Khác 

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh ninh thuận (Trang 31 - 81)

thâm canh thì có thể dùng máy sục khí hay quạt nước để tăng cường khuyếch tán oxy từ không khí vào nước ao. Nếu oxy giảm thấp vào buổi sáng sớm do tảo phát triển quá mạnh thì nên giảm bớt mật độ tảo trong ao. Ngoài ra, có trường hợp oxy phân tầng vào ban ngày do tảo quang hợp mạnh thì có thể dùng máy quạt nước để phá bỏ sự phân tầng và làm oxy phân bố đều trong cột nước ao. [18]

1.2.5. Ảnh hƣởng của độ Kiềm

Độ kiềm được biểu thị bằng mg CaCO3/ L. Độ kiềm chỉ nồng độ của các ion HCO3-, CO32-, OH- trong nước. Vì hàm lượng muối cacbonat (CO32-) và bicacbonat (HCO3-) có quan hệ tỉ lệ thuận với sức sản xuất sơ cấp của ao (thực vật phù du), nên các ao nuôi có hàm lượng kiềm cao thường cho năng suất cao hơn. [36]

Độ kiềm rất quan trọng trong việc duy trì hệ đệm của môi trường nước, duy trì sự biến động thấp nhất pH của nước, từ đó hạn chế tác hại của các chất độc sẵn có trong ao nuôi, giúp cho tôm nuôi không bị “sốc”. [31]

Quản lý độ kiềm trong ao có thể thực hiện qua việc bón vôi định kỳ cho ao hoặc khi độ kiềm giảm thấp. Khi bón vôi nông nghiệp (CaCO3), đá vôi đen (dolomite Ca(MgCO3)2 ) có tác dụng làm tăng hệ đệm trong nước ao và qua đó ổn định độ kiềm trong nước. Thay nước có độ kiềm cao hơn cũng là biện pháp tốt để nâng độ kiềm trong ao nuôi thủy sản. [18]

Độ trong - màu nước là 2 yếu tố có liên quan đến sự phát triển của phiêu sinh vật, nó chi phối nhiều yếu tố môi trường khác như: nhiệt độ nước, pH, oxy hòa tan. Độ trong phù hợp nhất trong ao nuôi tôm thương phẩm là từ 25 ÷ 40 cm. Khi độ trong lớn hơn 40 cm chứng tỏ tảo trong ao kém phát triển, nguyên nhân có thể do thiếu muối dinh dưỡng, thiếu CO2, hoặc thiếu ánh sáng mặt trời trong những ngày thời tiết xấu. Cần xem xét tìm nguyên nhân và khắc phục tùy từng trường hợp cụ thể. Khi độ trong thấp hơn 25 cm chứng tỏ tảo phát triển mạnh, cường độ quang hợp mạnh dẫn đến pH tăng cao vào buổi chiều; đồng thời làm cho hàm lượng DO giảm thấp vào ban đêm và sáng sớm do quá trình hô hấp của phiêu sinh vật. Hàng ngày cần theo dõi sự thay đổi của độ trong - màu nước trong ao để đánh giá, dự đoán sự phát triển của tảo, từ đó có những biện pháp kỹ thuật chủ động xử lý cho thích hợp. [28]

1.2.7. Ảnh hƣởng của NH3 và NH4+

Trong ao nuôi thì đạm tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như ammonia (NH3) và đạm amon (NH4+). Đạm cung cấp cho ao có thể từ không khí dạng nitơ phân tử (N2) và một số có thể được cố định trong chất hữu cơ nhờ tảo lam và vi khuẩn. Nước mưa, phân bón, đặc biệt là thức ăn, cũng là những nguồn cung cấp chất đạm chính đối với các ao nuôi thâm canh. [18]

Thông thường thì NH4+

sẽ được tảo sử dụng, khi ao có ít tảo, ammonia sẽ được tích lũy lại. Nồng độ ammonia cao là đặc trưng cho những ao có lượng chất hữu cơ lớn, mật độ thả cao và tảo phát triển không bình thường. Ammoniac không ion hóa NH3 là chất độc đối với thủy sinh vật. NH3 có độc tính cao hơn NH4+ từ 300 - 400 lần. [31]

