Hàm lượng hormon steroid ở cá đực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormon steroid sinh dục và sinh sản trong huyết tương cá chẽm mõm nhọn (psammoperca waigiensis cuvier, 1828) ở điều kiện nuôi vỗ (Trang 86)

Ở cá đực, sự biến động hàm lượng T, 11-KT, E2 và P trong chu kỳ sinh sản khác hẳn so với cá cái, và thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa các tháng trong năm. T tăng dần trong giai đoạn tháng 1-9 và đạt cực đại ở tháng 9 (1258 pg/ml). Sau đó, T giảm xuống ở tháng 10, nhưng vẫn duy trì ở nồng độ khá cao (820 pg/ml). Giá trị thấp nhất của T rơi vào 3 tháng ngoài mùa sinh sản (tháng 11, 12 và 1) với biên độ dao động của trong khoảng 125-138 pg/ml. Sự biến động của 11-KT trong năm khá giống với T. Hàm lượng 11-KT tăng mạnh trong giai

đoạn đầu vụ, từ 182 pg/ml ở tháng 1 lên 930 pg/ml ở tháng 4. Tuy nhiên, vào mùa sinh sản chính (tháng 4-9), 11-KT duy trì ổn định và dao động trong khoảng 834- 1002 pg/ml. Ngoài mùa sinh sản, 11-KT giảm đáng kể ở tháng 10 và tiếp tục giảm trong tháng 11 và 12 (97-214 pg/ml). E2 là estrogen điển hình ở cá cái, nhưng vẫn tồn tại trong huyết tương cá đực. hàm lượng E2 đo được rất thấp và không sai khác có ý nghĩa thống kê trong chu kỳ sinh sản (P>0,05). E2 duy trì ổn định trong 12 tháng với hàm lượng dao động trong khoảng 12-38 pg/ml. P tăng nhẹ từ tháng 1 đến tháng 3, sau đó giảm xuống cho đến tháng 7. P tăng trở lại từ tháng 8 và đạt cực đại vào tháng 11 (342 pg/ml). Ở tháng 12, P giảm xuống còn 192 pg/ml, nhưng hàm lượng vẫn cao hơn so với giai đoạn tháng 4-9 trước đó (Hình 3.9).

Sự gia tăng hàm lượng T và 11-KT từ tháng 1 cho đến tháng 10, sau đó giảm mạnh ở tháng 11 cho thấy có mối quan hệ với các giai đoạn phát triển của tinh sào. Sự phát triển của tinh sào luôn đi kèm với sự tăng lên của T và 11-KT trong máu [43; 174; 219]. Các nghiên cứu gần đây đã tìm thấy sự tồn tại các thụ thể của androgen và progestogen trong tinh sào cá [98; 254]. Điều đó giúp hiểu được cơ chế

hình thành các hormon steroid sinh dục ở cá đực là rất đáng được chú ý. Mặc dù sự

biến động của T và 11-KT là không trùng lắp trong nghiên cứu này, nhưng trong một vài nghiên cứu trước đã cho thấy 11-KT là một hormon steroid cơ bản và hiệu quả nhất trong việc kích thích quá trình tạo tinh ở cá đực [43; 153] trong khi đó T

đóng vai trò không thể thiếu trong việc kích thích hoạt động của tuyến yên và não bộ[61; 86] và sau đó hoạt hóa chức năng của tinh sào [159].

Khác với trường hợp của cá Chẽm Mõm Nhọn, ở một vài loài cá khác như cá Hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) [236], Catostomus commersonii [218],

Hippoglossus hippoglossus [152] và Salvelinus alpinus [150], hàm lượng 11-KT và T trong huyết tương cá đực đạt cực đại trong thời kỳ tiền sinh sản, chứ không phải trong thời kỳ sinh sản. Tuy nhiên, cũng có một vài loài thể hiện hàm lượng androgen cực đại trong thời kỳ sinh sản [114; 191; 201]. Sự biến động hàm lượng androgen có thể cho thấy đây là loài cá đẻ nhiều lần trong mùa sinh sản, tương ứng với nhiều nhóm tinh bào ở các giai đoạn phát triển khác nhau cùng tồn tại trong tinh sào cá Chẽm Mõm Nhọn ở một thời điểm nhất định.

Cũng giống như ở cá cái, tinh sào ở cá đực chỉ tồn tại các giai đoạn II-VI. Hàm lượng T tăng lên cùng với sự phát triển của tinh sào bắt đầu từ giai đoạn II (146 pg/ml) và đạt cực đại ở giai đoạn IV (984 pg/ml). Ở giai đoạn V-VI, T giảm nhẹ, nhưng vẫn duy trì ở nồng độ cao (642-766 pg/ml). Kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự sai khác về hàm lượng T giữa các giai đoạn III, V và VI (P>0,05). 11-KT tăng mạnh từ giai đoạn II (166 pg/ml) lên giai đoạn III (804 pg/ml). Sau đó, 11-KT duy trì ở nồng độ cao và ổn định từ giai đoạn III cho đến giai

đoạn VI (723-920 pg/ml). Kết quả phân tích chỉ ra rằng không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về hàm lượng 11-KT trong huyết tương cá Chẽm Mõm Nhọn giữa các giai đoạn III, IV, V và VI (P>0,05). Hàm lượng E2 duy trì ổn định (18-34 pg/ml) trong quá trình tạo tinh và cho thấy không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các giai đoạn phát triển của tinh sào (P>0,05). So với các hormon steroid khác, P không thể hiện mối quan hệ mang tính quy luật với sự phát triển của tinh sào. Hàm lượng P cao ở giai đoạn II và III (149-163 pg/ml), giảm xuống ở giai đoạn VI và V (81-90 pg/ml), và tăng trở lại ở giai đoạn VI (143 pg/ml). Kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về hàm lượng P trong huyết tương cá đực giữa các giai đoạn IV và V và giữa các giai đoạn II, III và VI (P>0,05) trong chu kỳ sinh sản (Hình 3.8).

Thời gian thu mẫu trong năm (tháng)

Hình 3.9: Biến động hàm lượng T, 11-KT, E2 và P trong huyết tương cá Chẽm Mõm Nhọn đực trong chu kỳ sinh sản. Các ký tự khác nhau trên cùng một đồ thị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormon steroid sinh dục và sinh sản trong huyết tương cá chẽm mõm nhọn (psammoperca waigiensis cuvier, 1828) ở điều kiện nuôi vỗ (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)