Số hộ thả PL8 là 60 hộ (50 %), số hộ thả PL9 là 7 hộ (5,83 %), số hộ thả PL10 là 43 hộ (35,83 %), số hộ thả PL11 và PL12 chỉ có 2 hộ (0,83 %). Theo quy định của ngành, con giống tôm TCT khi xuất bán cho người nuôi phải đạt PL12 với chiều dài thân lớn hơn 9 mm. Tuy nhiên hiện nay các cơ sở xuất bán cho người nuôi con giống phổ biến là PL8 ÷ PL10, một số trường hợp vào thời thời điểm khan hiếm giống có thể xuất bán con giống PL7, chiều dài thân nhỏ hơn 9 mm. Kết quả điều tra phỏng vấn cho
thấy hầu hết các hộ không biết quy định của ngành về kích thước tôm giống. Bên cạnh đó, mặc dù Ninh Thuận là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất giống lớn nhưng vào thời điểm mùa vụ chính thì vẫn không đáp ứng được nhu cầu con giống cho người nuôi. Do đó, người nuôi hầu như không có cơ hội để lựa chọn. Đây cũng là một trong những vấn đề cần có sự can thiệp, chấn chỉnh của nhà nước trong công tác quản lý giống nhằm đảm bảo lợi ích cho người nuôi.
3.3.6. Thức ăn và phƣơng pháp cho ăn:
3.3.6.1. Thức ăn
Thức ăn là một trong những yếu tố làm tăng năng suất tôm nuôi theo hình thức thâm canh. Cho tôm ăn đầy đủ về số lượng và thức ăn đảm bảo đầy đủ thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng sẽ giúp cho tôm khoẻ mạnh, lớn nhanh và hạn chế ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Kết quả điều tra cho thấy 100 % hộ nuôi đều sử dụng thức ăn công nghiệp của các công ty như Uni President (UP), Lotus (công ty CP), Vannamei (Công ty Grobest), TOMBOY,… Hầu hết người nuôi tôm TCT đã có kinh nghiệm nuôi tôm sú trước đây nên việc tính toán và điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm TCT không phải là vấn đề khó khăn đối với họ. Khẩu phần ăn được điều chỉnh căn cứ vào tình trạng sức khỏe của tôm, chu kỳ lột xác, diễn biến của thời tiết, chất lượng nước ao, .v.v. để tăng hay giảm lượng thức ăn kịp thời.
Đối với tôm TCT, điểm khác biệt so với nuôi tôm sú trước đây là hoàn toàn không sử dụng thức ăn tự chế biến hoặc cá tươi.
3.3.6.2. Phương pháp cho ăn
Quản lý cho ăn là một trong những khâu quan trọng nhất để nuôi tôm thành công vì thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất (45 ÷ 50 %) trong cơ cấu chi phí sản xuất đối với hệ thống nuôi tôm thâm canh.
Căn cứ vào số lượng tôm và khối lượng tôm để tính ra lượng thức ăn hàng ngày (khẩu phần thức ăn).
Tổng khối lƣợng tôm = Khối lƣợng trung bình cá thể * Số lƣợng tôm
Số lượng tôm là số lượng tôm thực tế trên cơ sở số lượng giống thả ban đầu và ước lượng tỷ lệ sống theo thời gian nuôi.
Hiện nay trên bao bì thức ăn của tất cả các công ty đều có hướng dẫn cách tính lượng thức ăn. Người nuôi chỉ cần căn cứ vào khối lượng trung bình, kích thước tôm nuôi và tổng khối lượng đàn tôm để xác định khẩu phần thức ăn.
Số lần cho ăn:
- Tháng thứ 1 thường cho tôm ăn 4 lần/ ngày, thời điểm cho ăn phổ biến là 6 h – 6 h 30’; 11 h; 16 h và 21 h.
