Phân tích thực trạng về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công

Một phần của tài liệu Phân tích Tows hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Xây dựng và thương mại Duy Đức (Trang 48)

Đề tài tiến hành điều tra trắc nghiệm trên 10 phiếu, thu về 100% phiếu phát ra. Dưới đây là kết quả tổng hợp và phân tích các phiếu điều tra trắc nghiệm về thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh và thực trạng ứng dụng công cụ phân tích Tows của công ty TNHH Xây dựng và thương mại Duy Đức.

2.4.1.1. Phân tích thực trạng về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH Xây dựng và thương mại Duy Đức. công ty TNHH Xây dựng và thương mại Duy Đức.

( Nguồn: Kết quả điều tra)

Theo kết quả tổng hợp cho thấy, để hoạch định chiến lược kinh doanh công ty đã căn cứ vào 3 nguồn khác nhau, 70% câu trả lời là công ty dựa vào kết quả kinh doanh kỳ trước, 20% ý kiến cho rằng công ty đã dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường và số người được điều tra còn lại cho rằng công ty dựa vào cả yếu tố nguồn lực hiện có để hoạch định chiến lược. Điều này cho thấy, để quyết định các chiến lược cho doanh nghiệp thực hiện, công ty chủ yếu căn cứ vào kết quả kinh doanh kỳ trước, một phần khác dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường và các số liệu cần thiết khác để có nhận định bao quát nhất vì khi chỉ căn cứ vào một yếu tố thôi sẽ không đủ để doanh nghiệp hoạch định chiến lược đúng với thực tế kinh doanh, tình thế thị trường hiện tại.

( Nguồn: Kết quả điều tra)

Hình 2.1: Đánh giá mức độ hiệu quả của công tác hoạch định

chiến lược kinh doanh tại công ty

Từ biểu đồ trên ta có thể thấy rằng, mức độ hiệu quả của công tác hoạch định chiến lược tại công ty là tương đối tốt. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần trú trọng hơn đến công tác triển khai chiến lược đã hoạch định, ban lãnh đạo cần giám sát chặt chẽ quá trình thực thi chiến lược, tận dụng những thế mạnh hiện có kết hợp việc phân bổ nguồn lực hợp lý để đảm bảo cho quá trình triển khai các chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất từ đó làm tăng thêm hiệu quả về mở rộng quy mô và thu hút thêm nhiều khách hàng.

( Nguồn: Kết quả điều tra)

Hình 2.2: Đánh giá mức độ phân bổ ngân sách cho việc thực thi chiến lược kinh doanh đã hoạch định

Theo kết quả điều tra về tình hình phân bổ ngân sách cho việc thực thi chiến lược trong công ty, có 6 người được điều tra cho rằng công ty đã sử dụng 25% ngân sách vào việc thực thi chiến lược kinh doanh, 2 người đánh giá ngân sách phân bổ là 20%, 2 người đánh giá ở mức phân bổ ngân sách 30%. Như vậy, tổng hợp kết quả thì mức phân bổ ngân sách trung bình của doanh nghiệp dành cho việc thực thi chiến lược là 25%. Với nguồn ngân sách đang có, công ty phải thực hiện việc phân bổ cho rất nhiều lĩnh vực, các khoản phải chi cũng như khoản đầu tư khác nhau. Cụ thể, phân bổ ngân sách cho đầu tư cơ sở vật chất hàng năm, ngân sách cho việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực, khoản đầu tư duy trì các mối quan hệ, một phần ngân sách doanh nghiệp dùng để trả nợ đến kỳ hạn và lãi vay … Do vậy, việc doanh nghiệp dùng 25% nguồn ngân sách của mình để thực thi chiến lược kinh doanh là không nhỏ, thể hiện việc doanh nghiệp đánh giá mức độ quan trọng của các chiến lược đã hoạch định cũng như việc đầu tư nghiêm túc cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Bảng 2.3: Quy mô vốn kinh doanh của Doanh nghiệp

1 Tổng tài sản 4.316.740.729 4.804.043.432 5.764.982.274 2 Tổng nợ phải trả 3.705.230.642 1.659.948.931 3.707.212.868 3 Vốn lưu động 3.912.821.684 4.455.601.393 2.057.769.406 4 Doanh thu 7.559.222.184 7.196.578.505 6.367.109.683 (Nguồn tài liệu: Phòng kế toán)

Bảng 2.4: Báo cáo tình hình tài chính của Doanh nghiệp (2010 – 2012)

ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011 - 2010 So sánh 2011 – 2012 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 Tổng TS 4.316 4.804 5.764 488 11,3 960 20,0 2 Tổng nợ phải trả 3.705 1.659 3.707 (2.046) (55,2) 2.048 123,4 3 VLĐ 3.912 4.455 2.057 543 13,9 (2.398) (53,8) 4 DT 7.559 7.196 6.367 (363) (4,8) (829) (11,5) 5 Tổng CP 6.923 6.800 5.681 (123) (1,8) (1.119) (16,4) 5 LNTT 636 396 506 (240) (37,7) 110 27,8 6 Thuế TNDN 159 99 126,5 (60) (37,7) 27,5 27,8 7 LNST 477 297 379,5 (180) (37,7) 82,5 27,8

(Nguồn tài liệu: Phòng kế toán)

Dựa vào bảng số liệu ta thấy: Doanh thu của Công ty từ năm 2010 đến năm 2012 đang có xu hướng giảm. Cụ thể doanh thu năm 2011 so với năm 2010 đã giảm đi 363 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 4,8%. Doanh thu năm 2012 so với năm 2011 giảm 829 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 11,5%. Doanh thu của Công ty giảm là do cuộc khủng hoảng và tốc độ lạm phát của nền kinh tế, các doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự, thu hẹp phạm vi kinh doanh, bên cạnh đó sức tiêu dùng các sản phẩm VLXD cũng bị ảnh hưởng.

Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ lệ giảm của doanh thu so với chi phí năm 2011 lớn hơn so với năm 2010 dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp cũng giảm theo. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế năm 2011 so với năm 2010 đã giảm 240 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 37,7%. Tuy nhiên, đến năm 2012 so với năm 2011 lại có sự chuyển biến, tỷ lệ giảm của doanh thu lại nhỏ hơn so với tỷ lệ giảm của chi phí, kéo theo sự tăng lên của lợi nhuận. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế năm 2012 so với năm 2011 tăng 110 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 27,8%. Có được điều này là do trong 2 năm trở lại đây, mặc dù nền kinh tế có nhiều bất ổn nhưng nhà nước cũng

đã đưa ra được nhiều biện pháp để điều tiết, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Đồng thời thể hiện các bước đi chiến lược hiệu quả mà doanh nghiệp đã đưa ra. Quá trình hoạch định chiến lược, sắp xếp nguồn nhân lực đã bám sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp và nhu cầu tiêu dùng trên thị trường.

Nhìn chung, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận nên có thể nói năm 2012 so với năm 2011 doanh nghiệp đã đạt được mục tiêu, tạo được tiền đề để cho hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi.

Một phần của tài liệu Phân tích Tows hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Xây dựng và thương mại Duy Đức (Trang 48)