Bảng 3.9: Một số chỉ tiêu kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm TCT
Chỉ tiêu Ao đất Ao bạt chìm Ao bạt nổi
1. Thời gian cải tạo (ngày) Khoảng biến động (ngày)
23 14 ÷ 60 15 12 ÷ 25 5 3 ÷ 15 2. Vét bùn đáy: - Tỷ lệ % có - Tỷ lệ % không 100 - 100 - 100 - 3. Cày xới đáy ao:
- Tỷ lệ % có - Tỷ lệ % không 88,52 11,48 93,75 6,25 - 100 4. Phơi đáy ao:
- Tỷ lệ % có - Tỷ lệ % không 98,36 1,64 93,75 6,25 4,65 95,35 5. Lượng vôi sử dụng (kg/1.000 m2 ) Khoảng biến động: 28,14 10 ÷ 100 20,77 15 ÷ 40 - -
Cải tạo ao nuôi là một trong những khâu quan trọng trong toàn bộ quy trình kỹ thuật nuôi tôm TCT. Trước mỗi vụ nuôi mới, ao nuôi đều được tiến hành cải tạo khá
kỹ lưỡng. Tùy theo chất đáy ao nuôi mà thời gian cải tạo khác nhau. Kỹ thuật cải tạo ao có sự khác biệt rất lớn giữa ao đất và ao nuôi trên cát.
Thời gian cải tạo ao nuôi trung bình 5 ngày đối với ao bạt nổi, 15 ngày đối với ao bạt chìm và 23 ngày đối với ao đất. Cũng chính vì thời gian cải tạo ao được rút ngắn đáng kể nên ao bạt nổi có thể tiến hành nuôi 3 vụ/ năm.
Về nạo vét bùn đáy, kết quả điều tra cho thấy 100 % hộ nuôi được phỏng vấn đều tiến hành nạo vét bùn đáy ao, tuy nhiên tất cả các hộ nuôi đều không có nơi chứa bùn riêng biệt. Lượng bùn khi nạo vét ao chủ yếu được dùng để đắp bờ, đổ lên bãi cát ngay cạnh khu vực nuôi hoặc thải trực tiếp ra kênh mương, ra đầm, ra biển. Đây là một thực trạng đáng báo động làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sinh thái vùng nuôi, chất lượng nước ven bờ và chất lượng nước ngầm ngày càng suy giảm.
Thực tế, việc xử lý nước thải, chất thải từ hoạt động nuôi tôm TCT thương phẩm nói riêng và nuôi tôm nói chung trong những năm qua hầu như không được quan tâm. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cho đến nay cũng chỉ dừng lại ở mức độ khuyến cáo, nhắc nhở, còn việc bắt buộc người nuôi thực hiện theo các quy định kết hợp xử lý chế tài thì cho đến nay vẫn còn bỏ ngõ.
* Nuôi trong ao đất:
Kết quả điều tra cho thấy thời gian cải tạo ao đất dao động từ 14 ÷ 60 ngày, trung bình 23 ngày. Đối với những ao có thời gian cải tạo từ 30 ÷ 60 ngày chủ yếu tập trung tại các xã quanh đầm Nại. Khu vực này chỉ nuôi 01 vụ/năm nên người nuôi có nhiều thời gian và hầu hết là do không thuê mướn nhân công mà chủ yếu là sử dụng công lao động trong gia đình. Mỗi ngày chỉ làm việc từ 4 ÷ 6 giờ nên thời gian cải tạo kéo dài ra.
Công tác cải tạo trước mỗi vụ nuôi được thực hiện theo trình tự như sau: - Tháo cạn nước trong ao.
- Dùng trang cào bùn để sên vét sạch lớp bùn đáy. Lớp bùn này thường được dùng để đắp, gia cố bờ ao.
- Rải vôi khắp trên nền đáy ao. Loại vôi thường được sử dụng là vôi nông nghiệp (Super canxi – CaCO3) hoặc vôi tôi (Ca(OH)2).
- Cày xới đáy ao
- Phơi đáy ao từ 7 – 15 ngày.
- Tiếp tục phơi đáy ao từ 5 – 7 ngày cho nứt chân chim. - Gia cố, tu sửa bờ ao, cống cấp - thoát nước.
Hình 3.6: Cải tạo ao đất
* Nuôi trên cát:
Đối với ao nuôi tôm trên cát, do thường nuôi ít nhất 2 vụ/ năm nên thời gian cải tạo ao nuôi thường được rút ngắn hơn ao đất. Thời gian cải tạo ao nuôi bạt nổi và ao nuôi bạt chìm cũng khác nhau.
