Khi hộ nuôi bỏ ra 100 đồng chi phí trung gian thì sẽ tạo ra được 45 đồng giá trị gia tăng đối với hình thức nuôi trong ao đất và 66 đồng đối với nuôi trên cát.
Bỏ ra 100 đồng tổng chi phí sản xuất thì hộ nuôi sẽ thu được 42 đồng giá trị gia tăng đối với hình thức nuôi trong ao đất và 63 đồng đối với hình thức nuôi trên cát.
Một lao động trong 1 vụ tạo ra được 63,28 triệu đồng giá trị gia tăng đối với hình thức nuôi trong ao đất và 135,44 triệu đồng đối với hình thức nuôi tôm trên cát.
3.43.3. Thu nhập hỗn hợp (MI):
Khi hộ nuôi bỏ ra 100 đồng chi phí trung gian thì sẽ tạo ra được 40 đồng thu nhập hỗn hợp đối với hình thức nuôi trong ao đất và 63 đồng đối với nuôi trên cát.
Bỏ ra 100 đồng tổng chi phí sản xuất thì hộ nuôi sẽ thu được 38 đồng thu nhập hỗn hợp đối với hình thức nuôi trong ao đất và 59 đồng đối với hình thức nuôi trên cát. Một lao động trong 1 vụ tạo ra được 56,61 triệu đồng thu nhập hỗn hợp đối với hình thức nuôi trong ao đất và 128,77 triệu đồng đối với hình thức nuôi tôm trên cát.
3.4.3.4. Lợi nhuận (Pr):
Khi hộ nuôi bỏ ra 100 đồng chi phí trung gian thì sẽ tạo ra được 38 đồng lợi nhuận đối với hình thức nuôi trong ao đất và 61 đồng đối với nuôi trên cát.
Bỏ ra 100 đồng tổng chi phí sản xuất thì hộ nuôi sẽ thu được 36 đồng lợi nhuận đối với hình thức nuôi trong ao đất và 57 đồng đối với hình thức nuôi trên cát.
Một lao động trong 1 vụ tạo ra được 54,04 triệu đồng lợi nhuận đối với hình thức nuôi trong ao đất và 124,28 triệu đồng đối với hình thức nuôi tôm trên cát.
3.4.4. Hiệu quả về mặt xã hội:
Theo báo cáo tổng kết năm 2010 của Chi cục NTTS Ninh Thuận và từ kết quả điều tra, thu thập được có thể thấy rằng nuôi tôm TCT thương phẩm theo hình thức thâm canh tại Ninh Thuận là một nghề mang lại lợi nhuận khá cao cho người nuôi.
Năm 2010 tổng diện tích nuôi tôm TCT toàn tỉnh là 811 ha, tăng 16 % so với năm 2009. Đối với khu vực nuôi tôm trong ao đất tại đầm Nại, huyện Ninh Hải, diện tích nuôi tôm sú bị bỏ hoang những năm trước đây đã dần dần được khôi phục. Đối với khu vực nuôi tôm trên cát, bên cạnh những hộ nuôi tại địa phương đầu tư nuôi tôm TCT thì còn một lực lượng khá lớn hộ nuôi từ các tỉnh miền Trung như Bình Định, Quảng Ngãi cũng vào thuê đất hoặc thuê ao đìa để nuôi tôm TCT thương phẩm. Nuôi tôm TCT thương phẩm thực sự đã trở thành một nghề góp phần đáng kể vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn ven biển, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động, đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân.
Từ thực tế nuôi và kết quả điều tra có thể tính được số lao động tham gia trực tiếp vào hoạt động nuôi tôm TCT thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận trong năm 2010 như sau:
811 ha x 03 lao động/ ha = 2.433 lao động.
Bên cạnh đó, nghề nuôi tôm TCT còn kéo theo sự phát triển của một số ngành nghề khác, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động tham gia, làm việc trong các trại, các cơ sở sản xuất tôm giống, dịch vụ buôn bán, cung ứng, vận chuyển thức ăn, các sản phẩm, vật tư phục vụ cho nghề nuôi tôm TCT.
Nghề nuôi tôm TCT thương phẩm phát triển mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng đã giúp cho nhiều hộ nuôi trả được nợ nần do nuôi tôm sú bị thua lỗ trước đây. Nhiều hộ nuôi đã trở nên giàu có từ khi tham gia vào hoạt động nuôi tôm TCT và các dịch vụ kèm theo như bán điện, thức ăn, thu mua tôm thương phẩm.
