KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormon steroid sinh dục và sinh sản trong huyết tương cá chẽm mõm nhọn (psammoperca waigiensis cuvier, 1828) ở điều kiện nuôi vỗ (Trang 121 - 123)

1. KẾT LUẬN

1.1. Cá Chẽm Mõm Nhọn là loài cá đẻ nhiều lần trong năm với mùa sinh sản

kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10. Tổ chức tuyến sinh dục thể hiện tính khơng đồng bộ với sự hiện diện các tế bào sinh dục ở các giai đoạn phát triển khác nhau. GSI

biến động đáng kể trong chu kỳ sinh sản và giữa các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục, trong khi HSI duy trì ổn định trong chu kỳ sinh sản.

1.2. Hàm lượng T, 11-KT, E2 và P trong huyết tương biến động trong chu kỳ

sinh sản và có quan hệ với các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục. Ở cá cái, E2

đạt giá trị cao trong giai đoạn tích lũy chất nỗn hồng và thành thục. Ở cá đực T và

11-KT có mối quan hệ với nhau và duy trì hàm lượng cao trong mùa sinh sản. 1.3. Hàm lượng lipid trong huyết tương ít biến động trong chu kỳ sinh sản cho thấy cá Chẽm Mõm Nhọn có chu kỳ rụng trứng ngắn và hoạt động tích lũy chất

nỗn hồng diễn ra thường xuyên.

1.4. Độ mặn có ảnh hưởng đến hàm lượng hormon steroid trong huyết tương,

nhưng không ảnh hưởng đến sự thành thục và đẻ trứng cá Chẽm Mõm Nhọn trong

phạm vi 10-30 ‰. Tuy nhiên q trình phát triển phơi và ấu trùng đòi hỏi độ mặn

cao hơn (>20 ‰). Độ mặn 5 ‰ khơng thích hợp cho cá Chẽm Mõm Nhọn.

1.5. Sử dụng DOM thông qua thức ăn trong thời kỳ nuôi vỗ không thúc đẩy

nhanh sự thành thục và đẻ trứng ở cá Chẽm Mõm Nhọn. Hàm lượng hormon steroid sinh dục trong huyết tương không tăng lên khi cá được cho ăn và tiêm DOM chứng tỏ hoặc là hệ thống ức chế của Dopamin ở cá Chẽm Mõm Nhọn yếu hoặc là DOM khơng có khả năng cạnh tranh thụ thể với Dopamin.

1.6. Sử dụng T4 trong thời kỳ nuôi vỗ đã thúc đẩy nhanh sự thành thục và đẻ

trứng ở cá Chẽm Mõm Nhọn. Cá được cho ăn T4 đẻ sớm hơn 20 ngày so với không cho ăn. Tỷ lệ thành thục, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao hơn, thời gian phát triển phôi ngắn hơn ở các nghiệm thức có T4 so với đối chứng. Hàm lượng T và E2 trong huyết tương tăng khi được cho ăn T4.

1.7. Hàm lượng T và E2 trong huyết tương cá Chẽm Mõm Nhọn tăng lên sau khi cá được tiêm các chế phẩm hormon ngoại sinh (HCG, LHRH-A và CPE). Tỷ lệ đẻ cao ở các nghiệm thức tiêm các chế phẩm hormon, nhưng tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở lại thấp hơn so với đối chứng.

2. ĐỀ XUẤT

2.1. Trong chu kỳ sinh sản của cá, ngoài việc đo các hormon steroid sinh dục (T, E2, 11-KT và P); hàm lượng các kích dục tố (FSH và LH) và GnRH trong huyết tương cũng nên được phân tích. Trên cơ sở đó, tương quan giữa GnRH, GTH,

homron steroid, GSI, HSI và các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục sẽ được

phản ánh đầy đủ trong chu kỳ phát triển của tuyến sinh dục.

2.2. Trong thí nghiệm bổ sung DOM vào khẩu phần thức ăn, việc đo hàm lượng FSH và LH trong huyết tương là cần thiết, phản ánh trực tiếp khả năng cạnh tranh thụ thể của DOM với Dopamin. Ngoài ra, việc nghiên cứu hệ thống ức chế

Dopamin trên cá Chẽm Mõm Nhọn cũng nên được chú ý.

2.3. Thyroxin bước đầu đã cho thấy vai trị trong việc thúc đẩy q trình thành

thục và đẻ trứng ở cá Chẽm Mõm Nhọn. Tuy nhiên, việc tiếp tục thử nghiệm trên nhiều loài cá khác nhau, ở các liều lượng khác nhau và sự lặp lại trong nhiều năm là cần thiết nhằm có kết luận và đánh giá đầy đủ tiềm năng của Thyroxin trong việc

thúc đẩy sự thành thục và chín muồi tế bào sinh dục.

2.4. Trong thí nghiệm tiêm các hormon ngoại sinh (HCG, LHRH-A và CPE),

nên lập lại nhiều lần và thử nghiệm ở nhiều nồng độ hormon khác nhau để so sánh

hiệu quả sử dụng cũng như lựa chọn loại hormon và liều lượng tối ưu trong sinh sản nhân tạo cá Chẽm Mõm Nhọn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormon steroid sinh dục và sinh sản trong huyết tương cá chẽm mõm nhọn (psammoperca waigiensis cuvier, 1828) ở điều kiện nuôi vỗ (Trang 121 - 123)