Sự thành thục, đẻ trứng và phát triển phô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormon steroid sinh dục và sinh sản trong huyết tương cá chẽm mõm nhọn (psammoperca waigiensis cuvier, 1828) ở điều kiện nuôi vỗ (Trang 97)

Độ mặn là yếu tố sinh thái quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều chức năng sinh lý sinh sản ở cá nói chung [25; 279]. Tuy nhiên, ảnh hưởng của độ mặn lên sự thành thục, đẻ trứng và phát triển phôi cá Chẽm Mõm Nhọn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Kết quả nghiên cứu vềảnh hưởng của 3 thang độ mặn (10, 20 và 30 ‰) lên GSI, sự thành thục, đẻ trứng và phát triển phôi cá Chẽm Mõm Nhọn được trình bày ở Hình 3.11 và Bảng 3.2.

Hình 3.11: Biến động hệ số thành thục ở cá Chẽm Mõm Nhọn cái nuôi ở 3 thang độ mặn khác nhau. Số liệu được trình bày dưới dạng trung bình ± sai số

chuẩn. Các ký tự khác nhau ở cùng một thời điểm thu mẫu biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

GSI thể hiện sự biến động trong chu kỳ sinh sản khá rõ ở cả 3 nghiệm thức,

đặc biệt trong giai đoạn tháng 3-8. Tuy nhiên, GSI không thể hiện sự khác nhau giữa các nghiệm thức trong chu kỳ sinh sản ngoại trừở thời điểm thu mẫu tháng 4, 7 và 8. GSI đạt cực đại vào tháng 7 đối với nghiệm thức 10 ‰ (9,1 %) và 30 ‰ (11,2 %), trong khi đó ở nghiệm thức 20 ‰, GSI đạt cực đại vào tháng 8 (6,8 %). GSI giảm ở cả 3 nghiệm thức từ tháng 9 đến tháng 12. GSI được sử dụng để mô tả quá trình phát triển và thành thục của tuyến sinh dục. Tuy nhiên, GSI có thể biến động và khác nhau trong cùng một giai đoạn ở các loài khác nhau, thậm chí trong cùng một loài, GSI có thể khác nhau nếu kích thước cá thể khác nhau [275].

Trong nghiên cứu này, GSI có quan hệ không chặt chẽ với các giai đoạn phát triển buồng trứng có lẽ do cá Chẽm Mõm Nhọn có chu kỳ rụng trứng ngắn. Tại các thời điểm thu mẫu, GSI thể hiện không sai khác giữa các nghiệm thức chứng tỏ trong phạm vi độ mặn 10-30 ‰, sự phát triển của buồng trứng không chịu ảnh hưởng của

độ mặn. Mặc dù ở một vài thời điểm, GSI thể hiện sự khác nhau giữa các nghiệm thức, nhưng trên thực tế, khi cá được nuôi ởđộ mặn 10 ‰ vẫn thành thục và đẻ trứng nhưởđộ mặn 20 và 30 ‰.

Ảnh hưởng của độ mặn lên sự thành thục, đẻ trứng và phát triển phôi ở cá biển chưa được nghiên cứu đầy đủ. Độ mặn có ảnh hưởng khác nhau tùy từng loài, quần thể và giai đoạn phát triển cá thể[220]. Một vài nghiên cứu cho thấy trong cùng một

độ mặn, nhưng các loài khác nhau có những phản ứng sinh lý và thích nghi khác nhau [175]. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá Chẽm Mõm Nhọn có khả năng thích nghi và có thểđạt đến trạng thái thành thục hoàn toàn và đẻ trứng ởđộ mặn 10 ‰. Điều này rất có ý nghĩa thực tiễn trong việc gợi ý cho người nuôi có thể nuôi vỗ và cho đẻởđộ

Bảng 3.2: Ảnh hưởng của độ mặn trong mùa sinh sản (tháng 4-9) lên sự thành thục, đẻ trứng và phát triển phôi cá Chẽm Mõm Nhọn. Số liệu được trình bày dưới dạng trung bình ± sai số chuẩn. Các ký tự khác nhau ở cùng một thời gian thu mẫu biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Nghiệm thức Đặc điểm sinh sản 10 ‰ 20 ‰ 30 ‰ Sức sinh sản tuyệt đối (trứng/cá cái) 102250 ± 230 116421 ± 280 92160 ± 195 Sức sinh sản tương đối (trứng/ g cá cái) 326 ± 2.4 381 ± 4.5 311 ± 6.6 Tỷ lệ tái thành thục (%) 42 ± 18 57 ± 24 50 ± 26 Tỷ lệđẻ (%) 48 ± 16 56 ± 20 62 ± 24 Thời gian hiệu ứng (giờ, phút ± phút) 5 h 28 ± 55 5h56 ± 43 5h24 ± 52 Tỷ lệ thụ tinh (%) 15 ± 1,2a 55 ± 2,2b 60 ± 2,4b Đường kính trứng (µm) 750 ± 25 770 ± 28 765 ± 31 Tỷ lệ sống đến điểm mắt (%) 2 ± 0,4a 34 ± 2,5b 48 ± 4,2c Tỷ lệ nở (%) - 30 ± 2,6a 45 ± 3,3b

