Nhận định chung về thực trạng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Trung ương (Trang 62 - 63)

Qua việc điều tra, phân tích thực trạng ĐNGV của trường trong thời điểm hiện tại, có thể rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu của ĐNGV như sau:

- Điểm mạnh:

+ Phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức của ĐNGV trong nhà trường ổn định; chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, qui định của ngành và nội qui của nhà trường; ĐNGV luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp quản lý nhà trường,

+ ĐNGV của nhà trường hiện nay có trình độ chuyên môn khá đồng đều, 100% có trình độ từ đại học trở lên, trong đó 43% có trình độ Thạc sỹ (còn 20 giảng viên đang học cao học) đáp ứng chuẩn về trình độ trong giảng dạy và công tác.

+ Đa số giảng viên có tuổi đời còn rất trẻ (dưới 30 tuổi là 47 người chiếm 44.7%, tuổi từ 31- 40 tuổi chiếm 49.5%) nên rất năng động, sáng tạo, nhiệt tình, cơ bản yên tâm công tác lâu dài tại trường, có ý thức vươn lên trong nghề nghiệp. Đây chính là lực lượng có nhiều triển vọng, nhiều cơ hội để phát triển trình độ hơn nữa đáp ứng mục tiêu lâu dài của nhà trường.

- Số giảng viên có thâm niên giảng dạy trên 10 năm chiếm tỷ lệ 12% có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy rất thuận lợi để bồi dưỡng trở thành những các giảng viên đầu đàn.

- Điểm hạn chế

+ Cơ cấu giới tính mất cân đối, có những bộ môn, khoa giảng viên nữ chiếm 100% tạo ra những khó khăn, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ của người giảng viên. Sự mất cân đối về độ tuổi, số giảng viên tuổi đời dưới 30 chiếm 44.7.%, số giảng viên tuổi đời từ 41- 60 chỉ chiếm 4.7%, đây là khó khăn trong công tác quản lý với yêu cầu phải đảm bảo tính kế thừa, phát triển giữa các thế hệ.

+ Tỷ lệ giảng viên có học hàm, học vị còn thấp. Số lượng giảng viên là giảng viên chính trở lên còn qua ít (toàn trường có 01 giảng viên chính); giảng viên cao cấp chưa có một người nào. Như vậy, nhà trường chưa xây dựng được một lực lượng giảng viên cốt cán, đầu đàn về các chuyên ngành được đào tạo, giữ vai trò dìu

dắt, định hướng cho sự phát triển của ĐNGV. Còn bất hợp lý về cơ cấu chuyên môn, nhiều giảng viên còn phải kiêm nhiệm nhiều môn học.

+ Một trong những điểm mạnh ĐNGV là trẻ, nhiều triển vọng. Nhưng đồng thời cũng là một điểm yếu, bởi với tuổi đời trẻ năng lực sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy, quản lý tổ chức lớp học còn nhiều hạn chế nên chắc chắn ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.

+ Năng lực NCKH, thực hiện nhiệm vụ NCKH của ĐNGV còn yếu. ĐNGV chưa xác định rõ ràng nhiệm vụ này, chưa thấy được vai trò của NCKH trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và giảng dạy. Như vậy, trong quá trình quản lý ĐNGV cần có biện pháp cụ thể để đẩy mạnh các hoạt động NCKH, việc biên soạn tài liệu cũng như kế hoạch bồi dưỡng các kiến thức về ngoại ngữ và tin học cho ĐNGV .

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Trung ương (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)