Khi hàm lượng NH3 trong nước quá cao sẽ làm cho NH3 trong dịch máu của tôm khó bài tiết ra môi trường ngoài, lượng NH3 trong máu và các mô tăng lên, làm tăng pH máu, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, hô hấp, gan tụy và thần kinh, làm rối loạn chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu của màng tế bào, phá hủy lớp nhớt ở mang, giảm khả năng vận chuyển oxy của Hemoglobin. Đối với những ao nuôi tôm hàm lượng NH3 phải nhỏ hơn 0,1 mg/L. [31]

1.2.8. Ảnh hƣởng của các nhân tố sinh học

Trong các ao nuôi tôm cũng như đầm phá vùng cửa sông ven biển, các nhân tố sinh học bao gồm các nhóm thủy sinh vật như: Phytoplankton (thực vật phù du), Zooplankton (động vật phù du), Phytobenthos (thực vật đáy), Zoobenthos (động vật

đáy), Pisces (cá) và Baterium (vi khuẩn). Mặt nước không có thực vật phù du là mặt nước chết về phương diện sản xuất. Thực vật phù du làm giảm cường độ ánh sáng trong ao, tạo ra oxy, ổn định nhiệt độ nước ao. Tuy nhiên, khi thực vật phù du phát triển mạnh rồi chết hàng loạt sẽ gây ra một số tác động xấu cho ao nuôi. [1]

Trong chuỗi thức ăn trong ao nuôi tôm, động vật nổi sử dụng thực vật nổi làm nguồn thức ăn và sau đó chính động vật nổi lại là nguồn thức ăn quan trọng cho tôm post mới thả. Vi khuẩn là thành phần quan trọng trong hệ sinh thái ao nuôi, chúng tham gia vào chu trình chuyển hóa vật chất với nhiều khía cạnh khác nhau. Một số loài vi khuẩn có thể gây hại trực tiếp cho tôm nuôi, nghiêm trọng nhất là các loài thuộc giống Vibrio. [1]

1.3. Ảnh hƣởng của bệnh đối với nghề nuôi tôm

Bệnh làm giảm tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi do vậy ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của tôm nuôi. Bệnh là sự tác động tổng hợp giữa 3 yếu tố cơ bản: môi trường, mầm bệnh và vật nuôi. [21]

Để biểu diễn mối quan hệ giữa 3 nhân tố: tác nhân gây bệnh, sức đề kháng của cơ thể động vật và điều kiện ngoại cảnh trong mối tương tác phát sinh dịch bệnh, người ta đưa ra sơ đồ sau:

Người ta cũng có thể biểu diễn mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện gây bệnh ở động vật bằng một công thức toán học như sau:

D = P + H + (E)2 Trong đó:

- D: Disease (bệnh)

- P: Pathogen (tác nhân gây bệnh) - H: Host (vật chủ)

- E: Environment (môi trường)

Công thức này đã khẳng định vai trò quyết định của nguyên nhân gây bệnh (P), và vai trò quan trọng của các nhân tố điều kiện (H và E). Đồng thời nhận mạnh tầm quan trọng của điều kiện môi trường (E2) trong phát sinh dịch bệnh. Các nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện gây bệnh nói trên là cơ sở khoa học để có thể đưa ra các giải pháp quản lý và phòng trị dịch bệnh ở động vật thủy sản. [14]

Theo thống kê, đến nay trên đối tượng tôm TCT nuôi thương phẩm tại Việt Nam đã phát hiện một số bệnh như:

- Bệnh do virus gây hội chứng đốm trắng (White spot syndrome virus – WSSV) - Hội chứng đốm trắng do vi khuẩn (Bacterial white spot syndrome – BWSS) - Hội chứng Taura (Taura Syndrome Virus - TSV).

- Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô - IHHNV - Bệnh hoại tử cơ (Infectious myonecrosis - IMN)

- Bệnh đầu vàng ở tôm thẻ do YHV (Yellow head virus - YHV) - Bệnh BP (Baculovirus Penaei) ở tôm TCT.

- Bệnh hoại tử gan tụy do NHP (Necrotising Hepatopancreatitis).

- Hội chứng gan tụy liên quan đến vi bào tử trùng – Microsporidia. [15]

1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của nghề nuôi tôm TCT thƣơng phẩm. thƣơng phẩm.

