Công tác tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Trung ương (Trang 65 - 68)

Bảng 2.15. Kết quả điều tra về thực trạng công tác tuyển dụng ĐNGV Trường CĐKT - KT Trung ương

TT Biện pháp tuyển dụng

Mức độ thực hiện Tốt Trung

bình Yếu Điểm X Thứ bậc 3đ 2đ 1đ

1 Xây dựng được tiêu chuẩn giảng viên cho từng khoa, bộ môn của nhà trường

29 55 11 208 2.2 4 2 Thông báo rộng rãi, công khai kế hoạch, quy trình tuyển dụng

giảng viên

25 55 15 200 2.1 5 3 Thực hiện đúng quy trình tuyển dụng giảng viên 23 45 27 186 2.0 6 4

Đảm bảo các tiêu chuẩn về đạo đức, trình độ chuyên môn

nghiệp vụ của giảng viên 37 46 12 215 2.3 2 5 Ngành nghề chuyên môn được tuyển dụng phù hợp với cơ cấu

ngành nghề của trường 40 45 10 220 2.3 2 6

Có sự thống nhất chỉ đạo của Ban giám hiệu tới các khoa bộ môn trong việc tuyển dụng giảng viên.

45 46 4 231 2.4 1 7 Chính sách ưu đãi thu hút người giỏi trong tuyển dụng 10 46 39 161 1.7 7 8 Thanh kiểm tra đánh giá công tác tuyển dụng 25 45 25 190 2.0 6 X tổng 234 383 143 2.1

Qua bảng 2.15 cho thấy: Tuyển dụng giảng viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ĐNGV nên nhận được sự quan tâm lớn từ Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường. Nhà trường đã đề ra chủ trương tuyển dụng người có học vị vào vị trí giảng dạy, với mục đích từng bước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đào tạo cho cả trước mắt và lâu dài, tuy nhiên chế độ ưu đãi để thu hút người giỏi chưa được đầu tư, khảo sát cho thấy biện pháp 7 được đánh giá thấp với X = 1.7 .

Kế hoạch tuyển dụng hằng năm chưa sát với thực tế do một số ngành nghề đào tạo của nhà trường có nhiều biến động, có ngành nghề qui mô tuyển sinh tăng,

có ngành nghề khó tuyển sinh cùng với đó là chính sách ưu tiên chưa hấp dẫn, chưa thu hút được các ứng viên đã gây ra tình trạng vừa thừa vừa thiếu giảng viên ở một số chuyên ngành, chuyên môn. Kế hoạch tuyển dụng, quy trình tuyển dụng đã được công khai đúng quy định của nhà nước và nhà trường. Trong quy trình tuyển dụng, nhà trường thực hiện ký hợp đồng 3 tháng, 6 nhằm tuyển dụng một cách thận trọng, có căn cứ. Các biện pháp 1,3,4,5 được đánh giá khá hơn với X 2.0.

Tóm lại, công tác tuyển chọn giảng viên trong các năm qua đã được Lãnh đạo nhà trường dành nhiều quan tâm. Tính đến thời điểm này cơ bản số lượng giảng viên đã đáp ứng. Tuy nhiên, tính kế hoạch, chính sách ưu đãi, quy trình tuyển dụng và đặc biệt việc kiểm tra đánh giá công tác tuyển dụng còn có nhiều hạn chế đòi hỏi phải nghiên cứu, điều chỉnh để tìm ra các biện pháp tối ưu phù hợp với xu hướng và mục tiêu phát triển của nhà trường trong thời gian tới.

Bảng 2.16. Kết quả điều tra về thực trạng công tác bố trí, sử dụng ĐNGV Trường CĐKT - KT Trung ương

TT Biện pháp bố trí, sử dụng

Mức độ thực hiện Tốt Trung bình Yếu

Điểm X Thứ bậc 3đ 2đ 1đ

1 Đúng chuyên môn, trình độ đào tạo của giảng viên 59 27 9 240 2.5 3 2 Năng lực chuyên môn của giảng viên 60 29 6 244 2.6 1 3 Thâm niên công tác của giảng viên 40 49 6 224 2.4 4 4 Điều kiện hoàn cảnh của giảng

viên 35 40 20 205 2.2 6 5 Nguyện vọng của giảng viên 29 49 17 202 2.1 7 6 Đối tượng học sinh, sinh viên 21 55 19 192 2.0 8 7 Đảm bảo đúng định mức lao

động theo quy định 60 29 6 244 2.6 1 8

Có sự thống nhất chỉ đạo của Ban giám hiệu tới các khoa bộ môn trong bố trí, sử dụng giảng viên

50 30 15 225 2.4 4 X tổng 354 308 98 2.3

Qua bảng 2.16 ta thấy: Biện pháp 1 có X = 2.5 và biện pháp 2 có X= 2.6. Như vậy, lãnh đạo nhà trường đã có đánh giá chính xác năng lực chuyên môn của giáo viên, từ đó có quyết định phân công nhiệm vụ cho giảng viên hợp lý. Dựa vào năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm để bố trí công việc phù hợp, hiệu quả, tạo điều kiện cho giảng viên phát huy được năng lực sở trường. Tuy nhiên cũng cần phải dựa trên các yếu tố khác cho phù hợp. Nhà trường đã kết hợp sử dụng giảng viên theo năng lực với điều kiện hoàn cảnh và nguyện vọng cá nhân để phát huy được thế mạnh của giảng viên, tạo điều kiện cho giảng viên yên tâm, tin tưởng, ra sức phấn đấu hết lòng phục vụ nhà trường, nhiệt tình công tác, thương yêu học sinh, sinh viên.

Việc sử dụng giảng viên trong công tác giảng dạy có căn cứ vào đề xuất, tham mưu của các trưởng khoa, tổ trưởng chuyên môn là rất cần thiết và được đánh giá cao với X = 2.4. Việc phân công giảng dạy theo nguyện vọng học sinh, sinh viên chưa được coi trọng (xếp thứ 8), theo thâm niên công tác của giảng viên viên chưa thực sự được nhà trường quan tâm. Điều đó thể hiện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của một số giảng viên cao tuổi chưa thật tốt, có những giảng viên viên cao tuổi nhưng chưa đáp ứng tốt nhiệm vụ phân công.

Như vậy, đa số giảng viên đánh giá việc phân công công việc cho giảng viên của nhà trường là khá phù hợp và hiệu quả. Song trong phân công, điều động vẫn còn một số bất cập dẫn đến sự thừa thiếu giảng viên của một số bộ môn đã ảnh hưởng đến quyền lợi cũng như chất lượng giảng dạy của giảng viên, có những giảng viên trẻ có năng lực hoặc có triển vọng phát triển tốt về chuyên môn nhưng lãnh đạo chưa động viên và sử dụng đúng mức.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Trung ương (Trang 65 - 68)