Đánh giá tổng hợp các yếu tố MTBT của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích Tows hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Xây dựng và thương mại Duy Đức (Trang 46)

Việc phân tích và nhận định các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp là rất quan trọng. Công tác này sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn cụ thể, khách quan hơn về các vấn đề còn tồn tại trong doanh nghiệp, đâu là yếu tố được đánh giá là điểm mạnh mà doanh nghiệp nên phát huy, và đâu là những hạn chế mà doanh nghiệp cần khắc phục. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành kết hợp với các yếu tố từ MTBN đã phân tích để đưa ra chiến lược kinh doanh tốt nhất.

Bảng 2.2: Đánh giá tổng hợp các điểm mạnh điểm yếu từ MTBT của công ty

Các nhân tố Rất quan trọng (5 Đ) Khá quan trọng (4 Đ) Quan trọng (3 Đ) Bình thường (2 Đ) Không quan trọng lắm (1 Đ) Mức độ quan trọng trung bình Thứ tự độ quan trọng Điểm mạnh 1.Sản phẩm có uy tín 4 6 4.4 1 2.Khách hàng là các tổ chức lớn 2 8 3.2 2

3.Có nhiều kinh nghiệm. 10 3.0 3

4. Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt. 8 2 2.8 4 5. Khả năng tự phục vụ cao. 2 8 2.2 5 Điểm yếu

quá trình chuẩn hóa 2.Hoạt động Marketing chưa chuyên nghiệp

8 2 3.8 1

3.Định hướng về sản phẩm đặc thù chưa bài bản.

8 2 2.8 3

4.Kỹ thuật chưa hoàn thiện

8 2 2.8 3

5. Chưa có mạng lưới phân phối rộng rãi

6 4 3.6 2

( Nguồn: Kết quả điều tra) Phân tích các nhân tố từ MTBT:

Về điểm mạnh: Thông qua tổng hợp điều tra cho thấy, nhân tố sản phẩm có uy tín được đánh giá là điểm mạnh lớn nhất của doanh nghiệp để thực thi chiến lược thâm nhập thị trường mới. Với 4 phiếu điều tra đánh giá yếu tố sản phẩm là rất quan trọng và 6 phiếu cho rằng đây là yếu tố khá quan trọng, tổng điểm quan trọng trung bình là 4,4. Nhân tố khách hàng là các tổ chức lớn là nhân tố điểm mạnh thứ 2 với tổng điểm quan trọng trung bình là 3,2. Nhân tố đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm được nhận định là điểm mạnh thứ 3 và các nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, khả năng tự phục vụ cao lần lượt được đánh giá là điểm mạnh thứ 4, thứ 5. Theo kết quả trên, có thể cho thấy doanh nghiệp đang sở hữu những yếu tố làm nên thành công trong kinh doanh đó là sản phẩm và khách hàng. Chính bản thân cán bộ nhân viên cũng cảm thấy tin tưởng vào sản phẩm của công ty mình cung cấp cho khách hàng thì đó thật sự là một điểm mạnh cần tiếp tục duy trì. Với yếu tố về khách hàng, công ty cũng có được những đối tượng khách hàng là các tổ chức lớn, và hiện vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, đây thật sự là điểm mạnh đầy triển vọng, tạo bàn đạp cho doanh nghiệp mở rộng kinh doanh. Bởi khách hàng chính là yếu tố tạo nên thành công, thương hiệu, chính khách hàng trung thành là cầu nối cho doanh nghiệp đến với những khách hàng tiềm năng khác. Do đó, doanh nghiệp không thể bỏ qua điểm mạnh về khách hàng sẵn có, thậm trí nên củng cố thêm niềm tin và mật độ thân thiết với khách hàng đang có. Với các nhân tố về kinh nghiệm, cơ sở vật chất kỹ thuật, doanh nghiệp cũng không thể bỏ qua, cần tiếp tục nâng cao năng lực cho nhân viên và hoàn thiện củng cố cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho chiến lược tiếp cận thị trường mới, bởi cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ, tốt mới có thể hỗ trợ hoạt động kinh doanh được thành công.

Về điểm yếu: Theo kết quả điều tra cho thấy, điểm yếu quan trọng nhất mà cán bộ công nhân viên trong công ty tự nhận định đó là hoạt động Marketing chưa chuyên nghiệp với 6 phiếu cho rằng đây là điểm yếu khá quan trọng và 4 phiếu nhận định ở mức quan trọng. Điểm yếu thứ 2 là mạng lưới phân phối rộng rãi chưa có. Các yếu tố về định hướng sản phẩm đặc thù chưa bài bản và kỹ thuật chưa hoàn thiện cùng là điểm yếu thứ 3 của doanh nghiệp với điểm mức độ quan trọng trung bình là 2,8. Cuối cùng là tình hình của công ty đang trong quá trình chuẩn hóa được đánh giá là điểm yếu thấp nhất, với 8 phiếu cho rằng điểm yếu này là bình thường có thể khắc phục được. Với kết quả về thứ tự độ quan trọng được đánh giá như trên, cho thấy bản thân doanh nghiệp đã có sự nhìn nhận, phân tích thực tế tình hình năng lực nội bộ. Để có thể thành công trên thị trường khách hàng mới, rõ ràng hoạt động Marketing là vô cùng quan trọng, chiếm tỷ lệ cao trong quyết định thành công của chiến lược. Nhưng thực tế điều này lại là một điểm yếu lớn còn tồn tại trong doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp nên có biện pháp cấp thiết để củng cố hoạt động Marketing cũng như thiết lập lại quá trình, cách thức tiến hành Marketing sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Hiện tại, do nguồn tài chính còn hạn chế nên doanh nghiệp chỉ có một chi nhánh chịu trách nhiệm phân phối hàng hóa XLXD, do vậy yếu tố về mạng lưới phân phối được nhận định là điểm yếu quan trọng thứ 2 đã thể hiện rõ hạn chế này. Nếu doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách xâm nhập vào các thị trường tiềm năng khác thì bản thân doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị đầu tư lớn về tài chính, sử dụng một phần tài chính cho việc phát triển mạng lưới, chi nhánh, phục vụ cho quá trình lưu chuyển, lưu kho và bảo quản hàng hóa cũng như liên kết với các nhà cung ứng, khách hàng được nhanh chóng hiệu quả.

2.4.1. Đánh giá thực trạng công tác phân tích tình thế chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích Tows hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Xây dựng và thương mại Duy Đức (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w