Cũng như các nghề NTTS khác, nghề nuôi tôm TCT chịu sự ảnh hưởng và chi phối rất lớn bởi các yếu tố do con người tạo ra. Bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn những tồn tại, hạn chế kìm hãm sự phát triển như: Công tác quy hoạch cho phát triển nuôi tôm còn chậm; Tính khả thi của một số quy hoạch chưa cao; Việc đầu tư cho NTTS còn mang tính dàn trải, thiếu tập trung; Vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng trong những năm qua còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu cho phát triển nuôi tôm thâm canh (không có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, hệ thống xử lý nước thải,…). Để phát triển sản xuất người nuôi rất cần các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi của Chính phủ, nhưng do tài sản đã thế chấp ngân hàng nên không có đủ điều kiện tiếp cận

với các nguồn vốn vay trên, dẫn đến người nuôi không có vốn để đầu tư tái sản xuất. Hiện tượng “treo” ao đìa vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở một số vùng nuôi. [24]

Tại một số vùng nuôi tôm tập trung, ô nhiễm môi trường, chất lượng nước ven bờ suy giảm đang là vấn đề rất đáng quan ngại. Tình hình xả thải ở các khu vực nuôi không được kiểm soát, đặc biệt là các khu vực nuôi trên cát ven biển.

Hình 1.5: Nƣớc thải từ các ao nuôi tôm TCT không qua xử lý

Việc sản xuất giống cung cấp cho nuôi thương phẩm theo đúng kế hoạch mùa vụ còn gặp nhiều khó khăn. Để có đủ giống thả thì người nuôi phải mua thêm con giống được nhập theo đường biên giới Trung Quốc vào Việt Nam nên tỷ lệ sống thấp, giá cao, chất lượng con giống không kiểm soát được. Việc kiểm tra chất lượng con giống trước khi thả nuôi, sự chỉ đạo tuân thủ mùa vụ nuôi ở một số địa phương còn chưa triệt để. Việc kiểm soát con giống tôm TCT nhập khẩu qua biên giới Trung Quốc còn nhiều bất cập, tôm kém chất lượng vẫn được đưa vào nuôi ở nước ta là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh thường xảy ra trên tôm nuôi. [24]

Vấn đề thống kê và dự báo trong sản xuất và tiêu thụ còn yếu kém nên sản xuất chưa thật sự gắn với thị trường và còn mang tính tự phát, do đó còn gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động nuôi tôm TCT thương phẩm gặp nhiều khó khăn do giá vật tư đầu vào tăng cao làm cho giá thành tôm nguyên liệu cao, trong khi đó giá bán không ổn định, thường bị tư thương chi phối, ép giá, ép cấp làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi, đặc biệt đối với các hộ nuôi quy mô nhỏ.

Việc tổ chức sản xuất còn nhiều bất cập, các tổ cộng đồng, tổ hợp tác sản xuất tuy đã được hình thành nhiều nơi nhưng hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ còn nhiều nhiều lỏng lẻo, không có sự hỗ trợ lẫn nhau trong lúc khó khăn, công tác khuyến ngư còn nhiều bất cập, việc tuân thủ các quy định điều kiện sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhiều nơi chưa tốt. [24]

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng tôm nuôi thương phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tôm nguyên liệu còn nhiều bất cập và hạn chế. Hiện có rất nhiều loại hóa chất, thuốc, chế phẩm sinh học, thức ăn, các sản phẩm phục vụ cho NTTS lưu hành trên thị trường mà các cơ quan chức năng không thể kiểm soát hết được. Nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng không đảm bảo, nằm ngoài danh mục được phép lưu hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho người nuôi.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua do có sự sắp xếp lại tổ chức bộ máy, hợp nhất ngành thủy sản và nông nghiệp cũng đã dẫn đến sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa một số cơ quan từ Trung ương đến địa phương, gây trở ngại trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy sản.

CHƢƠNG 2 - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian thực hiện

Đề tài được triển khai thực hiện từ 15/5/2010 đến 15/3/2011

2.2. Địa điểm thực hiện

Đề tài được thực hiện trên địa bàn 03 huyện NTTS trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận là Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam

2.3. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu Hoạt động điều tra

Hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm TCT

Điều kiện tự nhiên Hiệu quả kinh

tế- xã hội

Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm TCT thƣơng phẩm tại Ninh Thuận Thời tiết, khí hậu, địa

hình, nguồn nƣớc, …

Năng suất, sản lƣợng, tổng chi phí, tổng thu

nhập… Hình thức nuôi, đặc điểm

ao, con giống, thức ăn, mùa vụ, quản lý MT…

2.4. Thu thập và xử lý số liệu 2.4.1. Thu thập số liệu 2.4.1. Thu thập số liệu

2.4.1.1. Số liệu thứ cấp:

Số liệu đã được công bố của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam và các tài liệu có liên quan. Các chỉ tiêu thu thập bao gồm:

- Chỉ tiêu kinh tế - xã hội: doanh thu, chi phí sản xuất, nhân khẩu, trình độ văn hóa, lao động .v.v.