- Tháng thứ 2 cho tôm ăn 3 - 4 lần/ ngày: 6 h – 6 h 30’; 11 h; 15 h 30’ - 16 h - Tháng thứ 3 cho tôm ăn 3 lần/ ngày: 6 h 30’; 11 h; 15 h
- Tháng thứ 4 cho tôm ăn 3 lần/ ngày: 6 h 30’; 11 h; 15 h
Trong tự nhiên tôm TCT thường kiếm ăn vào ban đêm. Trong điều kiện nuôi nhân tạo có thể quan sát thấy rằng tôm ăn mồi cả ngày lẫn đêm. Khi nuôi theo hình thức thâm canh tôm TCT được nuôi với mật độ cao hơn nhiều so với tôm sú. Đối với những ao nuôi ít thay nước vào giai đoạn tôm lớn (sau 2 tháng nuôi) môi trường ao nuôi bắt đầu xấu đi, chất hữu cơ tích lũy nhiều, hàm lượng oxy hòa tan giảm thấp, tôm lại thường lột xác vào ban đêm nên vào giai đoạn này tôm thường ăn rất chậm hoặc không ăn vào ban đêm. Do đó, trong giai đoạn này người nuôi thường tập trung cho tôm ăn vào ban ngày, từ 17 giờ trở đi không cho tôm ăn nữa mà chủ yếu chỉ chạy máy quạt nước.
Việc kiểm soát mức độ tiêu thụ thức ăn của tôm trong ao được thực hiện thông qua kiểm tra sàng ăn (nhá, vó). Số lượng sàng ăn đặt trong ao thường là 1 cái/ 1.600 m2.
* Lƣợng thức ăn trong ngày (kg) = % thức ăn x Khối lƣợng đàn tôm (kg)
100
* Lƣợng thức ăn trong sàng (g) = Thức ăn 1 bữa (kg) * % sàng * 16.000
Diện tích ao (m2
)
Qua điều tra phỏng vấn, 111 hộ (92,5 %) cho biết có sử dụng thức ăn bổ sung. Trong những năm đầu khi mới nuôi tôm TCT người nuôi thường chỉ bổ sung thêm vitamine C, men tiêu hóa vào thức ăn trước khi cho tôm ăn. Trong 3 năm trở lại đây do tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ngày càng gia tăng, đặc biệt là hội chứng về gan tụy, nên người nuôi bổ sung thêm một số sản phẩm thuốc bổ gan trộn vào thức ăn. Tuy
vậy, hiệu quả của việc bổ sung thêm thuốc bổ gan này đến nay vẫn chưa được kiểm chứng và các ao nuôi có sử dụng thuốc bổ gan vẫn tiếp tục bị thiệt hại.
3.3.7. Trang thiết bị dùng trong nuôi tôm TCT:
Tôm TCT chủ yếu được nuôi theo hình thức thâm canh, do đó việc sử dụng máy móc trang thiết bị dùng để bơm cấp nước, chạy quạt là yêu cầu bắt buộc với tỷ lệ hộ sử dụng là 100 %.
Hình 3.12: Bố trí máy quạt nƣớc trong ao nuôi tôm TCT
Máy bơm nước và máy chạy quạt nước sử dụng trong nuôi tôm chủ yếu gồm có 2 loại: máy D9, D12, D15 chạy bằng dầu Diezel do Trung Quốc sản xuất và motor điện 3 pha. Số lượng máy quạt nước và số cánh quạt tùy thuộc vào mật độ thả nuôi. Kết quả điều tra 120 hộ nuôi cho thấy số lượng máy quạt nước sử dụng ít nhất là 2 máy/ ao, nhiều nhất là 5 máy/ ao, trung bình 4 máy/ ao. Số lượng cánh quạt ít nhất là 25 cánh quạt/ ao, nhiều nhất là 75 cánh quạt/ ao, trung bình 60 cánh quạt/ ao.
