Hormon steroid

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormon steroid sinh dục và sinh sản trong huyết tương cá chẽm mõm nhọn (psammoperca waigiensis cuvier, 1828) ở điều kiện nuôi vỗ (Trang 48)

Đầu những năm 1950, các hormon steroid ngoại sinh đã được chứng minh là có khả năng gây chín và rụng trứng trên nhiều loài cá. Một trong số đó là cá Chạch (Misgurnus fossilis) đã chín và rụng trứng khi được tiêm Methyltestosterone và Progesteron ngoại sinh. Sau đó hàng loạt các công trình tiếp theo nghiên cứu sử

dụng các loại hormon steroid ngoại sinh khác như DOC, Hydrocotison cho cá Nheo

Mang Túi (Heteropneustes fossilis), Oxyprogesteron cho cá Mè Trắng,

Hydroxyprogesteron cho cá Trê phi (Clarias gariepinus), Cortexolon cho cá Chép, DOCA cho cá Trê Phi [1] và cá Đối (Liza aurata) [295]. Tuy nhiên cho đến nay việc ứng dụng hormon steroid trong sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi trên thế giới vẫn còn rất hạn chế. Ở nước ta, hầu hết các công trình nghiên cứu cũng như sử dụng hormon steroid trong sinh sản nhân tạo chủ yếu trên các loài cá nước ngọt như cá Chép, Trê Phi, Bống Tượng, Mè Hoa, Mè Trắng và Mrigal của các tác giả Nguyễn Tường Anh, Phạm Văn Khánh và Thái Thanh Bình vào những năm 1997-1998 [1]. Tuy nhiên các kết quả trên đều chưa được công bố rộng rãi cũng như chưa được ứng dụng nhiều trong sản xuất giống, đặc biệt trên các loài cá biển. Các hormon steroid mà nhóm tác giả trên sử dụng chủ yếu là P, 17P và 17,20βP.

Gần đây, một số công trình nghiên cứu sử dụng các hormon steroid nhóm C21

(chủ yếu là 17P và 17,20P) đã được thử nghiệm cho đẻ thành công trên cá Tra và cá Hú [3], cá Mè Vinh và cá He Vàng [4], cá Trắm Cỏ[5], cá Trôi Ấn ĐộLabeo rohita

[6] và cá Chép [7; 12]. Kết quả thu được đầy hứa hẹn từ các công trình nghiên cứu nêu trên đã cho thấy tiềm năng rất lớn của các hormon steroid trong sản xuất giống nhân tạo. Tuy nhiên có thể nói những nghiên cứu trên chỉ mới dừng lại ở mức độ

thử nghiệm quy mô nhỏ mà chưa được ứng dụng trong sản xuất giống quy mô lớn. Vì vậy cần phải có những công trình nghiên cứu trên quy mô sản xuất, so sánh hiệu quả kinh tế của hormon steroid với các loại hormon khác và hoạt tính sinh học của chúng mới có thểđưa hormon steroid áp dụng trong sản xuất giống.

1.4.4. Thyroxin

Hormon tuyến giáp tồn tại hai dạng chính đó là 3,5,3',5'-tetraiodo-L- thyronine: L-thyroxin (T4) và 3,5,3’-triiodo-L-thyronine (T3). Trong đó T3 có hoạt tính sinh học mạnh hơn so với T4. T3 được chuyển hóa từ T4 dưới ảnh hưởng của enzym 5’-monodeiodinase và như vậy nồng độ của T3 trong huyết tương có thể được tăng cường bằng cách bổ sung T4 từ bên ngoài. Trong quá trình phát triển phôi và ấu trùng ở cá xương hormon tuyến giáp (T3 và T4) đóng vai trò quan trọng và đã

được nhiều tác giả nghiên cứu [50; 245]. Sự tồn tại của hormon tuyến giáp trong trứng và ấu trùng cá con cho thấy sự cần thiết của hormon này trong quá trình phát triển phôi và ấu trùng. Cả T3 và T4đều dễ dàng chuyển từ cá mẹ sang trứng T4 bằng cách kết nạp vào noãn bào cùng với Vtg hoặc theo phương thức khuếch tán [69]. T3

và T4 lưu thông trong máu và được hấp thụ vào trứng, tồn tại qua thời kỳ phôi thai cho đến giai đoạn phát triển ấu trùng [51]. Nhiều công trình nghiên cứu đã thông báo rằng tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và thời gian phát triển phôi được cải thiện đáng kể

trong môi trường có bổ sung T4 hoặc T3[50; 52].

Thyroxin đã được chứng minh là có vai trò thúc đẩy quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng và tăng cường hoạt tính cho các hormon sinh dục [99; 120; 130]. Một số nghiên cứu trên cá xương cho thấy T4 có vai trò thúc đẩy sự hấp thụ

chất noãn hoàng ở cá Rô Phi [125], đẩy nhanh quá trình phát triển phôi ở cá Hồi Vân [206], tăng cường sự biến thái ấu trùng cá Platichthys flesus [99], tăng cường sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng cá Măng [127]. Soyano và cộng sự

(1993) [234] cũng đã thông báo rằng T4 có khả năng làm tăng tiết T và E2 trong buồng trứng cá Sóc (Oryzias latipes).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormon steroid sinh dục và sinh sản trong huyết tương cá chẽm mõm nhọn (psammoperca waigiensis cuvier, 1828) ở điều kiện nuôi vỗ (Trang 48)