- Chỉ tiêu về NTTS: Diện tích đất đai mặt nước nuôi tôm, hình thức nuôi, năng suất, sản lượng.

2.4.1.2. Số liệu điều tra.

Số liệu thu được thông qua phỏng vấn trực tiếp người dân nuôi tôm tại các địa phương, dựa trên bộ câu hỏi đã được chuẩn hóa (Phụ lục)

* Nội dung điều tra đánh giá gồm:

- Hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm TCT thương phẩm: hình thức nuôi, con giống, thức ăn, quy trình kỹ thuật nuôi, tình hình dịch bệnh, năng suất, sản lượng, chi phí sản xuất.

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Tìm hiểu về số lao động, trình độ văn hoá, vốn đầu tư, thu nhập của người dân nuôi tôm.

Số mẫu được điều tra ngẫu nhiên trên địa bàn 03 huyện NTTS trọng điểm của tỉnh. Tổng số phiếu điều tra là 120 phiếu. Mẫu điều tra được phân bố như sau:

- Huyện Ninh Hải: 40 mẫu - Huyện Ninh Phước: 40 mẫu - Huyện Thuận Nam: 40 mẫu

Số mẫu được điều tra ngẫu nhiên. Mặc dù tỷ lệ phần trăm số hộ điều tra còn thấp nhưng số mẫu điều tra đã thoả mãn yêu cầu số lượng mẫu đối với hoạt động điều tra thống kê. Kết quả điều tra thu được cũng đã thể hiện khá rõ nét hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của các nông hộ nuôi tôm TCT trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

* Nội dung cần đánh giá bao gồm:

- Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới nghề nuôi tôm TCT thương phẩm: tìm hiểu về điều kiện thời tiết, khí hậu, địa hình, nguồn nước .v.v.

* Hình thức điều tra: phỏng vấn trực tiếp người nuôi

Tập phiếu điều tra hộ/ cơ sở nuôi tôm TCT tại Ninh Thuận năm 2010 được thiết kế dựa trên các mẫu phiếu điều tra của các đề tài điều tra trước đây, với sự góp ý, hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn là PGS. TS Nguyễn Đình Mão.

2.4.2. Xử lý và phân tích số liệu

2.4.2.1. Xử lý số liệu

Số liệu thu được được xử lý theo từng chuyên đề riêng dựa theo bộ câu hỏi (phụ lục).

- Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi tôm TCT tại Ninh Thuận:

+ Chủ hộ: Trình độ học vấn, số lao động sử dụng, số lao động gia đình, diện tích mặt nước hiện có, .v.v.

+ Đặc điểm ao nuôi: Diện tích, hình dạng, độ sâu, chất đáy. + Cải tạo ao nuôi: Thời gian cải tạo, các loại hoá chất sử dụng. + Con giống: Số lượng, nguồn gốc, chất lượng giống, mật độ nuôi.

+ Thức ăn: các loại thức ăn thường dùng, số lần cho ăn trong ngày, thời gian và phương pháp cho ăn.

+ Mùa vụ: Số vụ nuôi, thời gian nuôi...

+ Quản lý môi trường ao nuôi: Hình thức thay nước, thời gian định kỳ thay nước, quản lý các yếu tố thủy lý, thủy hóa trong quá trình nuôi.

+ Kết quả nuôi và hiệu quả kinh tế: Năng suất, sản lượng, chi phí, doanh thu, lãi suất, lợi nhuận.

- Những khó khăn gặp phải của các nông hộ nuôi tôm TCT thương phẩm (thị trường, vốn, kỹ thuật, chất lượng con giống .v.v.) và phương hướng phát triển trang trại (nâng cấp thêm, mở rộng diện tích).

Việc sắp xếp và xử lý như trên tạo điều kiện thuận lợi cho sự so sánh, đối chiếu và rút ra nhận xét cần thiết.

Phương tiện xử lý: sử dụng phần mềm Excel 2003 và các phương pháp thống kê kinh tế.

2.4.2.2. Phân tích số liệu:

Số liệu thu thập sau khi nhập vào máy tính sẽ được tính toán, phân tích dựa vào các hàm thống kê như hàm Sum, Average, Min, Max .... Các chỉ số thống kê được

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh ninh thuận (Trang 31 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)