* Nhận xét chung:
Mức độ đầu tư cho nuôi tôm TCT trong ao đất và ao trên cát có sự chênh lệch khá lớn, cả về vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chi phí sản xuất. Kết quả điều tra cho thấy:
- Tổng số vốn đầu tư (gồm tiền mua đất và xây dựng cơ bản) cho 1 ha ao đất khoảng 500 triệu đồng và ao nuôi trên cát khoảng 01 tỷ đồng.
- Chi phí sản xuất trung bình cho 01 ha nuôi tôm TCT trong ao đất khoảng 450 triệu đồng và ao nuôi trên cát khoảng 650 triệu đồng.
- Chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả 2 dạng ao nuôi, nuôi trong ao đất là 287,48 triệu đồng/ ha, chiếm 64 % và nuôi trong ao trên cát là 469,51 triệu đồng/ ha (72,27 %)
- Chi phí cho nhiên liệu (dầu Diezel) chạy máy đối với nuôi tôm trong ao đất là 38,33 triệu đồng/ ha, chiếm 8,53 % trong cơ cấu chi phí nuôi. Đối với khu vực nuôi tôm trên cát do có hệ thống điện 3 pha nên đã giảm được rất nhiều chi phí, chỉ có 16,40 triệu đồng/ ha (2,52 %).
- Chi phí cho con giống tăng về giá trị tuyệt đối nhưng giảm về giá trị tương đối đối với hình thức nuôi trong ao đất và nuôi trên cát.
- Chi phí phòng bệnh giảm về giá trị tuyệt đối và cả giá trị tương đối ở hai hình thức nuôi. Chi phí khấu hao tài sản cố định là bằng nhau về giá trị tương đối nhưng giảm về giá trị tuyệt đối.
- Theo tính toán, giá thành một kg tôm TCT thương phẩm đối với hình thức nuôi trong ao đất là 46.422 đồng/ kg, cao hơn so với giá thành 1 kg tôm được nuôi trong ao trên cát là 44.016 đồng/ kg.
- Năng suất trung bình của ao nuôi tôm trên cát là 14,76 tấn/ ha/ vụ, cao hơn nhiều so với năng suất nuôi tôm trong ao đất là 9,68 tấn/ ha/ vụ.
- Doanh thu trung bình của 01 ha nuôi tôm trong ao đất là 611,27 triệu đồng và 1.022,53 triệu đồng đối với ao nuôi trên cát.
- Lợi nhuận trung bình thu được từ nuôi tôm trên cát đạt 372,83 triệu đồng/ ha/ vụ, cao gấp 2,3 lần so với lợi nhuận thu được từ nuôi tôm trong ao đất là 162,11 triệu đồng/ ha/ vụ.
So sánh hiệu quả kinh tế của các đối tượng thủy sản nuôi trong ao đất, theo thống kê và báo cáo của Chi cục NTTS Ninh Thuận, lợi nhuận thu được của nghề nuôi tôm sú thương phẩm vào khoảng 80 triệu đồng/ ha/ vụ, nuôi cá biển (cá Mú, cá Hồng) thương phẩm đạt mức lợi nhuận trung bình 20 triệu đồng/ ha/ vụ, nuôi ốc Hương thương phẩm đạt mức lợi nhuận 160 - 200 triệu đồng/ ha/ vụ, nuôi cua, ghẹ đạt mức lợi nhuận 15 – 30 triệu đồng/ ha. [7]
Hình 3.15: Biểu đồ so sánh mức lợi nhuận của các đối tƣợng nuôi
Như vậy có thể thấy rằng trong cơ cấu các đối tượng thủy sản nuôi trong ao đất tại Ninh Thuận thì nuôi tôm TCT trong ao đất có mức lợi nhuận cao gấp 2 lần so với nuôi tôm sú thương phẩm, gấp 8 lần so với nuôi cá biển (cá Mú, cá Hồng) thương phẩm và gấp 5,4 lần so với nuôi cua ghẹ thương phẩm.
162.11 373 200 80 30 20 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Nuôi tôm TCT trong ao đất Nuôi tôm TCT trên cát Nuôi ốc Hương Nuôi tôm Sú Nuôi cua, ghẹ Nuôi cá biển Lợi nhuận (triệu đồng/ ha/ vụ
Trong cơ cấu các đối tượng nuôi, ốc Hương cũng là đối tượng mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên nghề nuôi ốc Hương thương phẩm trong ao đất tại Ninh Thuận không phát triển mạnh do số diện tích ao đìa có điều kiện thích hợp để nuôi đối tượng này không nhiều. Bên cạnh đó, ốc Hương cũng thường xuyên bị dịch bệnh gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi. Năm 2010 diện tích nuôi ốc Hương toàn tỉnh chỉ có 07 ha.
