Một số đặc điểm sinh học cá Chẽm Mõm Nhọn 1 Đặc điểm sinh thái và sinh trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormon steroid sinh dục và sinh sản trong huyết tương cá chẽm mõm nhọn (psammoperca waigiensis cuvier, 1828) ở điều kiện nuôi vỗ (Trang 50)

1.5.1. Đặc điểm sinh thái và sinh trưởng

Cá Chẽm Mõm Nhọn phân bố ở các vùng biển Australia, Indonesia,

Philippine, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Việt Nam. Cá thường hoạt động ở tầng đáy, vùng ven biển và cửa sông, ở các hang đá và rạn san hơ nơi có nhiều thực vật như rong và cỏ biển [225]. Cá Chẽm Mõm Nhọn là loài cá dữ ăn thịt, có hình thái khá giống với cá Chẽm (Lates calcarifer), nhưng kích thước nhỏ hơn. Ngồi tự nhiên, cá hoạt động và bắt mồi nhiều về đêm, thức ăn chủ yếu là cá và giáp xác nhỏ. Trong điều kiện nhân tạo, thức ăn thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Giai đoạn cá bột, thức ăn của chúng là các loại động vật phù du và giáp xác nhỏ như luân

trùng, Nauplius của Artermia và Copepoda. Từ giai đoạn cá giống trở đi, thức ăn được sử dụng là các loại cá tạp hoặc giáp xác nhỏ. Sự sinh trưởng của cá Chẽm

Mõm Nhọn tương đối chậm. Trong cùng thời gian và điều kiện mơi trường, con đực thường có kích thước nhỏ hơn con cái. Ở tuổi 2+ chiều dài trung bình là 243 mm

ở con cái và 223 mm ở con đực. Ở tuổi 4+ chiều dài con cái là 269 mm và con

đực là 247 mm [224]. Ở vùng biển Khánh Hòa, cá Chẽm Mõm Nhọn có tuổi thọ

phổ biến trong khoảng 1- 6+, trong đó, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao từ 2+ đến 4+. Tuổi thành thục lần đầu của Cá Chẽm Mõm Nhọn là 2+ với chiều dài và khối lượng trung bình là 256 mm và 233 gram. Thời gian phát triển phơi bình qn 16-18 giờ ở nhiệt

độ nước 27-30 0

C.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormon steroid sinh dục và sinh sản trong huyết tương cá chẽm mõm nhọn (psammoperca waigiensis cuvier, 1828) ở điều kiện nuôi vỗ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)