Do tôm TCT được nuôi với mật độ cao nên việc cung cấp và duy trì hàm lượng oxy hòa tan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong tất cả các ao nuôi tôm TCT, oxy hòa tan được cung cấp chủ yếu bằng máy quạt nước. Các cánh quạt nước được lắp đặt cách bờ ao 4 ÷ 5 m và cách các góc ao từ 10 ÷ 15 m. Thời gian và thời lượng hoạt động của máy phụ thuộc vào mật độ nuôi, độ tuổi của tôm nuôi, tình hình thời tiết, tình trạng môi trường ao nuôi.
Bảng 3.14: Thời lượng vận hành máy quạt nước
Thời gian nuôi Số giờ
quạt nƣớc
Thời gian quạt
Tháng thứ 1 6 9h–10h; 15h–16h; 19h–21h; 3h-5h
Tháng thứ 2 12 - 14 9h-11h; 14h-16h; 18h30-21h; 23h-6h Tháng thứ 3–Thu hoạch 14 - 16 9h-11h; 14h-16h; 18h-21h; 22h-6h30
3.3.8. Quản lý chăm sóc:
Việc chăm sóc quản lý đối với ao nuôi đất và ao nuôi tôm trên cát cũng tương tự nhau, bao gồm: Theo dõi chất lượng nước hàng ngày thông qua quan sát màu nước, độ trong, đo đạc các yếu tố môi trường như pH, Oxy hòa tan (DO), độ kiềm, độ mặn… Từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo môi trường nuôi ổn định, tối ưu (optimum) cho sinh trưởng, phát triển của tôm nuôi.
Trong nuôi tôm TCT thương phẩm, người nuôi thường sử dụng các loại vôi như vôi tôi, vôi nông nghiệp, Dolomite và các loại chế phẩm sinh học để điều chỉnh pH, độ kiềm, điều khiển sự phát triển của phiêu sinh vật và rất ít khi sử dụng hóa chất, kháng sinh trong quá trình nuôi. Từ cuối tháng thứ 2 người nuôi thường sử dụng các loại khoáng chất như Daimetyn, Zeolite để cải thiện nền đáy. Ao nuôi tôm TCT thường xảy ra hiện tượng độ kiềm và pH giảm thấp đột ngột do tôm lột xác đồng loạt. Do đó 100 % số hộ được phỏng vấn đều cho biết có sử dụng các loại vôi, khoáng chất để tăng độ kiềm, ổn định chất lượng nước. Vôi thường được sử dụng 2 ÷ 3 ngày/ lần vào buổi tối.
Bảng 3.15: Sử dụng các sản phẩm trong quản lý môi trường. (n = 120)
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)
Chế phẩm sinh học 115 95,83
Vôi, khoáng chất 120 100
Hóa chất kháng sinh 13 10,83
Kết quả điều tra ở bảng trên cho thấy có 115 hộ nuôi (95,83 %) sử dụng chế phẩm sinh học theo định kỳ trong suốt quá trình nuôi nhằm mục đích phân hủy chất hữu cơ làm sạch nền đáy, ổn định màu nước, ổn định các yếu tố môi trường, tăng cường hệ vi sinh vật có lợi trong ao và hạn chế bệnh.
Đối với những ao tảo phát triển chậm, độ trong cao thì người nuôi thường sử dụng Dolomite với liều lượng 5 ÷ 10 kg/ 1.000 m3
/ lần vào lúc 8 ÷ 9 giờ sáng. Đối với những ao khó gây tảo, chất đáy nghèo dinh dưỡng (đáy cát, đáy bạt) thì ngoài việc sử dụng Dolomite người nuôi còn tăng cường bón phân gây màu. Loại phân thường sử dụng là NPK hoặc DAP, liều lượng sử dụng 1,0 ÷ 1,5 kg/ 1.000 m3/ lần.
Đối với những ao tảo phát triển quá mạnh, pH tăng cao thì tiến hành thay một phần lượng nước trong ao, kết hợp áp dụng các biện pháp như:
- Dùng vôi tôi xử lý với lượng 5 ÷ 7 kg/1.000 m3/ lần vào lúc 21 ÷ 22 giờ. - Kết hợp tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học và rỉ đường với liều lượng 3 ÷ 5 kg/ 1.000 m3/ lần.
