Cá Chẽm Mõm Nhọn là loài cá đẻ nhiều lần trong năm với mùa sinh sản chính kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10. Sức sinh sản tuyệt đối dao động trong khoảng
140.000-327.600 trứng/cá cái và sức sinh sản tương đối dao động trong khoảng 636- 819 trứng/g cá cái. Hệ số thành thục của cá đực dao động trong khoảng 1-4,3 % và ở cá cái là 0,6-6,3 % [15]. Trong mùa sinh sản, tuyến sinh dục tồn tại ở nhiều tế bào
sinh dục ở các giai đoạn phát triển khác nhau và thể hiện tính khơng đồng bộ cao.
Cá thường đẻ trứng vào ban đêm (22:00h-24:00h) với khoảng cách giữa 2 lần đẻ
trứng/cá cái [28]. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới khẳng định rằng cá Chẽm Mõm Nhọn khơng có sự thay đổi giới tính (lưỡng tính kế tiếp). Shimore và
Tachihara (2006) [224] khi nghiên cứu trên đàn cá đánh bắt tại vùng đảo Okinawa
(Nhật Bản) ở độ tuổi 1+
-17+ tuổi, nhận thấy cá Chẽm Mõm Nhọn khơng có sự thay
đổi giới tính. Ở vùng biển nước ta, Nguyễn Trọng Nho và cộng sự (2003) [15] cũng
đã kết luận rằng khơng có sự thay đổi giới tính ở cá Chẽm Mõm Nhọn trong phạm
vi 1+- 6+ tuổi.
Mặc dù là lồi cá có giá trị kinh tế và đã được đưa vào danh mục các đối
tượng nuôi biển ở nước ta [17], nhưng cá Chẽm Mõm Nhọn vẫn chưa nhận được sự quan tâm đầy đủ từ phía các nhà khoa học, từ các nghiên cứu cơ bản như nội tiết
học sinh sản, quản lý đàn cá bố mẹ đến các nghiên cứu ứng dụng trong nuôi cá thịt và quản lý dịch bệnh. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào các khía cạnh như phân bố, hình thái, sinh thái, sinh học sinh sản [15; 224] và thử nghiệm sản xuất giống [15; 28]. Tuy nhiên, những nghiên cứu nêu trên chủ yếu dựa vào đàn cá đánh bắt ngoài tự nhiên nên vẫn còn một số hạn chế như số mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn và phụ thuộc đáng kể vào mùa vụ đánh bắt của ngư dân. Vì vậy, những dẫn liệu
khoa học về nội tiết sinh sản đặc biệt là sự biến động hàm lượng hormon steroid và quan hệ của chúng với sự phát triển của tuyến sinh dục trong chu kỳ sinh sản chưa
được thu thập đầy đủ. Ngoài ra, việc kiểm sốt sinh sản vẫn cịn hạn chế dẫn đến tỷ
lệ thành thục, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống ở giai đoạn ấu trùng chưa
được như mong muốn. Do đó việc tìm kiếm các biện pháp ni vỗ thích hợp như sử
dụng các loại hormon hay sự can thiệp bởi các yếu tố sinh thái có thể góp phần cải thiện và nâng cao tỷ lệ thành thục và đẻ trứng, làm cơ sở cho công tác quản lý đàn cá bố mẹ và sinh sản nhân tạo, góp phần đưa cá Chẽm Mõm Nhọn trở thành đối
CHƯƠNG 2