Tạo môi trường và điều kiện làm việc

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Trung ương (Trang 45 - 108)

Để người giảng viên yên tâm làm việc và sẵn sàng cống hiến hết mình cho sự nghiệp GD&ĐT thì nhà trường và xã hội cần phải tạo cho họ môi trường và điều kiện làm việc tốt. Môi trường ở đây bao gồm nhiều yếu tố: đó là những điều

kiện, những cơ chế chính sách, các chế độ, các quy định đảm bảo điều kiện sống, sinh hoạt và làm việc cho giảng viên. Đó còn là những tiềm năng, cơ hội phát triển nghề nghiệp. Môi trường ở đây còn được hiểu là môi trường sư phạm, trong đó nghề giảng viên được sống trong một môi trường văn hóa, sống trong tình cảm ấm áp, chân tình và cởi mở của đồng nghiệp, trong tình cảm gắn bó của mối quan hệ thầy trò.

Tiểu kết chương 1

Quản lý ĐNGV là nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ để giảng viên được vững vàng về nhân cách và chuyên môn nghiệp vụ. Quản lý ĐNGV đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý sẽ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay.

Các nội dung cơ bản của việc quản lý ĐNGV ở các trường cao đẳng là: Công tác quy hoạch phát triển ĐNGV; Công tác tuyển dụng, sử dụng ĐNGV; Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV; Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giá ĐNGV; Tạo môi trường, điều kiện làm việc đối với ĐNGV.

Các khái niệm cơ bản, cơ sở lý luận về quản lý ĐNGV đã trình bày trong chương này là cơ sở để tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý ĐNGV tại Trường CĐKT - KT Trung ương.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ – KỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG 2.1. Khái quát về Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường CĐKT - KT Trung ương có quá trình hình thành và phát triển trên 30 năm. Tiền thân là trường nghiệp vụ Hợp tác xã mua bán Trung ương. Được thành lập theo Quyết định số 90 NT/QĐ ngày 15 tháng 8 năm 1978 của Bộ trưởng Bộ Nội thương

Nhà trường chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 1979. Trên cơ sở Quyết định số 129NT/QĐ ngày 22/12/1978 của Bộ Nội thương về việc chuyển trụ sở trường từ Đáp Cầu – Hà Bắc đến xã Hồng Lạc – Nam Thanh - Hải Hưng (tiếp nhận địa điểm của trường thương nghiệp Hải Hưng). Ngày 14/12/1982 Bộ trưởng Bộ Nội thương có Quyết định số 69 NT/QĐ di chuyển địa điểm Trường nghiệp vụ Hợp tác xã mua bán trung ương từ xã Hồng Lạc – Nam Thanh - Hải Hưng lên địa điểm mới thuộc xã Dương Xá - Gia Lâm – TP Hà Nội.

Ngày 30 tháng 8 năm 1994, Hội đồng Trung ương LMHTX Việt Nam có quyết định số 711/HĐTW-QĐ về việc nâng cấp trường thành Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật bán công.

Tháng 04/2005 LMHTX Việt nam có Quyết định số 325/2005/QĐ- LMHTXVN về việc đổi tên Trường Trung học Kinh Tế - Kỹ thuật bán công thành Trường Trung học Quản lý và Công nghệ.

Ngày 19/03/2009 được phép của Chính phủ, Bộ GD&ĐT và LMHTX Việt Nam, Trường Trung học Quản lý và Công nghệ được nâng cấp thành Trường CĐKT - KT Trung ương.

2.1.2. Sứ mạng và mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ

2.1.2.1. Sứ mạng

Trường CĐKT - KT Trung ương có sứ mạng đóng góp vào sự phát triển của đất nước, khu vực kinh tế tập thể thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, NCKH.

2.1.2.2. Mục tiêu

Mục tiêu chung: Nhằm xây dựng một cơ sở đào tạo đầu ngành có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, ĐNGV đủ về cơ cấu, số lượng, đảm bảo về chất lượng, thực hiện đào tạo đa bậc, đa ngành; cung cấp nguồn lực có chất lượng cao cho khu vực kinh tế hợp tác nói riêng và xã hội nói chung. Đồng thời là cơ sở nghiên cứu hợp tác khoa học, đầu mối tiếp thu và chuyển giao công nghệ của LMHTX Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

- Nâng cao chất lượng đào tạo, đa dạng hóa các bậc đào tạo, các loại hình đào tạo, mở rộng quy mô đào tạo, ngành nghề đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn lực phát triển kinh tế hợp tác xã theo tinh thần nghị quyết trung ương khóa X và quy định 272 của chính phủ.

- Thực hiện công tác NCKH, tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến, áp dụng và chuyển giao cho các đơn vị cơ sở của ngành hợp tác xã, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành và xã hội.

- Là trung tâm cung cấp chương trình, giáo trình, giáo viên cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng các LMHTX các tỉnh, thành phố trong cả nước.

- Là trung tâm hợp tác quốc tế trên lĩnh vực đào tạo, chuyển giao khoa học, công nghệ cho ngành hợp tác xã. Tranh thủ sự giúp đỡ của LMHTX Quốc tế và tổ chức kinh tế xã hội khác.