Chỉ có 13 hộ (10,83 %) sử dụng hóa chất trong quá trình nuôi là do tôm nuôi bị một số bệnh như: phân trắng, hoại tử phụ bộ do nhiễm khuẩn. Các loại hóa chất như Iodine, BKC, Virkon A thường được sử dụng để xử lý diệt khuẩn trong môi trường nước, kết hợp với thay nước để điều trị bệnh cho tôm nuôi.
* Nuôi trong ao đất:
Phần lớn các hộ nuôi đều có ao chứa lắng để xử lý nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi. Kết quả điều tra cho thấy trong tháng đầu không thay nước mà chỉ bơm cấp bù lượng nước bị mất do bay hơi, thẩm lậu. Việc thay nước được tiến hành từ tháng thứ 2 trở đi, mỗi lần thay 20 % lượng nước ao nuôi, tần suất thay 02 lần/ tháng. Tháng thứ 3 lượng nước thay mỗi lần 20 ÷ 30 % lượng nước trong ao, tần suất thay 2 ÷ 3 lần/ tháng.
Khi tôm nuôi đạt kích cỡ khoảng 100 con/ kg thì hầu hết người nuôi tiến hành thay nước trực tiếp từ nguồn nước biển mà không cần qua ao chứa lắng, xử lý nước nhằm hạn chế chi phí. Mỗi lần thay 30 ÷ 40 % lượng nước ao, tần suất thay 3 ÷ 4 lần/ tháng.
* Nuôi trên cát:
Trước tình hình dịch bệnh ngày càng gia tăng, nhiều hộ nuôi đã chọn giải pháp an toàn là không bơm trực tiếp nước biển mà chỉ sử dụng nước giếng khoan. Đối với khu vực nuôi tôm trên cát huyện Ninh Phước, Thuận Nam, hầu hết các hộ nuôi đều sử dụng nguồn nước ngầm từ các giếng khoan. Điều này dẫn đến nguy cơ sụt lún địa tầng, làm nhiễm mặn nguồn nước ngầm, gây ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt khác trong khu vực.
Trong quá trình nuôi, mực nước trong ao thường được duy trì ở mức 1,2 – 1,5 m nhằm ổn định nhiệt độ nước, ổn định môi trường, tạo độ thông thoáng, không gian cho tôm hoạt động, đồng thời hạn chế sự phát triển của thực vật đáy.
Đặc điểm của ao nuôi tôm TCT trên cát là ao nghèo dinh dưỡng, khoáng vi lượng làm cho tảo tàn đột ngột. Vì vậy, hộ nuôi cũng thường xuyên sử dụng phân bón vô cơ để bổ sung muối dinh dưỡng cho tảo phát triển.
Một trong những biện pháp kỹ thuật được người nuôi sử dụng để cải thiện chất lượng nước và loại bỏ chất thải ra khỏi ao trong quá trình nuôi đó là thay nước và thiết kế hệ thống siphon.
