã rất chú

trọng và quan tâm đến việc phát triển diện tích cây xanh đô thị. Năm 2010, thành phố đã tập trung trồng xen giắm được 524 cây xanh trên các tuyến phố cùng hàng ngàn m2 thảm cỏ, các loại cây cảnh tại các bồn hoa, giải phân cách.

Tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng hệ thống cây xanh đô thị của nước ta

nói chung và TP.Vinh nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu về môi trường và tạo cảnh quan đô thị. Diện tích đất cây xanh trên đầu người của TP.Vinh mặc dù cao so với các đô thị trong cả nước, nhưng vẫn không đạt so với tiêu chuẩn quy định (Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, Bộ Xây Dựng). Cơ cấu cây trồng chưa hợp lý, 30-40%

cây xanh được trồng không phù hợp như cây ngô đồng, cây keo tràm… Kinh phí cho công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh còn hạn chế, thành phố còn thiếu cơ

chế, chính sách để khuyến khích mọi thành phần kinh tế và nhân dân tham gia. Công tác quản lý về cây xanh còn lỏng lẻo, tình trạng chặt phá cây, tỉa cành… một cách tùy tiện đã làm giảm mật độ che phủ và khả năng sinh tồn của cây xanh trên địa bàn thành phố. Do vậy để phát triển cây xanh đô thị, cần:

- Quy hoạch cây xanh đô thị phải là một nội dung bắt buộc trong quy hoạch

đô thị.

Khi triển khai xây dựng đô thị mới, chính quyền phải đảm bảo quỹ đất cây

xanh; cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới đã được phê duyệt, đồng thời phải có trách nhiệm chăm

sóc và bảo vệ cây xanh. Khi xây dựng mới, đường đô thị phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.

- Có cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút vốn đầu tư; công khai quy hoạch và danh sách các danh mục kêu gọi đầu tư; xúc tiến đầu tư có hiệu quả; lồng ghép dự án công viên, cây xanh đô thị với dự án sinh lời khác.

129

- Tăng cường công tác quản lý cây xanh đô thị trên các mặt trồng, duy trì và bảo vệ cây xanh.

- Đầu tư xây dựng mở rộng diện tích vườn ươm. Hiện nay thành phố chỉ vỏn vẹn có hơn 3 ha nằm tập trung ở hai vườn ươm phường Hưng Phúc và Đội Cung, trong khi quy định về cây xanh cho đô thị loại I (trực thuộc Trung ương) phải đảm bảo diện tích vườn ươm từ 30-50 ha để sản xuất cây xanh, cây cảnh. Muốn vậy cần có sự hỗ trợ ngân sách của tỉnh và thành phố.

- Khuyến khích các hộ gia đình tích cực tham gia trồng cây xanh, chăm sóc,

bảo vệ và trồng cây xanh trước nhà, trên các tuyến phố đảm bảo theo quy hoạch và

theo quy định về chủng loại cây được phê duyệt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an_luận án tiến sĩ địa lý (Trang 136)