Thủy, hải văn

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh ninh thuận (Trang 44 - 114)

Ninh Thuận có 2 hệ thống sông chính với tổng diện tích lưu vực 3.600 km2

, tổng chiều dài 430 km, bao gồm hệ thống sông Cái dài 105 km và các sông nhánh bao gồm sông Mê Lam, sông Sắt, sông Ông, sông Chá ở vùng trung lưu; sông La, sông Quao ở vùng hạ lưu; hệ thống các sông, suối nhỏ phân bố ở phía Bắc và phía Nam tỉnh như sông Quán Thẻ (Ninh Phước), sông Trâu, sông Bà Râu (Lợi Hải). Nhìn chung, hệ thống sông ngắn bắt nguồn và kết thúc trong nội tỉnh, độ dốc bình quân lưu vực 7 ÷ 15o. [17]

Kết quả điều tra của trường Đại học Thủy sản Nha Trang về các yếu tố thủy lý, thủy hóa và thủy sinh vật vùng biển vịnh Phan Rang như sau:

Bảng 3.2: Các yếu tố thủy lý, thủy hóa vùng biển vịnh Phan Rang. [10]

Yếu tố Giá trị

pH 6,5 ÷ 8,5

Độ mặn (‰) 28 ÷ 32

Nhiệt độ (o

C) 23 ÷ 34

Oxy hoà tan (mg/L) > 5

NH3 (mg/L) < 0,4

NO2 (mg/L) < 15

Chế độ thủy triều vùng biển vịnh Phan Rang là chế độ nhật triều không đều, hàng tháng có khoảng 18 ÷ 19 ngày nhật triều, biên độ triều cường có thể đạt từ 1,2 m ÷ 1,8 m, biên độ thời kỳ triều kém đạt khoảng 0,5 m. Cao độ đỉnh triều có thể đạt tới +1,1 m và cao độ chân triều thấp nhất có thể xuống tới -1,1 m. [10]

3.1.5. Đất đai và thổ nhƣỡng:

Tổng diện tích đất của Ninh Thuận năm 2010 là 335.799,87 ha. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp 259.352,99 ha bao gồm đất sản xuất nông nghiệp 69.698,3 ha, đất lâm nghiệp có rừng 185.955,64 ha, đất NTTS 1.825,33 ha, đất làm muối 1.292,79 ha, đất nông nghiệp khác 580,93 ha; Diện tích đất thổ cư 3.820,16 ha; Đất chuyên dùng 16.069,94 ha; Đất chưa sử dụng 49.981,19 ha. Trong quỹ đất, Ninh Thuận có 8 nhóm đất chia thành 24 đơn vị phân loại, trong đó, tiêu biểu là các loại đất thuộc vùng đồng bằng ven biển, bao gồm:

- Nhóm đất cát: diện tích 13,418 ha, chiếm 3, 83 % diện tích tự nhiên; gồm 3 loại: cồn cát trắng vàng (2.169 ha); đất cát biển (6.727 ha); cồn cát dô (4.252 ha). Nhìn chung đất tương đối đồng nhất, thành phần chủ yếu là cát và cát mịn đã có tích lũy mùn. Loại đất này chủ yếu trồng rừng phòng hộ. Một số diện tích vùng thấp có điều kiện tưới đưa vào trồng các loại hoa màu như: hành, tỏi, nho. [17]

- Nhóm đất mặn:diện tích 2.294 ha, chiếm 0,67 % diện tích đất tự nhiên; gồm 4 loại: đất mặn Sú Vẹt (417 ha) ở đầm Nại (huyện Ninh Hải); đất mặn nhiều (525 ha) ở Cà Ná (Ninh Phước); đất mặn ít và trung bình (1.150 ha) ở Hộ Hải, Phương Hải, Nhơn Hải (huyện Ninh Hải); đất mặn kiềm (202 ha) ở Ninh Hải. Các loại đất mặn thường được phân bố ở địa hình thấp hoặc ven sông nhô ra biển bị ảnh hưởng của thủy triều. Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, mùn N, P2O5 tương đối khá. Đối với nhóm đất này ở vùng chủ động nước, không bị ảnh hưởng của thủy triều, có thể trồng lúa và hoa màu; vùng không chủ động được nước thì sản xuất muối và NTTS. [17]