Qua đó có thể thấy rằng so với các đối tượng thủy sản khác, nuôi thâm canh tôm TCT thương phẩm là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Tuy nhiên, đây không phải là nghề xóa đói giảm nghèo mà là một nghề đòi hỏi vốn đầu tư lớn, mức độ rủi ro rất cao, đòi hỏi kỹ thuật cao. Do đó yêu cầu người nuôi phải có trình độ văn hóa nhất định để có thể nhanh chóng, thuận lợi trong việc tiếp nhận những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại tiên tiến, ứng dụng một cách chủ động sáng tạo vào quy trình nuôi để đạt hiệu quả như mong muốn.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
A. Kết luận
1. Ninh Thuận là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển NTTS, trong đó có đối tượng tôm TCT là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Diện tích nuôi tôm TCT năm 2010 là 811 ha. Trong đó, diện tích điều tra thuộc phạm vi của đề tài là 44,01 ha/ 120 hộ nuôi.
2. Thông tin về chủ hộ nuôi tôm:
- Tuổi trung bình của chủ hộ nuôi là 47,6 tuổi. 45 % hộ nuôi có trình độ văn hóa cấp 2, 68,4 % hộ nuôi không có trình độ chuyên môn.
- Tỷ lệ nam giới chiếm 99,2 %. Số nhân khẩu trung bình là 5 người/ hộ. Có 39,2 % số hộ nuôi có 4 người trong độ tuổi lao động.
3. Hiện trạng kỹ thuật
* Diện tích ao nuôi: trung bình 0,39 ha đối với ao đất và 0,35 ha đối với ao nuôi trên cát.
* Độ sâu mức nước ao nuôi: Trung bình 1,36 m đối với ao đất và 1,53 m đối với ao nuôi trên cát.
* Có 02 dạng ao nuôi: ao đất và ao trên cát.
Ao đất có 4 loại: đất thịt, bùn – cát, cát – bùn và đáy san hô có lẫn vỏ động vật thân mềm (gọi tắt là đáy san hô). Loại ao đất thịt là thích hợp nhất để nuôi tôm TCT.
Ao trên cát có 2 loại: ao bạt chìm và ao bạt nổi. Hiện nay xu hướng chuyển từ dạng ao bạt chìm sang ao bạt nổi do ao bạt nổi mang lại hiệu quả cao hơn.
* Hệ thống cấp, thoát nước: khu vực nuôi trong ao đất sử dụng hệ thống cấp, thoát nước chung; Khu vực nuôi trên cát chủ yếu sử dụng giếng khoan (nước ngầm), có hệ thống thoát nước chung nhưng không có nơi chứa và xử lý nước thải.
* Cải tạo ao: được thực hiện triệt để, tuy nhiên hầu hết các hộ nuôi đều không có nơi chứa bùn. Bùn thải chủ yếu dùng để đắp bờ hoặc đổ ra kênh mương.
* Con giống: chủ yếu sử dụng con giống của các công ty CP, UP, Minh Trung, Việt Úc. Chất lượng giống khá tốt. Khó khăn chính thường gặp phải là: giá giống quá cao, kích thước nhỏ và không đủ số lượng.
* Mùa vụ nuôi: Ao đất nuôi trung bình 1,71 vụ/ năm, từ tháng 4 đến tháng 10; Ao trên cát nuôi trung bình 2,89 vụ/ năm, từ tháng 02 đến tháng 11.
4. Kết quả nuôi và hiệu quả kinh tế (tính cho 01 ha/ 01 vụ nuôi):
- Đối với ao đất: mật độ trung bình 95 con/ m2, năng suất trung bình 9,68 tấn/ ha, chi phí sản xuất 449,16 triệu, doanh thu 611,27 triệu, lợi nhuận 162,11 triệu đồng.
- Đối với ao nuôi trên cát: mật độ trung bình 126 con/ m2, năng suất trung bình 14,76 tấn/ ha, chi phí sản xuất 649,70 triệu, doanh thu 1.022,53 triệu, lợi nhuận trung bình 372,83 triệu đồng.