Thời gian phát triển phôi

(giờ, phút ± phút) - 17

h

30 ± 34,00 18h00 ± 14,00

Chiều dài cá 1 ngày tuổi (mm) - 1,77 ± 0,20 1,82 ± 0,20

Chiều dài cá 2 ngày tuổi (mm) - 2,33 ± 0,10 2,38 ± 0,20

Chiều dài cá 3 ngày tuổi (mm) - 2,40 ± 0,10 2,45 ± 0,40

Cá Chẽm Mõm Nhọn có khả năng thích nghi trong phạm vi độ mặn 10-30 ‰

được thể hiện qua sự không sai khác có ý nghĩa thống kê về sức sinh sản, kích thước trứng và tỷ lệ tái thành thục. Trong điều kiện nuôi nhốt, kích thước trứng có lẽ không phải là một chỉ tiêu quan trọng quyết định chất lượng cá bột. Trong một nghiên cứu trên cá Hồi Vân, Bromage và cộng sự (1992) [47]đã chỉ ra rằng trứng càng lớn thì cá bột nở ra càng lớn, nhưng sự chênh lệch về kích thước cá bột mới nở ra nhanh chóng

được kết thúc bởi các tác nhân môi trường và chếđộ dinh dưỡng. Ngược lại, trong tự

nhiên, kích thước trứng có thể có ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá bột về sau [49]. Kích thước của trứng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, cụ thể là ảnh hưởng

đến hàm lượng chất tạo noãn hoàng trong máu và khả năng kết nạp chất này vào tế

bào trứng [116]. Tỷ lệ đẻ và thời gian hiệu ứng giữa các nghiệm thức không khác nhau chứng tỏ sự phát triển và thành thục của buồng trứng khá đồng đều giữa các nghiệm thức. Cá Vược (Dicentrarchus labrax) có khả năng thành thục ở độ mặn thấp, nhưng lại không đẻđược trừ khi cá được nuôi ởđộ mặn cao hơn [282]. Cá Đối (Mugil cephalus) có thể đẻ ở độ mặn 0-35 ‰, nhưng trứng không thụ tinh trong môi trường nước ngọt [134]. Kết quả thu được cho thấy cá Chẽm Mõm Nhọn có thể

thành thục và đẻ trứng trong phạm vi độ mặn khá rộng, nhưng sự thụ tinh và phát triển phôi không đảm bảo ởđộ mặn 10 ‰.

Quá trình phát triển phôi chịu ảnh hưởng của độ mặn. Kết quả phân tích thống kê cho thấy tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở khác nhau ở các thang độ mặn khác nhau. Tỷ lệ

thụ tinh cao nhất ở thang độ mặn 30 ‰ (60 %) và thấp nhất ở 10 ‰ (15 %). Tỷ lệ

thụ tinh giảm đáng kể ở độ mặn 10 ‰ so với 20 và 30 ‰ cho thấy sức sống của trứng hoặc là tinh trùng bị suy giảm ởđộ mặn thấp. Nghiên cứu trước đây cho thấy tỷ lệ thụ tinh giảm ở môi trường có độ mặn thấp ở cả loài cá rộng và hẹp muối [94; 134]. Mặc dù chúng tôi không đánh giá sức sống của tinh trùng, nhưng kết quả thu

được gợi ý sức sống của tinh trùng bị suy yếu ởđộ mặn thấp hoặc là trứng không có khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu ở độ mặn 10 ‰. Palmer và cộng sự (1994) [184] cho thấy ở cá Acanthopagrus berda sức sống của tinh trùng khá cao ởđộ mặn 25-35 ‰ và thời gian hoạt động của tinh trùng dài nhất ởđộ mặn lớn hơn 15 ‰.

Tỷ lệ nởởđộ mặn 20 và 30 ‰ lần lượt 30 % và 45 %, riêng ởđộ mặn 10 ‰, cá không nở. Thời gian phát triển phôi bình quân 17-18 giờ ở nhiệt độ 29-32oC. Chiều dài cá bột ở các nghiệm thức không khác nhau có ý nghĩa thống kê, trung bình 1,77-1,82 ở ngày thứ nhất và 2,4-2,45 ở ngày thứ 3. Ở độ mặn thấp phôi phải mất nhiều năng lượng để cân bằng áp suất thẩm thấu nên tỷ lệ sống sẽ giảm đi. Ở

giai đoạn này, khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu của trứng thụ tinh thấp. Hoạt

động nở của trứng cá chịu ảnh hưởng của men nở, làm mềm vỏ trứng và sự hoạt

động của phôi. Ở độ mặn thấp, cơ đuôi phát triển kém và hoạt tính của men nở

không phát huy tác dụng, khi đó ấu trùng gặp khó khăn trong việc thoát ra khỏi vỏ

trứng [280]. Điều này ảnh hưởng đáng kểđến tỷ lệ nở.

Tóm lại, cá Chẽm Mõm Nhọn có khả năng thích nghi và hoạt động sinh sản bình thường trong điều kiện nuôi nhốt ởđộ mặn 10-30 ‰. Mặc dù qua nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ mang tính quy luật giữa độ mặn với hàm lượng hormon steroid trong huyết tương, tỷ lệ thành thục, sức sinh sản và quá trình phát triển phôi, nhưng ởđộ mặn thấp tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở giảm đáng kể so với độ mặn cao hơn. Phôi cá Chẽm Mõm Nhọn nhạy cảm với sự thay đổi độ mặn và khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu kém. Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng cá Chẽm Mõm Nhọn có thể được nuôi vỗđộ mặn 10 ‰, nhưng việc kích thích sinh sản và trứng sau khi thụ tinh nên được ấp ởđộ mặn lớn hơn 20 ‰.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormon steroid sinh dục và sinh sản trong huyết tương cá chẽm mõm nhọn (psammoperca waigiensis cuvier, 1828) ở điều kiện nuôi vỗ (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)