Chất lượng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Trung ương (Trang 37 - 38)

ĐNGV đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định. Giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo; đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo quy định; có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Chất lượng ĐNGV là một khái niệm rất rộng, bao hàm rất nhiều yếu tố hợp thành như: trình độ được đào tạo của từng thành viên trong đội ngũ, thâm niên và kinh nghiệm trong công việc của mỗi thành viên, năng lực cá nhân và khả năng thích ứng với công việc và môi trường làm việc cũng như sự thay đổi, sự hài hòa giữa các yếu tố…Có thể tóm tắt khái quát về chất lượng của đội ngũ giáo viên ở hai mặt chính sau:

- Phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên.

- Sự cân bằng hài hòa giữa các yếu tố. Nó thể hiện ở sự hài hòa giữa chức vụ, ngạch bậc, trình độ đào tạo, nội dung công việc mà người giáo viên đảm nhiệm.

Từ đó, để đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên một trường cao đẳng cần chú ý các khía cạnh sau:

- Trình độ đạt chuẩn của đội ngũ giáo viên nhà trường như thế nào? Các biện pháp cần được thực thi để đạt mục tiêu mong muốn về yêu cầu đó.

- Đối với giáo viên đã được đào tạo trình độ có đáp ứng được yêu cầu giảng dạy trong trường hiện nay không? Có cần phải được bồi dưỡng và bằng hình thức biện pháp nào?

Tất cả những vấn đề nêu trên cần được phân tích đánh giá theo mô hình nhân cách của người giáo viên với hệ thống phẩm chất và năng lực cụ thể theo mô hình sau:

- Yêu cầu về phẩm chất của giáo viên trường cao đẳng bao gồm: Đạo đức, chính trị, thế giới quan, phẩm chất cá nhân, ý thức tổ chức kỷ luật, ý chí vươn lên, độc lập tự chủ, tính mục đích trong công việc, quyết đoán, phê phán, cung cách ứng xử…

+ Khả năng thích ứng, năng lực sáng tạo, sự mềm dẻo, tính linh hoạt trong cuộc sống xã hội.

+ Năng lực chủ thể hóa như khả năng biểu hiện tính độc đáo đặc sắc, khả năng biểu hiện cái riêng, bản lĩnh cá nhân.

+ Năng lực hành động như khả năng hành động có mục đích, khả năng thực hành, có điều khiển, chủ động, tích cực;

+ Năng lực giao tiếp như khả năng thiết lập và duy trì quan hệ với người khác

Sơ đồ 1.3: Nhân cách của đội ngũ giảng viên trường cao đẳng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Trung ương (Trang 37 - 38)