Thí nghiệm 3: Thí nghiệm Domperidon (DOM)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormon steroid sinh dục và sinh sản trong huyết tương cá chẽm mõm nhọn (psammoperca waigiensis cuvier, 1828) ở điều kiện nuôi vỗ (Trang 56 - 58)

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5, năm 2007. Đàn cá thí

nghiệm được lựa chọn đồng đều về kích thước và phân bố ngẫu nhiên cho các

nghiệm thức. Chiều dài và khối lượng toàn thân dao động trong khoảng 24,3-25,6 cm và 252-288 g/con. Cá bố mẹ được nuôi trong bể xi măng với mật độ nuôi 3 kg/m3

(20 con/m3), ở nhiệt độ: 27-320

C, oxy hòa tan: 4,5-6 mg/l, độ mặn 28-32 ‰ và pH:

7,8-8,4. Thức ăn được sử dụng trong q trình ni là các loại “cá tạp” (cá cơm, cá

đối và mực cơm) với khẩu phần bình quân 3-5% khối lượng thân. DOM (Motilium-

M, Jannsen, Thái Lan) được nghiền thành bột và trộn với bột mì để kết dính dễ dàng trước khi cho ăn. DOM được cho ăn 3 ngày/lần. Siphon và thay nước được thực

hiện thường xuyên tùy theo mức độ ô nhiễm của bể ni. Bình qn, 3 ngày thay

nước 1 lần và si-phon hàng ngày trước và sau khi cho cá ăn. Sau mỗi lần thay nước (100%), cho cá “tắm nước ngọt” từ 10-15 phút nhằm loại bỏ ký sinh trùng ngồi da. Thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 80 con với tỷ lệ đực cái ước tính 1:1.

o Nghiệm thức 1: Không cho ăn DOM (đối chứng)

o Nghiệm thức 2: Cho ăn 5 mg DOM/kg khối lượng thân (5 DOM)

o Nghiệm thức 3: Cho ăn 10 mg DOM/kg khối lượng thân (10 DOM)

o Nghiệm thức 4: Cho ăn 15 mg DOM/kg khối lượng thân (15 DOM)

Hàng tháng, 5 cá cái được bắt ngẫu nhiên ở các nghiệm thức để thu mẫu

máu, buồng trứng, đo kích thước và đánh giá tỷ lệ thành thục. Buồng trứng được cố

định trong dung dịch Bouin. Mẫu máu sau khi thu được ly tâm để tách huyết tương

và bảo quản ở nhiệt độ -800C cho đến khi phân tích. Trong thời gian thí nghiệm, chúng tơi lựa chọn cá thành thục và kích thích sinh sản 2-3 lần/tháng trong mùa đẻ trứng từ tháng 3 đến tháng 5. Tỷ lệ đẻ, q trình phát triển phơi và kích thước cá bột

được so sánh ở các lần kích thích sinh sản giữa các nghiệm thức.

Đối với thí nghiệm tiêm DOM, đàn cá thí nghiệm có chiều dài và khối lượng

toàn thân dao động trong khoảng 22,6-24,5 cm và 184-196 g/con. DOM được

nghiền thành bột và hịa tan với nước cất, sau đó tiêm vào cơ cá cái ở các nồng độ khác nhau tương ứng với 4 nghiệm thức. Mỗi nghiệm thức có 25 cá cái với kích

thước và mức độ thành thục được đánh giá là như nhau.

o Nghiệm thức 1: Tiêm nước cất (đối chứng)

o Nghiệm thức 2: Tiêm 5 mg DOM/kg cá cái (5 DOM)

o Nghiệm thức 3: Tiêm 10 mg DOM/kg cá cái (10 DOM)

o Nghiệm thức 4: Tiêm 15 mg DOM/kg cá cái (15 DOM)

Sau khi tiêm, cá được thả vào bể nuôi ở điều kiện nhiệt độ: 300C; độ mặn: 30 ‰; pH: 8,2 và oxy hòa tan: 4,5 mg/l. Ở mỗi nghiệm thức sau khi tiêm, 5 cá cái được bắt ngẫu nhiên để thu mẫu máu ở các thời điểm 6, 12, 24 và 48 giờ. Sau đó,

mẫu máu được ly tâm để tách huyết tương và được bảo quản ở nhiệt độ -800

C cho

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormon steroid sinh dục và sinh sản trong huyết tương cá chẽm mõm nhọn (psammoperca waigiensis cuvier, 1828) ở điều kiện nuôi vỗ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)