Thực trạng phát triển nuôi tôm TCT tại Ninh Thuận

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh ninh thuận (Trang 26 - 29)

Ninh Thuận là một trong những tỉnh có nhiều yếu tố thuận lợi về điều kiện thời tiết, khí hậu, môi trường .v.v., có thể phát triển NTTS theo hướng đầu tư chiều sâu. [7]

Ninh Thuận có bờ biển dài hình thành nên những hệ sinh thái đặc trưng. Khí hậu nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình hàng năm thấp, độ mặn nước biển tương đối ổn định quanh năm (30 ÷ 32 ‰; pH = 7 ÷ 8), dọc theo bờ biển có ít sông, suối và các nhà máy công nghiệp, do vậy chất lượng nước biển được đánh giá là sạch và rất thuận lợi cho phát triển nghề NTTS mặn, lợ, đặc biệt là nghề nuôi tôm thương phẩm và sản xuất tôm giống. [8]

Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XI khẳng định trong giai đoạn 2006-2010 ngành kinh tế biển được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong đó ngành thủy sản là một bộ phận của kinh tế biển, giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu, góp phần giải quyết công ăn việc làm và ổn định tình hình kinh tế - xã hội ở các xã ven biển. [10]

Ngày 20/6/2005 UBND tỉnh Ninh Thuận có văn bản số 1683/UBND-TS đồng ý cho Trung tâm Khuyến ngư triển khai thử nghiệm một mô hình nuôi tôm TCT thương phẩm tại khu vực dự án nuôi tôm trên cát An Hải – Ninh Phước. Mô hình thực hiện đã đạt được một số kết quả bước đầu rất khả quan. Ngày 24/01/2006 Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã ra quyết định số 455/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án đa dạng đối tượng nuôi thủy sản tại Dự án nuôi tôm trên cát An Hải và Dự án nuôi tôm Sơn Hải, trong đó có phát triển nuôi tôm TCT.

Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng tôm nuôi ở tỉnh Ninh Thuận năm 2006 – 2010

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Diện tích 240 499 620 770 811

Năng suất (tấn/ha) 5,63 7,21 8,71 11,47 14,00 Sản lượng (tấn) 1.350 3.600 5.400 8.832 11.354

Từ khi được chính thức đưa vào nuôi thương phẩm (năm 2006), tôm TCT đã cho thấy hoàn toàn thích nghi và là đối tượng nuôi có nhiều ưu điểm vượt trội so với tôm sú. Diện tích thả nuôi, năng suất, sản lượng tôm nuôi hàng năm tăng lên đáng kể. Năm 2006 toàn tỉnh có 240 ha thả nuôi tôm TCT, sản lượng đạt 1.350 tấn, năng suất trung bình đạt 5,63 tấn/ ha/ vụ; Năm 2007 có 499 ha thả nuôi tôm TCT, đạt sản lượng

3.600 tấn, năng suất trung bình đạt 7,2 tấn/ ha/ vụ; Năm 2008 có 620 ha nuôi với sản lượng đạt 5.400 tấn, năng suất trung bình 8,71 tấn/ ha/ vụ. [7]

Năm 2009 diện tích nuôi là 770 ha, sản lượng đạt 8.832 tấn, năng suất trung bình đạt 11,47 tấn/ ha/ vụ. Năm 2010 tổng diện tích thả nuôi tôm TCT là 811 ha, sản lượng thu hoạch đạt 11.354 tấn, năng suất đạt 12 - 15 tấn/ ha/ vụ, trung bình 14 tấn/ ha/ vụ. Cá biệt có một số hộ nuôi thu hoạch đạt năng suất 25 – 30 tấn/ ha/ vụ. Lợi nhuận từ nuôi tôm TCT đạt từ 120 – 200 triệu đồng/ ha/ vụ, cá biệt có hộ lãi trên 300 triệu đồng/ ha/ vụ. [7, 9]

Nhìn chung từ khi có chủ trương chuyển đổi sang nuôi tôm TCT đến nay mặc dù vẫn còn có những khó khăn nhất định như dịch bệnh, giá tôm thương phẩm không ổn định, chi phí sản xuất ngày càng tăng, .v.v. nhưng phần lớn các hộ nuôi tôm TCT trong tỉnh đều có lãi, nhiều hộ nuôi đã thanh toán được nợ ngân hàng (do nuôi tôm sú thua lỗ trước đây) và vươn lên làm giàu. Có hộ thu lãi vài trăm triệu đến trên 1 tỷ đồng/ năm. Ngoài ra, nghề nuôi tôm được khôi phục và phát triển còn góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thu nhập cho một số ngành nghề có liên quan khác. [8]

Nhờ có những ưu điểm thuận lợi và hiệu quả kinh tế cao nên hầu hết các diện tích hoang hóa trước đây đã được khôi phục sản xuất, đồng thời có hơn 150 ha được đầu tư xây dựng mới để nuôi tôm TCT. [8]

Hình 1.3: Diện tích và sản lƣợng tôm TCT nuôi tại Ninh Thuận giai đoạn 2006 - 2010

240 1350 499 3600 620 5400 770 8332 811 11354 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2006 2007 2008 2009 2010 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

Theo báo cáo tóm tắt của Tổng cục Thủy sản về tình hình nuôi tôm nước lợ năm 2010, năng suất trung bình cả nước hiện nay khoảng 11,7 tấn/ ha/ vụ. Với năng suất trung bình đạt 14 tấn/ ha/ vụ, hiện Ninh Thuận đang là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về năng suất trung bình đối với nuôi tôm TCT thâm canh, đặc biệt là nuôi tôm trên cát.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được trong thời gian qua thì hiện nay nghề nuôi tôm TCT thương phẩm tại Ninh Thuận vẫn còn một số tồn tại hạn chế như sau:

Môi trường ở các vùng nuôi tập trung và khu vực sản xuất tôm giống ngày càng bị ô nhiễm do việc xả thải trực tiếp của các cơ sở nuôi. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh dịch ngày càng có xu hướng phát triển và gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất. [9]

Ý thức của người sản xuất ở một số nơi chưa thật sự tốt. Một số chủ trương, quy định của tỉnh, ngành vẫn chưa được chấp hành nghiêm chỉnh và triệt để như: tình trạng phát triển diện tích nuôi tự phát không theo quy hoạch; xả thải không theo quy định; nuôi trái vụ; nuôi với mật độ cao, .v.v. vẫn còn diễn ra phổ biến làm cho dịch bệnh có điều kiện lây lan và ảnh hưởng đến các diện tích nuôi khác.

Cơ sở hạ tầng ở một số vùng nuôi chưa đảm bảo, đặc biệt là hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất ở 2 dự án Sơn Hải và An Hải chưa phát huy tác dụng. [9]

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh ninh thuận (Trang 26 - 29)