5. Hiệu quả xã hội:
Với số lao động trung bình 03 lao động/ ha, trong năm 2010 đã giải quyết việc làm cho 2.433 lao động và tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động tham gia làm việc trong các cơ sở sản xuất giống và dịch vụ kèm theo.
6. Một số khó khăn chính hiện nay:
Đó là vấn đề dịch bệnh trên tôm nuôi, ô nhiễm môi trường, cấp thoát nước không thuận lợi, thiếu vốn đầu tư và thiếu điện cho sản xuất.
B. Đề xuất ý kiến:
1. Nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống kênh mương cấp, thoát nước, xử lý nước thải… cho các vùng nuôi tôm tập trung. Xây lắp hệ thống đường điện 3 pha để giúp làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.
2. Nâng cao hiệu quả công tác quan trắc, cảnh báo môi trường tại các vùng nuôi tôm tập trung. Đẩy mạnh nghiên cứu các biện pháp phòng, trị các loại bệnh trên tôm nuôi. Chuẩn hóa hệ thống phòng xét nghiệm bệnh tôm để tránh gây những tổn thất không đáng có cho người nuôi và người sản xuất giống.
3. Khuyến khích việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất như công nghệ Biofloc, nuôi theo hệ thống an toàn sinh học .v.v.; Xây dựng các mô hình nuôi áp dụng quy phạm VietGAP, nuôi theo hình thức quản lý cộng đồng./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bùi Phong An (2006), Đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển nghề nuôi tôm Sú thương phẩm tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, tr. 1, 13, 16, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học thủy sản Nha Trang.
2. Phan Thị Lệ Anh (2007), Khảo nghiệm và xây dựng mô hình nuôi tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) thương phẩm tại vùng sinh thái nước ngọt tỉnh Daklak, tr. 1, 3, 6, 12-14, Báo cáo khoa học, Viện nghiên cứu NTTS III, Nha Trang.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS về việc phát triển nuôi tôm chân trắng, 3 trang.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Chỉ thị số 1415/CT-BNN-NTTS về việc tăng cường quản lý chất lượng tôm sú, tôm he giống và điều kiện vùng nuôi tôm, 4 trang.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Quyết định số 456/QĐ-BNN- NTTS về việc Ban hành một số quy định về điều kiện sản xuất giống, nuôi tôm chân trắng, 6 trang.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Thông tư số 45/2010/TT- BNNPTNT, về việc Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, 10 trang.
7. Chi cục NTTS Ninh Thuận (2009), Báo cáo tình hình NTTS tại Ninh Thuận, tr. 1-3. 8. Chi cục NTTS Ninh Thuận (2010), Báo cáo kết quả NTTS giai đoạn 2006 – 2010
và kế hoạch đến năm 2015 của tỉnh Ninh Thuận, 11 trang.
9. Chi cục NTTS Ninh Thuận (2010), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2010 và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2011, tr. 2-6.
10.Công ty xây dựng và chuyển giao công nghệ Thủy lợi (2006), Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm giống hải sản cấp I - Ninh Thuận, tr. 1, 11-12.
11.Công ty TNHH Một thành viên xuất nhập khẩu và đầu tư Chợ Lớn (2011), Ứng dụng công nghệ cao kết hợp với quy trình GAP nuôi siêu thâm canh tôm TCT (Litopenaeus vannamei) đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại huyện Cần Giờ - TP. Hồ Chí Minh, tr. 12.
12.Cục thống kê Ninh Thuận (2011), Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2010, tr. 11-14, Công ty Cổ phần in Ninh Thuận.
13.Fistenet. Thông tin khoa học - công nghệ - kinh tế thủy sản.
http://www.fistenet.gov.vn/
14.Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội (2004), Bệnh học thủy sản, tr. 52-53, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
15.Đỗ Thị Hòa (2011), Một số bệnh ở tôm biển nuôi thương phẩm tại Việt Nam, Báo cáo tham luận, Nha Trang.
16.IUCN và IISD (2003), Mở rộng Nuôi tôm trên cát ở Việt Nam – Thách thức và cơ hội, tr. 76-79, NXB HAKI, Hà Nội.
17.Chu Viết Luân (2006), Ninh Thuận – Thế và lực mới trong thế kỷ XXI, tr. 3, 21, 22, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18.Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Dương Nhựt Long (2009), Giáo trình Nuôi trồng Thủy sản, tr. 16-20, Đại học Cần Thơ.
19.Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận (2010), Thông tin toàn cảnh về tình hình