Tiềm năng quỹ đất để phát triển nông nghiệp ở Ninh Thuận còn khá lớn. Trong đó, diện tích đất chưa sử dụng là 104,1 nghìn ha, chiếm 31 % diện tích tự nhiên; đất nông nghiệp đã sử dụng 60,4 nghìn ha, chiếm gần 18 %, có khả năng mở rộng thêm khoảng 46 nghìn ha để phát triển vùng chuyên canh các loại cây công nghiệp như: bông, thuốc lá, mía, .v.v., riêng vùng đất cát ven biển thuận lợi cho phát triển cây chà là, cây neem phục vụ cho ngành chế biến công nghiệp. [17]

Theo thống kê của Chi cục thủy lợi Ninh Thuận, toàn tỉnh có 08 hồ chứa nước với tổng dung tích khoảng 364 triệu m3

nước, tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi như Ninh Sơn, Bác Ái, Ninh Phước. Nguồn nước từ các hồ chứa chủ yếu được sử dụng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tạo nguồn phát điện, cấp nước cho dân sinh, công nghiệp và NTTS.

Đối với khu vực nuôi tôm trên cát có nguồn nước ngầm tầng nông phong phú, mực nước ngầm cao, chỉ cách mặt đất từ 2 ÷ 3 m, nhân dân địa phương đã đào giếng lấy nước phục vụ NTTS và sinh hoạt. Trữ lượng và chất lượng nước ngầm khá tốt, nước không bị ô nhiễm, không có các hóa chất độc hại gây ảnh hưởng tới việc sản xuất các loại thuỷ hải sản. [10]

3.1.7. Tài nguyên sinh vật

3.1.7.1. Rừng ngập mặn:

Rừng ngập mặn ở Ninh Thuận tập trung chủ yếu ở vùng đầm Nại (huyện Ninh Hải), song song với phong trào nuôi tôm sú phát triển mạnh trên vùng thấp triều vào những năm 1980 – 1990, diện tích rừng ngập mặn đã bị thu hẹp dần. Theo thống kê chưa đầy đủ, trước thập niên 70 ÷ 80 diện tích rừng ngập mặn ở đầm Nại khoảng 300 ha, nay chỉ còn lại 2,9 ha mọc rãi rác hai bên bờ kênh cấp, thoát nước ở thôn Gò Đền, xã Tân Hải; mương Ngòi Quạ, khu vực đìa trước thôn Phương Cựu, xã Phương Hải và rìa các bờ ao nuôi tôm thuộc thôn Hòn Thiên, xã Tân Hải. [20]

Qua khảo sát của GS. TS. Phan Nguyên Hồng – Phó chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và ông Asano Tetsumi thuộc tổ chức ACTMANG Nhật Bản trong tháng 8 năm 2001, rừng ngập mặn ở đầm Nại rất đa dạng gồm các loài Đước Đôi (Rhizophora apiculata), Đước Vòi (R. stylosa), Đưng (R. mucronata), Sú Đỏ (Aegiceras corniculatum), Dà Vôi (Ceriops tagal ) và vài loài Mắm, có một số loài cây Đước Vòi, Mắm Trắng mới mọc ở chân bờ ao nuôi tôm và bãi bồi ven đầm. Theo đánh giá chung, những vùng mặt nước trước đây dễ trồng, dễ mọc cây rừng ngập mặn nay đã chuyển thành ao nuôi tôm sú. Do vậy phải tổ chức trồng mới trên các bãi bồi có nhiều tác động của gió, sóng biển và con người thường xuyên khai thác nguồn lợi thủy sản. [20]

3.1.7.2. Thực vật nổi (Phytoplankton)

Đã xác định được 58 loài thực vật nổi, thuộc ngành tảo silic (Bacilariophyta) có 46 loài, ngành tảo giáp (Pyrrophyta) có 8 loài, ngành tảo lam (Cyonophyta) có 4 loài.