Tầm nhìn: Đến năm 2020 Trường CĐKT - KT Trung ương sẽ trở thành trường đại học có uy tín cấp quốc gia, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn quốc tế đáp ứng yêu cầu của xã hội và đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực kinh tế hợp tác xã.

2.1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ chính

Theo Điều 5, chương II, Quyết định số 293/QĐ-LMHTXVN ngày 10/04/2009 của Chủ tịch LMHTX Việt Nam về việc “Ban hành quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường CĐKT - KT Trung ương” chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trường CĐKT - KT Trung ương:

- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành hợp tác xã và xã hội.

- Đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống LMHTX Việt Nam, từ trung ương đến địa phương.

- Bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, xã viên và người lao động trong khu vực hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ về kiến thức, kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

- Xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề trường được phép đào tạo theo Chương trình khung do Nhà nước quy định.

- Xây dựng chương trình, nội dung giáo trình, tài liệu giảng dạy, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, chuyên viên nghiệp vụ, xã viên và người lao động khu vực hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý quá trình đào tạo, công nhận và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của Luật giáo dục;

- Xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên giỏi về chuyên môn, đủ về số lượng, bảo đảm và cân đối về cơ cấu trình độ theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.

- Tổ chức NCKH và phát triển công nghệ theo hướng gắn đào tạo với NCKH và lao động sản xuất kinh doanh để nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có khu vực hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Thực hiện các hoạt động dịch vụ tư vấn khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, thực nghiệm xản xuất, quản lý kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo; tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm, dịch vụ xuất khẩu lao động, tổ chức du học cho sinh viên, học sinh và các đơn vị có nhu cầu theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức các hoạt động thông tin bằng các hình thức in ấn, xuất bản các ấn phẩm, tài liệu, giáo trình phục vụ công tác đào tạo và NCKH theo quy định của pháp luật

- Thực hiện các quan hệ hợp tác quốc tế, liên kết, liên thông về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu triển khai khoa học – công nghệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản, các nguồn vốn theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Trường CĐKT - KT Trung ương gồm Ban Giám hiệu, các Khoa chuyên môn, các phòng chuyên môn nghiệp vụ, Công Đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các đơn vị sự nghiệp …

* Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng; Các Phó Hiệu trưởng

* Các Hội đồng tư vấn: Hội đồng trường; Hội đồng đào tạo và khoa học; Hội đồng đua khen thưởng

* Các phòng chức năng: Phòng Đào tạo; Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Tài chính kế kế toán; Phòng công tác học sinh, sinh viên; Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục; Phòng NCKH và hợp tác quốc tế; Phòng quản trị thiết bị; Phòng Bảo vệ và Quản lý ký túc xá

* Các Khoa và Trung tâm: Khoa Cơ bản; Khoa Kế toán kiểm toán; Khoa Quản trị kinh doanh; Khoa Tài chính ngân hàng; Khoa Công nghệ thông tin; Khoa Cơ điện và Công nghệ may; Kinh tế và phát triển hợp tác xã; Khoa Lý luận chính trị và hành chính nhà nước; Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học; Trung tâm hợp tác phát triển; Trung tâm phát triển nguồn nhân lực;Trung tâm thông tin thư viện;

* Các phân hiệu: Phân hiệu Cần Thơ

2.1.4. Ngành nghề đào tạo

Tổ chức đào tạo các ngành học đã được Bộ GD&ĐT cho phép:

- Các ngành bậc cao đẳng: Kế toán kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Công nghệ thông tin

- Các ngành đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp: Kế toán, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện, Công nghệ may, Hành chính văn thư

- Liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng: Kế toán, Công nghệ thông tin

2.1.5. Về cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất: Trường đã hoàn tất việc nâng cấp cơ sở vật chất trên diện tích 38.951 m2 bao gồm các khối nhà trên diện tích sàn xây dựng là 22.929 m2.Trong đó, hội trường là 2.400 m2, giảng đường là 8.280 m2, thư viện là 300 m2, phòng thí nghiệm và thực hành là 3.700 m2, các công trình phục vụ khác là 3.700 m2.

Là một đơn vị mới trong thời gian nâng cấp nên hệ thống giáo trình và tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập chưa được bổ sung đầy đủ. Trung tâm thư viện hiện nay đang quản lý khoảng 2.000 đầu sách trong đó khoảng 1.700 sách giáo trình và trên 300 đầu sách chuyên khảo. Trong thời gian tới, Nhà trường sẽ bổ sung thêm số lượng đầu sách đồng thời tổ chức biên soạn Giáo trình và Bài giảng cho các chuyên ngành để phục vụ tối đa nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên.

Trang thiết bị dụng cụ thuộc hệ thống phòng thí nghiệm, xưởng thực hành được Nhà trường mua sắm và đầu tư khá đầy đủ theo tình hình thực tế của nhu cầu giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, trong thời gian tới đây, để phục vụ cho việc mở mã ngành mới và thực hiện chiến lược phát triển trường nhu cầu đầu tư cho cho hệ thống phòng thí nghiệm, xưởng thực hành là rất lớn, ngay từ bây giờ Nhà trường cần có kế hoạch tài chính dài hạn để đáp ứng những nhu cầu trong tương lai.

