Quản lý cho ăn là một trong những khâu quan trọng nhất để nuôi tôm thành công vì thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất (45 ÷ 50 %) trong cơ cấu chi phí sản xuất đối với hệ thống nuôi tôm thâm canh.
Căn cứ vào số lượng tôm và khối lượng tôm để tính ra lượng thức ăn hàng ngày (khẩu phần thức ăn).
Tổng khối lƣợng tôm = Khối lƣợng trung bình cá thể * Số lƣợng tôm
Số lượng tôm là số lượng tôm thực tế trên cơ sở số lượng giống thả ban đầu và ước lượng tỷ lệ sống theo thời gian nuôi.
Hiện nay trên bao bì thức ăn của tất cả các công ty đều có hướng dẫn cách tính lượng thức ăn. Người nuôi chỉ cần căn cứ vào khối lượng trung bình, kích thước tôm nuôi và tổng khối lượng đàn tôm để xác định khẩu phần thức ăn.
Số lần cho ăn:
- Tháng thứ 1 thường cho tôm ăn 4 lần/ ngày, thời điểm cho ăn phổ biến là 6 h – 6 h 30’; 11 h; 16 h và 21 h.
- Tháng thứ 2 cho tôm ăn 3 - 4 lần/ ngày: 6 h – 6 h 30’; 11 h; 15 h 30’ - 16 h - Tháng thứ 3 cho tôm ăn 3 lần/ ngày: 6 h 30’; 11 h; 15 h
- Tháng thứ 4 cho tôm ăn 3 lần/ ngày: 6 h 30’; 11 h; 15 h
Trong tự nhiên tôm TCT thường kiếm ăn vào ban đêm. Trong điều kiện nuôi nhân tạo có thể quan sát thấy rằng tôm ăn mồi cả ngày lẫn đêm. Khi nuôi theo hình thức thâm canh tôm TCT được nuôi với mật độ cao hơn nhiều so với tôm sú. Đối với những ao nuôi ít thay nước vào giai đoạn tôm lớn (sau 2 tháng nuôi) môi trường ao nuôi bắt đầu xấu đi, chất hữu cơ tích lũy nhiều, hàm lượng oxy hòa tan giảm thấp, tôm lại thường lột xác vào ban đêm nên vào giai đoạn này tôm thường ăn rất chậm hoặc không ăn vào ban đêm. Do đó, trong giai đoạn này người nuôi thường tập trung cho tôm ăn vào ban ngày, từ 17 giờ trở đi không cho tôm ăn nữa mà chủ yếu chỉ chạy máy quạt nước.
Việc kiểm soát mức độ tiêu thụ thức ăn của tôm trong ao được thực hiện thông qua kiểm tra sàng ăn (nhá, vó). Số lượng sàng ăn đặt trong ao thường là 1 cái/ 1.600 m2.
* Lƣợng thức ăn trong ngày (kg) = % thức ăn x Khối lƣợng đàn tôm (kg)
100
* Lƣợng thức ăn trong sàng (g) = Thức ăn 1 bữa (kg) * % sàng * 16.000
Diện tích ao (m2
)
Qua điều tra phỏng vấn, 111 hộ (92,5 %) cho biết có sử dụng thức ăn bổ sung. Trong những năm đầu khi mới nuôi tôm TCT người nuôi thường chỉ bổ sung thêm vitamine C, men tiêu hóa vào thức ăn trước khi cho tôm ăn. Trong 3 năm trở lại đây do tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ngày càng gia tăng, đặc biệt là hội chứng về gan tụy, nên người nuôi bổ sung thêm một số sản phẩm thuốc bổ gan trộn vào thức ăn. Tuy
vậy, hiệu quả của việc bổ sung thêm thuốc bổ gan này đến nay vẫn chưa được kiểm chứng và các ao nuôi có sử dụng thuốc bổ gan vẫn tiếp tục bị thiệt hại.