Số lượng thực vật nổi dao động trong khoảng từ 1.716 ÷ 16.709 tb/ L, trung bình 8.560 tb/ L. [33]

3.1.7.3. Động vật nổi (Zooplankton)

Đã xác định được 52 loài động vật nổi thuộc các nhóm sau: Siphonophora có 2 loài, Pteropoda và Heteropoda có 2 loài, Cladocera có 2 loài, Copepoda có 35 loài, Chaetognatha có 4 loài, Tunicata có 2 loài, Medusae có 2 loài, còn các loại khác chỉ gặp 1 loài. Ngoài ra còn gặp ấu trùng Nauplius của giáp xác, ấu trùng thân mềm Bivalvia và Gastropoda. Số lượng động vật nổi dao động trong khoảng từ 210 ÷ 1.680 con/ m3, trung bình 732 con/ m3. [33]

3.1.7.4. Nguồn lợi thủy sản mặn, lợ:

Ninh Thuận có bờ biển dài 105 km với 18 nghìn km2

vùng lãnh hải và 3 cửa biển chính là Đông Hải, Cà Ná, Khánh Hải. Là một trong 4 ngư trường lớn nhất cả nước, giàu nguồn lợi và nhiều loại hải sản, nhiều tiềm năng để phát triển du lịch và khai thác khoáng sản biển. Tổng trữ lượng hải sản 120 nghìn tấn/ năm, trong đó lượng cá đáy khoảng 70 – 80 nghìn tấn/ năm, cá nổi 30 – 40 nghìn tấn/ năm. Khả năng khai thác 50 - 60 nghìn tấn/ năm. Biển Ninh Thuận có trên 500 loài cá, trong đó có nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao: cá Hồng, cá Ngừ, cá Mú, cá Thu, tôm Hùm, mực Nang, mực Ống, mực Lá .v.v.

Ngoài ra Ninh Thuận còn có các bãi ven biển, đầm, hồ với tổng diện tích trên 3.000 ha, rất thuận lợi cho sản xuất muối, NTTS quy mô lớn, tập trung ở đầm Nại, Cà Ná, Vĩnh Hy, Sơn Hải, Phú Thọ .v.v. [17]

3.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội của các hộ nuôi tôm TCT thƣơng phẩm tại Ninh Thuận. Thuận.

3.2.1. Những thông tin về chủ hộ nuôi

3.2.1.1. Tuổi của chủ hộ

Kết quả điều tra về độ tuổi của 120 chủ hộ nuôi tôm TCT tại 3 huyện Ninh Hải, Ninh Phước và Thuận Nam cho thấy tuổi của các chủ hộ nuôi dao động từ 27 ÷ 72 tuổi, độ tuổi trung bình là 47,6 tuổi. Trong số 120 người được điều tra, phỏng vấn chỉ có 02 người dưới 30 tuổi (chiếm tỷ lệ 1,6 %), 89 người từ 30 ÷ 50 tuổi (chiếm tỷ lệ 74,2 %), 29 người trên 50 tuổi (chiếm tỷ lệ 24,2 %).

Bảng 3.3: Phân bố độ tuổi của các chủ hộ nuôi tại 3 huyện điều tra. (n = 120) Chỉ tiêu Tổng thể Tỷ lệ (%) 1. Tuổi trung bình 47,6 2. Khoảng dao động 27 ÷ 72 3. Phân bố (n=120) - Dưới 30 tuổi 02 1,6 - Từ 30÷50 tuổi 89 74,2 - Trên 50 tuổi 29 24,2

Kết quả điều tra phỏng vấn hộ nuôi cũng cho thấy có sự liên hệ chặt chẽ, tỷ lệ giữa tuổi tác và kinh nghiệm nuôi tôm. Những người có tuổi nằm trong độ tuổi 30 ÷ 50 thể hiện rõ rệt tình trạng sức khoẻ tốt, nhanh nhạy trong việc nắm bắt, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời cũng khá thận trọng trong việc vận dụng vào quá trình nuôi. Những người nằm trong độ tuổi này cũng chính là nhóm đối tượng có tính sáng tạo cao trong hoạt động sản xuất.

Chủ hộ nuôi tôm TCT dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 1,6 % cho thấy đối tượng trẻ thuộc nhóm tuổi này rất ít tham gia một cách độc lập vào hoạt động nuôi tôm TCT thương phẩm. Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy nguyên nhân chính do đây là một nghề kỹ thuật cao, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhiều kinh nghiệm, sự bình tĩnh, sáng suốt và ý thức trách nhiệm, tính cộng đồng rất cao. Do vậy, nhóm đối tượng dưới 30 tuổi thường thiếu các điều kiện cần và đủ để có thể tham gia vào hoạt động nuôi tôm TCT thương phẩm.

