Bệnh làm giảm tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi do vậy ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của tôm nuôi. Bệnh là sự tác động tổng hợp giữa 3 yếu tố cơ bản: môi trường, mầm bệnh và vật nuôi. [21]
Để biểu diễn mối quan hệ giữa 3 nhân tố: tác nhân gây bệnh, sức đề kháng của cơ thể động vật và điều kiện ngoại cảnh trong mối tương tác phát sinh dịch bệnh, người ta đưa ra sơ đồ sau:
Người ta cũng có thể biểu diễn mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện gây bệnh ở động vật bằng một công thức toán học như sau:
D = P + H + (E)2 Trong đó:
- D: Disease (bệnh)
- P: Pathogen (tác nhân gây bệnh) - H: Host (vật chủ)
- E: Environment (môi trường)
Công thức này đã khẳng định vai trò quyết định của nguyên nhân gây bệnh (P), và vai trò quan trọng của các nhân tố điều kiện (H và E). Đồng thời nhận mạnh tầm quan trọng của điều kiện môi trường (E2) trong phát sinh dịch bệnh. Các nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện gây bệnh nói trên là cơ sở khoa học để có thể đưa ra các giải pháp quản lý và phòng trị dịch bệnh ở động vật thủy sản. [14]
Theo thống kê, đến nay trên đối tượng tôm TCT nuôi thương phẩm tại Việt Nam đã phát hiện một số bệnh như:
- Bệnh do virus gây hội chứng đốm trắng (White spot syndrome virus – WSSV) - Hội chứng đốm trắng do vi khuẩn (Bacterial white spot syndrome – BWSS) - Hội chứng Taura (Taura Syndrome Virus - TSV).
- Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô - IHHNV - Bệnh hoại tử cơ (Infectious myonecrosis - IMN)
- Bệnh đầu vàng ở tôm thẻ do YHV (Yellow head virus - YHV) - Bệnh BP (Baculovirus Penaei) ở tôm TCT.
- Bệnh hoại tử gan tụy do NHP (Necrotising Hepatopancreatitis).
- Hội chứng gan tụy liên quan đến vi bào tử trùng – Microsporidia. [15]