Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của nghề nuôi tôm TCT

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh ninh thuận (Trang 34 - 37)

thƣơng phẩm.

Cũng như các nghề NTTS khác, nghề nuôi tôm TCT chịu sự ảnh hưởng và chi phối rất lớn bởi các yếu tố do con người tạo ra. Bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn những tồn tại, hạn chế kìm hãm sự phát triển như: Công tác quy hoạch cho phát triển nuôi tôm còn chậm; Tính khả thi của một số quy hoạch chưa cao; Việc đầu tư cho NTTS còn mang tính dàn trải, thiếu tập trung; Vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng trong những năm qua còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu cho phát triển nuôi tôm thâm canh (không có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, hệ thống xử lý nước thải,…). Để phát triển sản xuất người nuôi rất cần các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi của Chính phủ, nhưng do tài sản đã thế chấp ngân hàng nên không có đủ điều kiện tiếp cận

với các nguồn vốn vay trên, dẫn đến người nuôi không có vốn để đầu tư tái sản xuất. Hiện tượng “treo” ao đìa vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở một số vùng nuôi. [24]

Tại một số vùng nuôi tôm tập trung, ô nhiễm môi trường, chất lượng nước ven bờ suy giảm đang là vấn đề rất đáng quan ngại. Tình hình xả thải ở các khu vực nuôi không được kiểm soát, đặc biệt là các khu vực nuôi trên cát ven biển.

Hình 1.5: Nƣớc thải từ các ao nuôi tôm TCT không qua xử lý

Việc sản xuất giống cung cấp cho nuôi thương phẩm theo đúng kế hoạch mùa vụ còn gặp nhiều khó khăn. Để có đủ giống thả thì người nuôi phải mua thêm con giống được nhập theo đường biên giới Trung Quốc vào Việt Nam nên tỷ lệ sống thấp, giá cao, chất lượng con giống không kiểm soát được. Việc kiểm tra chất lượng con giống trước khi thả nuôi, sự chỉ đạo tuân thủ mùa vụ nuôi ở một số địa phương còn chưa triệt để. Việc kiểm soát con giống tôm TCT nhập khẩu qua biên giới Trung Quốc còn nhiều bất cập, tôm kém chất lượng vẫn được đưa vào nuôi ở nước ta là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh thường xảy ra trên tôm nuôi. [24]

Vấn đề thống kê và dự báo trong sản xuất và tiêu thụ còn yếu kém nên sản xuất chưa thật sự gắn với thị trường và còn mang tính tự phát, do đó còn gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động nuôi tôm TCT thương phẩm gặp nhiều khó khăn do giá vật tư đầu vào tăng cao làm cho giá thành tôm nguyên liệu cao, trong khi đó giá bán không ổn định, thường bị tư thương chi phối, ép giá, ép cấp làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi, đặc biệt đối với các hộ nuôi quy mô nhỏ.

Việc tổ chức sản xuất còn nhiều bất cập, các tổ cộng đồng, tổ hợp tác sản xuất tuy đã được hình thành nhiều nơi nhưng hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ còn nhiều nhiều lỏng lẻo, không có sự hỗ trợ lẫn nhau trong lúc khó khăn, công tác khuyến ngư còn nhiều bất cập, việc tuân thủ các quy định điều kiện sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhiều nơi chưa tốt. [24]

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng tôm nuôi thương phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tôm nguyên liệu còn nhiều bất cập và hạn chế. Hiện có rất nhiều loại hóa chất, thuốc, chế phẩm sinh học, thức ăn, các sản phẩm phục vụ cho NTTS lưu hành trên thị trường mà các cơ quan chức năng không thể kiểm soát hết được. Nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng không đảm bảo, nằm ngoài danh mục được phép lưu hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho người nuôi.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua do có sự sắp xếp lại tổ chức bộ máy, hợp nhất ngành thủy sản và nông nghiệp cũng đã dẫn đến sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa một số cơ quan từ Trung ương đến địa phương, gây trở ngại trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy sản.

CHƢƠNG 2 - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh ninh thuận (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)