2.1.6. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhà trường trong năm năm gần đây

2.1.6.1. Quy mô đào tạo

Từ năm học 2007 - 2008 đến nay, quy mô đào tạo của Nhà trường ngày càng được mở rộng về số lượng sinh viên các hệ, các ngành. Ngoài ra nhà trường còn tổ chức đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho hàng nghìn cán bộ, xã viên hợp tác xã mỗi năm. Điều này được thể hiện qua bảng thống kê sau:

Bảng 2.1. Số lượng HSSV từ 2007 – 2012

Năm học

Cao đẳng chuyên nghiệp Trung cấp Dạy nghề Tổng số HSSV Chỉ

tiêu TS quả TS Kết tiêu TS Chỉ quả TS Kết tiêu TS Chỉ quả TS Kết

2007 - 2008 0 0 1200 3027 200 428 3455 2008 - 2009 0 0 1200 2393 200 524 2917 2009 - 2010 200 228 1200 1851 200 519 2598 2010 - 2011 300 416 1300 1742 200 514 2672 2011 - 2012 500 966 1300 1724 200 441 3131

(Nguồn: Phòng đào tạo Trường CĐKT – KT Trung ương)

Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy:

+ Số học sinh nhập học qua các năm đều đạt và vượt chỉ tiêu trên các hệ đào tạo của nhà trường.

+ Năm học 2009 - 2010 nhà trường bắt đầu tuyển sinh viên hệ cao đẳng và quy mô sinh viên hệ cao đẳng qua các năm đều không ngừng tăng lên. Năm 2009 là 228 sinh viên; năm 2010 là 416; năm 2011 là 996 sinh viên và hiện nay quy mô học sinh cao đẳng của nhà trường là 1800 sinh viên. Những năm tiếp theo, nhà trường sẽ mở những mã ngành mới, do vậy số lượng sinh viên hệ cao đẳng tiếp tục tăng lên.

+ Các hệ khác như hệ Trung cấp chuyên nghiệp và hệ dạy nghề có số học sinh tương đối ổn định. Tuy nhiên, những năm tiếp theo số lượng học sinh theo học hệ Trung cấp chuyên nghiệp sẽ giảm dần.

2.1.6.2. Chất lượng đào tạo

Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện tốt các chỉ tiêu về số lượng và mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo, Trường CĐKT – KT Trung ương luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Điều đó giúp học sinh tốt nghiệp ra trường đều có tay nghề vững vàng và có thể đảm nhận công việc được ngay, 90% học sinh ngành kỹ thuật điện được các hợp tác xã, các doanh nghiệp nhận về làm việc ngay ngay sau khi tốt nghiệp, trên 90% học sinh ngành kỹ thuật viên tin nhận được việc làm ổn định đúng với chuyên ngành đào tạo, 70% học sinh ngành kế toán làm đúng nghề đào tạo. Chất lượng đào tạo của nhà trường đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Qua khảo sát thực tế tại các hợp tác xã, các doanh nghiệp trong và ngoài ngành cho thấy, học sinh nhà trường đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, có đạo đức tốt, có tay nghề vững vàng, có nhiều em đã trưởng thành là cán bộ kỹ thuật giỏi, kế toán trưởng, phó giám đốc, giám đốc các doanh nghiệp. Một bộ phận lớn các em đã được học lên ở bậc cao hơn và một số em có bằng thạc sĩ. Những kết quả nêu trên đây được thể hiện qua bảng xếp loại kết quả học tập và xếp loại kết quả tốt nghiệp ra trường của HSSV những năm gần đây:

Bảng 2.2. Xếp loại kết quả học tập từ 2007 – 2012 Năm học Tổng số HSSV Xếp loại kết quả học tập Xuất sắc % Khá % TB khá % Trung bình % yếu kém % 2007 - 2008 3027 12 30 35 15 8 2008 - 2009 2393 16 33 31 14 6 2009 - 2010 1851 10 25 44 16 5 2010 - 2011 1742 20 24 28 22 6 2011 - 2012 1524 11 20 46 15 8 Trung bình 14 25 38 16 7

(Nguồn: Phòng đào tạo Trường CĐKT – KT Trung ương)

Bảng 2.3. Xếp loại kết quả tốt nghiệp ra trường từ 2007 - 2012

Năm học

Tổng số HSSV

Xếp loại kết quả tốt nghiệp ra trường Xuất sắc % Khá % TB khá % Trung bình % 2007 - 2008 1054 13 30 51 6 2008 - 2009 889 11 20 55 14 2009 - 2010 962 8 28 52 12 2010 - 2011 780 17 32 30 21 2011 - 2012 744 10 26 42 22

(Nguồn: Phòng đào tạo Trường CĐKT – KT Trung ương)

Số liệu thống kê của Bảng 2.2 và Bảng 2.3 cho thấy: HSSV xếp loại khá, giỏi hàng năm khá ổn định. Kết quả có tính bền vững đã thể hiện sự cố gắng nỗ lực của

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Trung ương (Trang 45 - 108)