- Đối với ao nuôi bạt nổi: thời gian cải tạo ao dao động từ 3 ÷ 15 ngày, trung bình 5 ngày. Quy trình cải tạo ao được thực hiện như sau:
+ Tháo cạn nước trong ao.
+ Gom chất bẩn trên nền đáy lại thành từng đống nhỏ rồi thuê nhân công gánh lên bờ đổ.
+ Dùng máy bơm nước áp lực cao xịt rửa, kết hợp dùng chổi, bàn chải chà rửa sạch toàn bộ đáy và bờ ao.
Hình 3.9: Sử dụng bơm nƣớc cao áp xịt rửa bờ ao
Hình 3.10: Sử dụng bơm nƣớc vệ sinh đáy ao
- Đối với ao nuôi bạt chìm: thời gian cải tạo dao động từ 12 ÷ 25 ngày, trung bình 15 ngày. Quy trình cải tạo ao được thực hiện như sau:
+ Tháo cạn nước trong ao.
+ Dùng trang cào bùn gom bùn lại thành từng đống nhỏ rồi thuê nhân công gánh lên bờ tìm nơi đổ.
Hình 3.11: Cải tạo ao nuôi bạt chìm.
Kết quả điều tra cho thấy 100 % các hộ nuôi tôm TCT trong ao đất hoặc nuôi trên cát đều tiến hành dọn bỏ chất thải của vụ nuôi trước (dạng bùn). Tuy nhiên, tất cả các hộ điều tra đều không có ao hoặc khu vực chứa bùn riêng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân góp phần làm cho môi trường vùng nuôi ngày càng ô nhiễm hữu cơ.
Đối với loại ao đất, có 54 hộ (88,52 %) thực hiện cày xới đáy ao. Số hộ không cày xới đáy ao là 7 hộ (11,48 %). Những hộ không cày xới đáy ao do chất đáy là bùn cát hoặc san hô. Đối với những ao này thì hiệu quả dọn tẩy chất thải, cải tạo ao nuôi hạn chế hơn so với các hộ còn lại.
Sau khi tu sửa hoặc xây dựng ao xong, lấy nước vào ao nuôi, san phẳng đáy ao, sau đó tháo cạn nước. Ao nuôi và ao lắng thường được cải tạo bằng phương pháp cải tạo khô. Nước mặn được cấp vào ao nuôi hoặc ao lắng, diệt khuẩn bằng một trong các loại hóa chất phổ biến như thuốc tím, BKC, Iodine. Điều chỉnh độ mặn theo ý muốn bằng cách bổ sung nước ngọt. Thông thường, độ mặn nước ao khi thả giống dao động từ 20 ÷ 25 ‰.
* Sử dụng vôi:
Mỗi loại vôi có tác dụng khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Vôi sử dụng trong quá trình cải tạo ao thường là vôi nông nghiệp (bột vỏ sò) có công thức hóa học CaCO3, vôi tôi (Ca(OH)2). Mục đích sử dụng vôi khi cải tạo ao nuôi là nhằm trung hòa acid, khử phèn, tăng pH đất, khoáng hóa đáy ao nuôi. Vôi được sử dụng ngay sau khi nạo vét sạch lớp bùn đáy ao. Đối với một số vùng có pH đất cao thì không sử dụng
vôi tôi mà chỉ dùng vôi nông nghiệp. Kết quả điều tra cho thấy trong 61 hộ nuôi tôm trong ao đất có 59 hộ (96,72 % hộ có sử dụng vôi trong quá trình cải tạo ao nuôi. Loại vôi thường được sử dụng chủ yếu là vôi tôi với liều lượng 10 ÷ 100 kg/ 1.000 m2
, trung bình 28,14 kg/ 1.000 m2. Vôi được rãi đều khắp nền đáy ao. Sau khi bón vôi thì phơi nắng đáy ao từ 7 ÷ 10 ngày. Sau đó tiến hành bơm nước đã được xử lý từ ao chứa lắng vào ao nuôi đạt 1,2 ÷ 1,5 m. Tiến hành xử lý diệt tạp và diệt khuẩn trước khi thả tôm giống.
Đối với nuôi tôm trên cát thì việc bón vôi thường chỉ được thực hiện đối với ao bạt chìm.
