Diện tích

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh ninh thuận (Trang 52 - 54)

Kết quả điều tra 120 hộ nuôi cho thấy, đối với cả hai hình thức nuôi trong ao đất và nuôi trên cát, diện tích ao nuôi dao động từ 0,14 ÷ 0,8 ha, trung bình 0,37 ha. Phần lớn các ao nuôi có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, đặc điểm về hình dạng này rất thuận tiện trong cho việc cho ăn và quản lý ao nuôi.

Kết quả nghiên cứu và thực tế cũng cho thấy ao nuôi có diện tích 0,3 – 0,4 ha là thuận lợi nhất trong việc quản lý môi trường, bố trí máy móc thiết bị, quản lý chất thải.

* Nuôi trong ao đất:

Nuôi tôm TCT trong ao đất tập trung chủ yếu tại các xã quanh đầm Nại thuộc địa bàn huyện Ninh Hải và một phần thuộc thôn Sơn Hải (xã Phước Dinh), thôn Cà Ná (xã Phước Diêm) huyện Thuận Nam.

Diện tích ao nuôi từ 0,14 ÷ 0,8 ha, trung bình 0,39 ha. Phần lớn những ao nuôi này trước đây là ao nuôi tôm sú thương phẩm. Trong những năm qua do nghề nuôi tôm sú thương phẩm không hiệu quả nên các hộ nuôi đã chủ động chuyển sang nuôi đối tượng tôm TCT.

Trong số 61 hộ nuôi tôm trong ao đất thì có 49 hộ (80,33 %) có sử dụng ao chứa lắng. Đây cũng là điểm khác biệt so với các ao nuôi tôm trên cát. Các ao nuôi này chủ yếu tập trung tại các xã quanh đầm Nại, nguồn nước mặn được lấy từ đầm Nại nên nguy cơ mang mầm bệnh là khá cao. Bên cạnh đó, nước ngọt cấp cho các ao nuôi tôm được lấy từ các hồ chứa, qua hệ thống kênh cấp nước phục vụ cho nông nghiệp, qua ruộng lúa nên vẫn có nguy cơ bị nhiễm các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật…. Do vậy, việc sử dụng ao chứa lắng như là một yêu cầu bắt buộc để xử lý nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh xâm nhập. 12 hộ (19,67 %) còn lại không sử dụng ao chứa lắng chu yếu là các hộ nuôi ở thôn Cà Ná (Phước Diêm) và thôn Thái An, Vĩnh Hy (Vĩnh Hải). Các hộ nuôi này sử dụng nước biển bãi ngang và nước ngọt từ suối, nước giếng khoan để nuôi tôm. Do đó, nguy cơ nhiễm bệnh thường rất thấp và vì vậy, các hộ nuôi tại đây không cần sử dụng ao chứa lắng để xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi.

* Nuôi trên cát:

Nuôi tôm trên cát tập trung chủ yếu tại các thôn Hòa Thạnh, Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) và thôn Từ Thiện, Vĩnh Trường, Sơn Hải (xã Phước Dinh huyện Thuận Nam).

Công trình ao nuôi được thiết kế xây dựng vùng trên triều để tránh việc sạc lở do sóng gió. Diện tích ao nuôi từ 0,25 ha ÷ 0,8 ha, trung bình 0,35 ha. Việc chống thẩm lậu nước được tiến hành bằng cách lót bạt nilon đáy và bờ ao. Nilon được trải đều khắp đáy ao và mái bờ, dùng keo dán ở giữa 2 bìa tấm nilon để nối các tấm nilon lại với nhau. Đối với ao bạt chìm thì tiến hành phủ một lớp cát lên nilon với độ dày lớp cát từ 40 – 50 cm. Bờ ao được phủ thêm loại bạt nhựa Tapolin hai lớp có tác dụng bảo vệ lớp bạt nilon và chống sụt lở bờ. Một số vùng người ta dùng loại bạt nhựa Tapolin 2 lớp lót toàn bộ đáy ao và bờ ao. Ngoài các vật liệu chống thấm nêu trên, một số hộ nuôi còn sử dụng màng chống thấm HDPE.

Hình 3.1: Lót bạt ao nuôi trên cát

Kết quả điều tra cho thấy, đối với vùng nuôi tôm trên cát thì việc sử dụng ao chứa lắng rất ít. Trong số 59 ao thì chỉ có 3 ao (5,08 %) có sử dụng ao chứa lắng với diện tích bằng khoảng 1/3 diện tích ao nuôi. Ao chứa lắng thường được thiết kế sâu hơn để tăng dung tích và cũng được trải bạt, kè bờ giống như ao nuôi. Nuôi tôm trên cát chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm (nước giếng khoan), khả năng mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi từ nguồn nước cấp là khá thấp nên người nuôi thường không cần sử dụng ao chứa lắng. Bên cạnh đó, do chi phí đầu tư cho ao nuôi tôm trên cát khá cao nên người nuôi thường tận dụng toàn bộ diện tích để nuôi tôm.

Hình 3.2: Ao chứa lắng nuôi tôm trên cát

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh ninh thuận (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)