Tạo môi trường làm việc và động lực để giảng viên có thể phát huy được

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Trung ương (Trang 89 - 91)

năng lực, sở trường của mình trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Có thể nói, môi trường thuận lợi là yêu cầu khách quan vô cùng quan trọng tạo động lực để mọi thành viên phát huy cao độ năng lực trí tuệ, công sức của mình phục vụ cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Xây dựng một môi trường thuận lợi, môi trường sư phạm có truyền thống của một tập thể sư phạm tốt đẹp: mô phạm, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, thi đua dạy tốt, …

Xây dựng dư luận tập thể sư phạm lành mạnh luôn ủng hộ cái tốt, cái tích cực, lên án cái tiêu cực.

Môi trường có bầu không khí tâm lý - xã hội lành mạnh trong tập thể sư phạm: giao tiếp thoải mái, quan tâm lẫn nhau, thống nhất mục tiêu hoạt động, công khai, dân chủ, sự hoà đồng, đồng cảm, tôn trọng ý kiến của nhau; các quyết định quản lý diễn

ra theo sự thừa nhận tập thể; thẳng thắn phê bình và tự phê bình nhưng không đả kích và định kiến cá nhân, mọi người đều hướng tới cái đúng, cái thiện.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng môi trường pháp lý, thực hiện các văn bản pháp luật về xây dựng và phát triển ĐNGV. Vận dụng và đề xuất các chính sách kinh tế - xã hội hợp lý, bảo đảm đầy đủ các chế độ cho giảng viên. Đây là một yêu cầu quan trọng trong việc tạo ra một môi trường thuận lợi, tạo động lực cho ĐNGV phát triển toàn diện.

Xây dựng môi trường sư phạm với các chính sách đào tạo, bồi dưỡng giảng viên hợp lý, khuyến khích mặt tinh thần và vật chất đối với các giảng viên say mê học tập, bồi dưỡng.

Xây dựng chính sách khuyến khích giảng viên NCKH, chuyển giao công nghệ. Chính sách đối với các giảng viên dạy tốt, dạy giỏi, mẫu mực về tư cách đạo đức, lương tâm nghề nghiệp. Chính sách đề bạt, bổ nhiệm các chức vụ quản lý, chính sách khen thưởng danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân, tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”, huân chương, huy chương. Ổn định việc làm, tạo điều kiện cải thiện đời sống bằng chính khả năng chuyên môn của ĐNGV.

Tạo môi trường dân chủ để ĐNGV phát huy tiềm năng trí tuệ trong các hoạt động sáng tạo, NCKH.

3.2.6.3. Cách thực hiện biện pháp

Để xây dựng được một môi trường thuận lợi, môi trường sư phạm để phát triển ĐNGV cần tiến hành theo các nội dung sau:

- Phải hiểu lao động của ĐNGV là lao động trí tuệ phức tạp, có dấu ấn sâu đậm của yếu tố tự sáng tạo, do vậy rất cần tự do về tư tưởng, không có tự do thì không có sáng tạo. Một môi trường thuận lợi, dân chủ là yếu tố quan trọng để người giảng viên phát huy năng lực, sở trường của mình.

- Phải xây dựng cơ sở vật chất khang trang, tạo môi trường làm việc thân thiện, tiện nghi, hiệu quả.

- Tiến hành điều chỉnh chính sách sử dụng và đãi ngộ đối với giảng viên phù hợp với tình hình mới. Nghiên cứu điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ, chính sách thu hút người tài, ...

- Tổ chức các hoạt động giao lưu quốc tế, tiếp xúc với khoa học công nghệ, phương tiện hiện đại, trình độ đào tạo các nước tiên tiến.

- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giảng viên, tạo sân chơi lành mạnh trong Nhà trường thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao và đi dã ngoại. Cần quan tâm đến hoàn cảnh riêng của các giảng viên và giải quyết kịp thời các chế độ chính sách cho giảng viên.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Trung ương (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)