Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Trung ương (Trang 63 - 65)

Bảng 2.14. Kết quả điều tra về thực trạng việc

xây dựng quy hoạch ĐNGV Trường CĐKT - KT Trung ương

TT Biện pháp quy hoạch

Mức độ thực hiện Tốt Trung bình Yếu

Điểm X Thứ bậc 3đ 2đ 1đ

1 Xây dựng dự báo về quy mô, ngành nghề đào tạo 16 45 34 172 1.8 3 2 Xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với quy mô đào tạo 20 50 25 185 1.9 2 3

Xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với ngành nghề

đào tạo 15 49 31 174 1.8 3 4

Xây dựng được tiêu chuẩn giảng viên phù hợp với chức danh, vị

trí giảng viên 30 55 10 210 2.2 1 5

Tính toán các nguồn lực để thực hiện phát triển ĐNGV phù hợp

với quy mô, ngành nghề đào tạo 15 40 40 165 1.7 6 6

Công tác quy hoạch được xem xét, bổ sung, điều chỉnh, đảm

bảo tính khoa học và thực tiễn 14 36 45 159 1.7 6 X tổng 110 275 185 1.9

Qua bảng 2.14 cho thấy, trong quy hoạch, biện pháp xây dựng được tiêu chuẩn giảng viên phù hợp với từng chức danh, vị trí công tác được quan tâm chú ý, đây chính là cơ sở cho công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng, cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với giảng viên phù hợp với từng năm học và giai đoạn phát triển của nhà trường. Đồng thời đây cũng là biện pháp để mỗi giảng viên thấy rằng cần phải phấn đấu, không tự bằng lòng với hiện tại để đáp ứng được yêu cầu của công viêc. Nội dung này được đánh giá ở mức thực hiện khá với X= 2.2 – xếp thứ nhất.

Công tác dự báo về quy mô, ngành nghề đào tạo được đánh giá ở mức không cao với X = 1.8 (xếp thứ 2), chứng tỏ nhà trường chỉ đạo, nghiên cứu chưa sâu sát dự báo quy mô, ngành nghề đào tạo. Một số ngành nghề của trường quy mô đào tạo tăng nhanh (Kế toán – kiểm toán, Tài chính ngân hàng, Điện), nhưng cũng có ngành nghề quy mô đào tạo giảm nhanh (Công nghệ may, Hành chính văn thư) có đã ảnh hưởng không nhỏ trong công bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, gây ra tình trạng vừa thiếu vừa thừa giảng viên, do vậy việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ để phù hợp với quy mô ngành nghề đào tạo cũng được đánh giá ở mức trung bình X = 1.7

Biện pháp huy động các nguồn lực tài chính được đánh giá ở mức thực hiện trung bình với X = 1.7. Như vậy, ngoài nguồn ngân sách của nhà nước thì các nguồn thu khác chưa có giải pháp hữu hiệu. Vì vậy, xây dựng chính sách thu hút người tài về làm việc tại trường sẽ có nhiều bất cập, việc hỗ trợ giảng viên trong công tác đào tạo, bồi dưỡng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Tóm lại, công tác quy hoạch phát triển ĐNGV trong những năm qua đã có chủ trương của lãnh đạo nhà trường nhưng trên thực tế do nhà trường chưa xây dựng xong “Chiến lược phát triển và tầm nhìn đến năm 2025” nên việc chỉ đạo chưa được sâu sát, chưa được NCKH dẫn đến chưa phù hợp với thực tế.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Trung ương (Trang 63 - 65)