Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Trung ương (Trang 70 - 71)

Bảng 2.18. Kết quả điều tra về thực trạng công tác kiểm tra đánh giá ĐNGV Trường CĐKT - KT Trung ương

TT Biện pháp kiểm tra, đánh giá

Mức độ thực hiện Tốt Trung bình Yếu

Điểm X Thứ bậc 3đ 2đ 1đ

1

Có kế hoạch và thực hiện, kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng

dạy của giảng viên 35 49 11 214 2.3 1 2

Hình thức, nội dung kiểm tra, đánh giá bao quát mọi hoạt động

giảng dạy của giảng viên 29 45 21 198 2.1 3 3 Tổ chức đánh giá, rút kinh

nghiệm sau kiểm tra 27 60 8 209 2.2 2 4 Công tác kiểm tra có tác dụng thúc đẩy ĐNGV thực hiện

nhiệm vụ

36 48 11 215 2.3 1 Xtổng 127 202 51 2.2

Hàng năm Trường CĐKT – KT Trung ương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy, nề nếp giảng dạy của ĐNGV. Nội dung, cách thức kiểm tra, đánh giá đã bao quát được các hoạt động giảng dạy của giảng viên, tổ chức rút kinh nghiệm sau khi kiểm tra. Đảm bảo nghiêm túc giờ giấc giảng dạy, thực hiện quy chế trừ tiền lương tăng thêm đối với giảng viên vi phạm quy chế, nề nếp giảng dạy. Qua đó, đã thực sự thúc đẩy hoạt động công tác chuyên môn, giảng dạy của ĐNGV. Công tác này được thực hiện thường xuyên theo từng học kỳ và cuối năm học và được tổng kết, bình xét thi đua khen thưởng, kỷ luật theo quy định. Nhìn chung công tác kiểm tra đánh giá ĐNGV nhà trường đã giúp cho

hoạt động đào tạo của nhà trường có sự chuyển biến tích cực. Việc đánh giá được tiến hành công khai, dân chủ đảm bảo khách quan, chính xác thể hiện tinh thần trách nhiệm, ý thức xây dựng của cán bộ viên chức nhà trường. Sự đóng góp ý kiến chân thành, đoàn kết đã góp phần xây dựng đơn vị, nhà trường vững mạnh.

Tuy nhiên, công tác kiểm tra, đánh giágiảng viên còn có những tồn tại sau: - Công tác kiểm tra, đánh giá giảng viên được tổ chức thường xuyên, nhưng còn mang tính phong trào, hình thức, nội dung đánh giá còn chung chung, chưa cụ thể, chưa phù hợp với đặc trưng từng khoa, bộ môn.

- Công tác quản lý ĐNGV của các khoa còn chưa tốt, ít kiểm tra đôn đốc và thực hiện sự quan tâm tới việc kèm cặp bồi dưỡng giáo viên trẻ mới vào nghề.

- Công tác kiểm tra, đánh giá chủ yếu vẫn theo phương pháp hành chính: chấp hành giờ giấc lên lớp, sinh hoạt chuyên môn, hồ sơ giáo án… mà chưa có tiêu chí cụ thể đánh giá chất lượng đúng năng lực của từng giáo viên.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Trung ương (Trang 70 - 71)