Hộ nuôi ở độ tuổi trung niên 30 ÷ 50 tuổi chiếm tỷ lệ 74,2 %. Đây là lực lượng chính hoạt động trong nghề nuôi tôm TCT thương phẩm. Họ vừa có kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nuôi tôm sú thương phẩm, có khả năng tài chính để đầu tư và cũng rất chính chắn, thận trọng do đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm trong nuôi tôm sú trước đây.

3.2.1.2. Giới tính của chủ hộ nuôi tôm TCT

Kết quả điều tra trên 120 hộ nuôi cho thấy chỉ có 1 hộ là nữ giới (chiếm tỷ lệ 0,8 %), hầu hết chủ hộ nuôi là nam giới (chiếm tỷ lệ 99,2 %).

Nam giới thường có vai trò là “trụ cột” trong gia đình. Bên cạnh đó, nghề nuôi tôm đòi hỏi sự bình tĩnh, suy tính, lao động tương đối vất vả, nặng nhọc cả về thể lực và

tinh thần, vì thế phụ nữ thường chỉ giữ vai trò như là lực lượng hậu cần. Kết quả điều tra cũng cho thấy nam giới có vai trò chủ đạo trong toàn bộ hoạt động nuôi tôm. Người phụ nữ thường chỉ tham gia vào khâu cuối của quá trình nuôi là bán sản phẩm.

3.2.1.3. Trình độ văn hóa của chủ hộ nuôi

Kết quả điều tra 120 hộ nuôi cho thấy đa số chủ hộ nuôi có trình độ văn hóa cấp 2 và cấp 3. Trong đó cấp 2 có 54 người (chiếm tỷ lệ 45 %), cấp 3 có 44 người (chiếm tỷ lệ 36,7 %) còn lại cấp 1 có 22 người (chiếm tỷ lệ 18,3 %). Trình độ văn hóa khác nhau thì khả năng tư duy, nhận thức, sự tiếp nhận và ứng dụng các quy trình kỹ thuật nuôi mới cũng khác nhau. Điều này thể hiện rõ trong hoạt động quản lý hệ thống nuôi, chăm sóc tôm nuôi, điều khiển môi trường ao nuôi cũng như phòng trừ dịch bệnh.

Bảng 3.4: Trình độ văn hoá của chủ hộ nuôi tại 03 huyện điều tra. (n = 120)

Trình độ văn hoá Số ngƣời Tỷ lệ %

1. Cấp 1 22 18,3

2. Cấp 2 54 45

3. Cấp 3 44 36,7

Tổng cộng 120 100%

Hiện nay, nghề nuôi tôm TCT thương phẩm đã có những bước phát triển vượt bậc. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến tại một số nước đã có thể đưa năng suất tôm nuôi lên hàng trăm tấn/ ha. Vì thế, trình độ văn hoá góp phần quan trọng trong việc giúp cho người nuôi dễ dàng tiếp nhận và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và hiệu quả nuôi.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, tại những ao nuôi mà chủ hộ nuôi có trình độ văn hóa cấp 3 trở lên thì khả năng quản lý môi trường, phòng ngừa bệnh cho tôm nuôi cũng tốt hơn, tôm ít bị bệnh hơn và trong trường hợp tôm bị bệnh thì mức độ thiệt hại cũng thấp hơn so với các hộ có trình độ văn hóa thấp hơn.

3.2.1.4. Trình độ chuyên môn của chủ hộ

Kết quả điều tra cho thấy số chủ hộ không có trình độ chuyên môn là 82 người (68,3 %), số chủ hộ có trình độ sơ cấp là 7 người (5,8 %), trung cấp 18 người (15 %), đại học 12 người (10 %) và sau đại học là 1 người (0,8 %).