* Sử dụng thuốc diệt tạp:
Việc sử dụng thuốc diệt tạp cũng có sự khác nhau giữa hai hình thức nuôi trong ao đất và nuôi trên cát. Đối với nuôi trong ao đất, có 50/ 61 hộ nuôi (81,97 %) sử dụng thuốc diệt tạp, 11/ 61 hộ (18,03 %) không sử dụng thuốc diệt tạp. Đối với nuôi trên cát chỉ có 11/ 59 hộ (18,64 %) có sử dụng thuốc diệt tạp, 48 hộ (81,36 %) không sử dụng thuốc diệt tạp. Do nuôi tôm trên cát chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm (nước giếng khoan), ít có sự hiện diện của các sinh vật cạnh tranh hoặc vi sinh vật gây bệnh nên người nuôi rất ít khi sử dụng thuốc diệt tạp. Đối với nuôi trong ao đất, đặc biệt là các ao đìa nuôi thuộc khu vực đầm Nại, sử dụng nguồn nước mặn từ đầm Nại thì khả năng hiện diện của các sinh vật cạnh tranh thức ăn với tôm như các loài cá, tôm tạp, giáp xác hoang dã … là rất cao. Vì vậy, việc sử dụng hóa chất diệt tạp, diệt khuẩn được xem như là một trong những biện pháp kỹ thuật để đảm bảo tỷ lệ sống cao, hạn chế bệnh, giúp cho tôm nuôi có một môi trường sống thuận lợi, không bị cạnh tranh, gây hại. Loại hóa chất được dùng phổ biến để diệt tạp là Saponin với liều lượng sử dụng từ 10 – 20 ppm tùy thuộc vào độ mặn nước ao nuôi.
* Sử dụng hóa chất diệt khuẩn:
Một ngày sau khi diệt tạp thì tiến hành sử dụng hóa chất diệt khuẩn trước khi thả tôm. Loại hóa chất phổ biến thường được sử dụng là Virkon A, Biocide, BKC, Iodine. Liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất in trên bao bì.
Sau 2 ÷ 3 ngày tiến hành bón phân gây tảo. Đối với ao nuôi trên cát do dinh dưỡng kém nên lượng phân bón sử dụng nhiều hơn so với nuôi trên ao đất. Người nuôi thường sử dụng kết hợp 2 ÷ 3 loại phân với liều lượng như sau: (0,5 kg URE + 2,5 kg
DAP)/ 1.000 m3 nước/ lần, tần suất bón phân 2 ÷ 3 ngày/ lần. Sau 5 ÷ 7 ngày, khi thấy nước lên màu tốt, đạt độ trong 30 ÷ 40 cm thì tiến hành thả tôm giống.
Qua điều tra, phỏng vấn các hộ nuôi cho biết họ học hỏi, áp dụng kỹ thuật cải tạo ao đìa, sử dụng vôi và hóa chất, kỹ thuật nuôi tôm TCT chủ yếu là từ các lớp tập huấn kỹ thuật, hội thảo đầu bờ của Trung tâm Khuyến ngư, của các công ty, trên cơ sở đó người nuôi tự đọc tài liệu nghiên cứu kỹ thuật nuôi và áp dụng vào thực tế sản xuất.
Bảng 3.10: Nguồn kiến thức để áp dụng nuôi tôm. (n = 120)
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)
1. Trung tâm Khuyến ngư 86 71,67
2. Các Công ty 88 73,33
3. Từ phương tiện truyền thông 2 1,67
4. Hôi nông dân 3 2,5
5. Tự nghiên cứu 107 89,17
6. Nhân viên tiếp thị 45 37,5
7. Hộ nuôi khác 1 0,83
Từ kết quả phỏng vấn thể hiện ở bảng trên và thực tế sản xuất có thể thấy rằng các lớp tập huấn, hội thảo của các công ty, của Trung tâm khuyến ngư được người nuôi quan tâm nhiều nhất và cũng là nguồn cung cấp kiến thức chính để người nuôi áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Thông qua các lớp tập huấn, hội thảo, người nuôi có điều kiện trao đổi thông tin, nêu ra những vấn đề thường gặp trong thực tế sản xuất. Từ đó, được sự giải đáp, hướng dẫn, tư vấn của các chuyên gia của các công ty, các cán bộ Khuyến ngư nhiều kinh nghiệm. Có 107 hộ nuôi tự nghiên cứu, tuy nhiên “tự nghiên cứu” ở đây được hiểu là việc đọc, tham khảo các tài liệu kỹ thuật do Trung tâm khuyến ngư biên soạn, kết hợp với trao đổi, hỏi đáp trực tiếp giữa người nuôi với các cán bộ Khuyến ngư được bố trí theo hệ thống từ trên tỉnh đến các Trạm ở dưới các huyện.
Qua đó cũng thấy rằng hệ thống Khuyến ngư có vai trò quan trọng, là cầu nối để chuyển tải những kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, cũng như những chủ trương, chính sách của nhà nước về lĩnh vực NTTS cho người dân.