Hình 3.13: Hệ thống siphon đƣợc thiết kế giữa ao
Bảng 3.16: Hoạt động thay nước trong quá trình nuôi tôm TCT. (n = 120)
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) Thay nước tháng thứ 1 85 70,83 Thay nước tháng thứ 2 120 100 Thay nước tháng thứ 3 120 100 Thay nước tháng thứ 4 120 100 Siphon 91 75,83
Kết quả điều tra cho thấy có 91 hộ (75,83 %) thường siphon chất thải ra khỏi ao trong quá trình nuôi. Tuy nhiên, phần lớn các hộ nuôi đều không có nơi chứa nước thải và chất thải dạng lỏng từ siphon để xử lý trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Nước
thải, bùn lỏng chủ yếu được thải ra hệ thống kênh mương chung, ra đầm, biển hoặc bãi cát ngay gần ao nuôi. Số liệu bảng 3.17 phản ánh tình hình xả thải của các hộ nuôi
Bảng 3.17: Hoạt động xả, thải trong quá trình nuôi. (n = 120)
Nơi chứa nƣớc, chất thải siphon Số hộ Tỷ lệ (%)
Hệ thống kênh mương 94 78,33
Đầm 5 4,17
Biển 11 9,17
Ao chứa 10 8,33
Tổng cộng 120 100
Hình 3.14: Nƣớc thải từ các ao nuôi tôm không qua xử lý
Kết quả điều tra cho thấy có tới 94 hộ (78,33 %) xả nước và chất thải trực tiếp ra hệ thống kênh mương chung, đây là một thực trạng rất đáng lo ngại của nghề nuôi tôm thương phẩm Do tôm TCT thường được nuôi với mật độ cao, lượng thức ăn sử dụng nhiều, chất thải nhiều nên nước thải và chất thải từ ao nuôi chứa một lượng lớn các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan, các loại khí độc hại như NH3, H2S, NO2,…Các chất này khi thải ra môi trường bên ngoài sẽ nhanh chóng gây ô nhiễm môi trường, làm suy giảm chất lượng nguồn nước ngầm và nước biển ven bờ.
Kiểm tra sinh trưởng của tôm nuôi: Theo dõi chặt chẽ và thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm nuôi thông qua tập tính sống, cường độ bắt mồi để có biện pháp xử lý kịp thời. Việc kiểm tra tăng trọng của tôm nuôi thường được tiến hành
theo định kỳ 7 ngày/ lần. Đối với tôm nhỏ thì bắt tôm trong sàng để kiểm tra, đối với tôm lớn (sau 45 ngày tuổi) thì dùng chài bắt tôm để kiểm tra.
3.3.9. Các loại bệnh thƣờng gặp và biện pháp phòng, trị bệnh:
Thực tiễn sản xuất cho thấy trong thời gian qua tại một số vùng nuôi tôm tập trung đã có dấu hiệu xuất hiện bệnh với mức độ ngày càng gia tăng gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi. Qua điều tra phỏng vấn 120 hộ nuôi trong năm 2010 có thể thống kê một số bệnh đã xảy ra như sau:
Bảng 3.18: Một số bệnh thường gặp trên tôm TCT nuôi trong năm 2010. (n = 120)
Loại bệnh Số hộ Tỷ lệ (%)
WSSV 8 6,67
Phân trắng 50 41,67
Hội chứng gan tụy 40 33,33
Đen mang 27 22,50
Mềm vỏ 48 40,00
Đỏ thân 33 27,50
Hoại tử phụ bộ 2 1,67
Trong số các loại bệnh kể trên thì bệnh phân trắng được ghi nhận là thường xảy ra nhất. Bệnh xảy ra ở hầu hết các vụ nuôi trong năm với số hộ có tôm nuôi bị bệnh là 50 hộ (41,67 %), kế đến là bệnh mềm vỏ (40 %), hội chứng gan tụy (33,33 %), bệnh đỏ thân (27,50 %) và bệnh đen mang (22,50 %). Bên cạnh đó, tại một số ao nuôi cũng xuất hiện những cá thể tôm bệnh với những dấu hiệu bệnh lý giống như các bệnh được mô tả trong thời gian gần đây như bệnh IHHNV, IMNV .v.v.
Thực tế nuôi tôm TCT trong thời gian qua cho thấy, việc trị bệnh cho tôm nuôi rất khó khăn và hầu như hiệu quả điều trị rất thấp. Do đó, người nuôi chủ yếu áp dụng các biện pháp phòng bệnh chung dựa trên nguyên tắt quản lý tổng hợp các yếu tố: Ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh vào trong hệ thống nuôi, quản lý tốt môi trường ao nuôi và tăng cường sức khỏe cho tôm nuôi.
* Ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh bằng cách:
- Xử lý nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi.
- Sử dụng đàn bố mẹ và đàn giống không nhiễm các bệnh virus nguy hiểm. - Sử dụng thức ăn công nghiệp chất lượng cao.
- Ngăn chặn sự xâm nhập và tiêu diệt ký chủ trung gian.