Bảng 3.5: Trình độ chuyên môn của chủ hộ nuôi tại 03 huyện điều tra. (n = 120)

Chuyên môn Số ngƣời Tỷ lệ %

1. Không bằng cấp 82 68,4 2. Sơ cấp 7 5,8 3. Trung cấp 18 15 4. Đại học 12 10 5. Sau Đại học 1 0,8 Tổng cộng 120 100

Kết quả điều tra về trình độ chuyên môn có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cho các cơ quan như Chi cục NTTS, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tư vấn, hướng dẫn, định hướng đào tạo nghề, biên soạn tài liệu, tập huấn kỹ thuật nuôi tôm TCT cho người dân.

3.2.2. Thông tin về hộ nuôi tôm TCT tại Ninh Thuận

3.2.2.1. Số nhân khẩu và lao động của hộ nuôi

Số nhân khẩu thấp nhất trong các hộ nuôi là 2 người, nhiều nhất là 9 người, trung bình là 5 người. Phần lớn trong một gia đình có 2 thế hệ chung sống với nhau gồm cha mẹ và con.

Bảng 3.6: Phân bố độ tuổi lao động trong các hộ nuôi tại 3 huyện. (n = 120)

Chỉ tiêu Trong độ tuổi lao động Trên độ tuổi lao động Dƣới độ tuổi lao động Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % 1. Không có - - 112 93,3 37 30,8 2. Có 1 người - - 8 6,7 38 31,7 3. Có 2 người 26 21,7 - - 38 31,7 4. Có 3 người 17 14,2 - - 7 5,8 5. Có 4 người 47 39,2 - - - - 6. Có 5 người 21 17,5 - - - - 7. Có 6 người 7 5,8 - - - - 8. Có 7 người 1 0,8 - - - - 9. Có 8 người 1 0,8 - - - - Tổng cộng 120 100 120 100 120 100

* Ghi chú: trong độ tuổi lao động : Nam từ 16 60 tuổi, nữ từ 16 55 tuổi; trên độ tuổi lao động: nam > 60 tuổi, nữ > 55 tuổi; dưới độ tuổi lao động: nam, nữ < 16 tuổi.

Trong 120 hộ điều tra phỏng vấn có 47 hộ (chiếm tỷ lệ cao nhất: 39,2 %) có 4 người trong độ tuổi lao động, 26 hộ (21,7 %) có 2 người trong độ tuổi lao động, 21 hộ (17,5 %) có 5 người trong độ tuổi lao động, 17 hộ (14,2 %) có 3 người trong độ tuổi lao động, 7 hộ (5,8 %) có 6 người trong độ tuổi lao động. Trong tổng số nhân khẩu 596 người có 453 người trong độ tuổi lao động (76 %). Điều này cho thấy lực lượng lao động trong nghề NTTS còn rất dồi dào.

3.2.2.2. Đất đai của hộ nuôi tôm TCT

Kết quả điều tra cho thấy phần lớn diện tích trước đây là ao đìa nuôi tôm sú thương phẩm. Trong những năm qua do nghề nuôi tôm sú thoái trào, không hiệu quả nên được người dân cải tạo, đầu tư nâng cấp và chuyển sang nuôi tôm TCT. Về nguồn gốc đất, chủ yếu là do người nuôi trước đây tự khai phá, xây dựng trên các vùng triều, đấu thầu từ Hợp tác xã, chuyển nhượng hoặc thuê lại của người khác.

Mặc dù nhà nước có nhiều chính sách cho vay để phát triển sản xuất NTTS thông qua các kênh khác nhau như các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng, nguồn vốn xoá đói giảm nghèo,… tuy nhiên thực tế cho thấy hiện nay ngân hàng rất hạn chế cho vay để đầu tư nuôi tôm do nuôi tôm thương phẩm được đánh giá là nghề có mức độ rủi ro rất cao, khả năng trả nợ ngân hàng thấp. Việc thiếu vốn để đầu tư phát triển sản xuất là một trong những trở ngại lớn của nghề nuôi tôm TCT hiện nay tại Ninh Thuận.

Diện tích trung bình của các ao nuôi tôm là 0,37 ha/ ao. Nhìn chung, đây là diện tích khá lý tưởng đối với ao nuôi tôm TCT. Với diện tích này rất thuận lợi trong việc chăm sóc, quản lý môi trường, lắp đặt hệ thống máy quạt nước, đồng thời cũng khá

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh ninh thuận (Trang 44 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)