10. Cấu trúc của luận án
2.1.3. Hiện trạng môi trường đất
Sự đẩy mạnh quá trình ĐTH, phát triển KT-XH đã ảnh hưởng đến tài nguyên
đất, làm ô nhiễm và thoái hóa môi trường đất. Ô nhiễm môi trường đất ở TP.Vinh có
thể do yếu tố tự nhiên (thoái hóa tiềm năng) và do nhân tác (thoái hóa hiện tại do các hoạt động KT-XH). Ở đây, NCS chỉ dừng lại phân tích, đánh giá ô nhiễm đất do con người.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài [30], NCS đã tiến hành lấy mẫu đất tại khu vực sản xuất nông nghiệp, khu vực tập trung dân cư (chung cư Quang
Trung, Vinh Tân, chợ Vinh, chợ Đại học); khu, cụm công nghiệp (Bắc Vinh, Đông
Vĩnh, Nghi Phú), một số cơ sở sản xuất công nghiệp (công ty CP bia Sài Gòn - Nghệ An, cơ sở giết mổ gia súc Nghi Phú), các bệnh viện (bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ
An, bệnh viện TP.Vinh, bệnh viện Lao), bãi rác Đông Vinh, nghĩa trang thành phố. Kết
quả phân tích cho thấy đa phần các chỉ tiêu thấp hơn và không vượt quy chuẩn cho phép
(phụ lục 21, 22). Các khu vực bị ô nhiễm chủ yếu do nước thải, rác thải các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở dịch vụ, sinh hoạt của dân cư, do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
- Ô nhiễm đất do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Trong đất, hóa chất BVTV thường gây hại cho nhiều loại sinh vật có ích, các
vi sinh vật đất phân huỷ chất thải, chất hữu cơ chuyển hóa nhiều nguyên tố dinh dưỡng quan trọng cũng bị hại vì tồn dư của thuốc trừ sâu, làm giảm độ phì của đất.
NCS đã điều tra tổng hợp ý kiến của người trồng rau tại xã Nghi Kim và Nghi Phú - vùng trồng rau lớn nhất TP.Vinh. Trong số những người được hỏi có đến
94,29% sử dụng thuốc BVTV, nước tưới cho rau từ ao hồ chiếm 74,29% và mương
rãnh chiếm 60%. Người dân ở đây có thói quen trồng riêng rau để sử dụng cho gia đình - đó là loại rau không phun thuốc trừ sâu, không bón phân tươi, không bón đạm
nhiều chiếm 54,29%. Kết quả quan trắc tại vùng trồng rau Nghi Kim cho thấy hàm
lượng Pb đạt 80 mg/kg (vượt QCCP 1,14 lần), hàm lượng thuốc trừ cỏ 24-D lên tới 0,23 mg/kg (vượt QCCP 2,3 lần - QCVN 15:2008/BTNMT).
Ở vùng trồng rau Nghi Phú [30], kết quả phân tích không phát hiện được dư lượng thuốc BVTV trong đất. Tuy nhiên hàm lượng Pb rất cao (105 mg/kg), vượt
QCCP 1,5 lần. Hàm lượng Zn đều xấp xỉ ngưỡng QCCP. Các kim loại này đều có
chứa trong thuốc BVTV. Do đó cần phải kiểm soát, khuyến cáo bà con bón đúng liều lượng, không được sử dụng thuốc BVTV trong danh mục đã bị cấm. Hiện nay thuốc BVTV đang được bày bán trên thị trường một cách rộng rãi, tuỳ tiện, thậm chí có nơi
63
Ở TP.Vinh hiện vẫn còn hai địa điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại xóm
Phong Hảo, xã Hưng Hòa và xóm Hùng Mạnh Tiến, xã Nghi Phú. Kho hóa chất bảo
vệ thực vật tại Hưng Hòa được xây dựng từ năm 1976, hiện nay đã xuống cấp; kho
có mùi thuốc khó chịu, khoảng cách tới nhà dân 20 m. Hàm lượng hóa chất bảo vệ
thực vật trong các mẫu đất so với QCVN: DDT 6,947 ppm [76]. Điểm tồn lưu hóa
chất bảo vệ thực vật tại xóm Hùng Mạnh Tiến, xã Nghi Phú (diện tích 4 m2) được
xây dựng từ năm 1976, hiện đã xuống cấp và không còn sử dụng, khoảng cách tới nhà dân 10 m. Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong các mẫu đất so với QCVN:
DDT (cao nhất) là 0,18 ppm [76].
- Ô nhiễm đất do nước thải, rác thải các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở dịch vụ,
sinh hoạt của dân cư.
Bảng 2.13. Một số chỉ tiêu môi trường đất ở TP.Vinh năm 2011
Kết quả phân tích
T
T Chỉ tiêu phân tích Đơn vị BĐa khoa ệnh viện tỉnh CCN Nghi Phú Cơ sở giết mổ gia súc Nghi Phú Vùng trồng rau Nghi Phú 1 pHH2O 5,8 6,3 8,2 6,7 2 pHKCl 5,6 5,5 8,1 5,7
3 Chất hữu cơ (OC) % 1,047 0,592 0,963 0,979
4 Sắt tổng mg/kg 493 1068 878 1638 5 Đồng (tổng) mg/kg 1,0 9,3 16,1 9,8 6 Chì (tổng) mg/kg 4,5 10,7 10,8 12,5 7 Kẽm (tổng) mg/kg 3,7 14,5 29,4 11,1 8 Thủy ngân (tổng) mg/kg Vết KPH KPH KPH 9 Asen (tổng) mg/kg 2,35 1,12 2,15 KPH
Nguồn: Đề tài “Điều tra, đánh giá các yếu tố tác động đến tài nguyên, môi trường đất và nước ở TP.Vinh” [30]
Nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp,
cơ sở chế biến thực phẩm... gọi là nước thải công nghiệp. Đặc điểm của nước thải
công nghiệp chứa các hóa chất độc hại (kim loại nặng Pb, Hg, Cd, Cr...), các chất
hữu cơ khó phân huỷ sinh học (phenol, chất hoạt động bề mặt), chất hữu cơ dễ phân
huỷ sinh học từ các cơ sở sản xuất. Kết quả phân tích mẫu đất ở các khu vực này [30] cho thấy một số kim loại nặng đã vượt QCCP. Hàm lượng Cd tại cơ sở giết mổ gia súc Nghi Phú đạt 8,5 mg/kg (vượt QCCP 1,7 lần), hàm lượng Pb ở chợ Vinh 146 mg/kg (vượt QCCP 1,21 lần - QCVN 03:2008/BTNMT).
64
Bản đồ hiện trạng môi trường đất ở TP.Vinh (hình 2.5) cho thấy khu vực bị ô
nhiễm thoái hóa đất do phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chiếm một phần diện tích ở
xã Nghi Phú, Nghi Kim, Nghi Ân, Hưng Lộc, Hưng Đông, Hưng Hòa. Ô nhiễm đất
do nguồn thải từ sản xuất và sinh hoạt chiếm một phần diện tích các phường Hưng
Dũng, Hồng Sơn, Lê Mao, Vinh Tân, Trường Thi, Cửa Nam, Bến Thủy, xã Hưng
Lộc. Ô nhiễm đất do khai thác vật liệu xây dựng chiếm một phần diện tích xã Hưng Đông, Nghi Liên (nơi có các lò gạch thủ công). Ô nhiễm đất do nhiễm mặn chiếm
một phần diện tích rìa xã Hưng Hòa. Phần diện tích còn lại, hiện tại chất lượng môi trường đất được đánh giá là khá sạch.