Nguồn gốc và chất lượng tôm giống

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh ninh thuận (Trang 64 - 67)

Bảng 3.11: Nguồn gốc tôm giống được sử dụng để nuôi thương phẩm. (n = 120)

Nguồn giống Số hộ Tỷ lệ (%)

Công ty CP 50 41,67

Công ty Uni President (UP) 19 15,83

Công ty Việt Úc 31 25,83

Doanh nghiệp Minh Trung 3 2,5

Công ty Nam Miền Trung 2 1,67

Công ty Thông Thuận 1 0,83

Công ty Nam Á 6 5,00

Giống trôi nổi 6 5,00

Không rõ 2 1,67

Tổng cộng 120 100

Nguồn gốc tôm giống đưa vào nuôi phần lớn được sản xuất từ các cơ sở sản xuất trong tỉnh và một vài cơ sở ngoài tỉnh có thương hiệu, uy tín lâu năm như: Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam (CP), công ty TNHH sản xuất giống thủy sản Uni President (UP), công ty Việt Úc, Minh Trung, Thông Thuận ... Đây cũng chính là một thuận lợi rất lớn đối với nghề nuôi thương phẩm tôm TCT tại Ninh Thuận. Do con giống được sản xuất ngay tại địa phương, các yếu tố môi trường giữa trại giống và ao nuôi thương phẩm khá tương đồng, thời gian vận chuyển từ trại sản xuất về đến ao nuôi ngắn nên con giống dễ dàng thích nghi, ít bị “sốc”, tỷ lệ sống cao. Có 108 hộ nuôi đạt tỷ lệ sống trên 80 % trong đó 56 hộ đạt tỷ lệ sống trên 90 %, 52 hộ đạt tỷ lệ sống từ 80 ÷ 89 %.

Theo Chi cục NTTS Ninh Thuận, nguồn tôm bố mẹ của các cơ sở lớn như CP, UP, Minh Phú, .v.v. chủ yếu được nhập khẩu từ Thailand, Singapore, có nguồn gốc từ Hawaii.

Theo quy định, tôm bố mẹ khi nhập khẩu vào Việt Nam đều phải được kiểm tra, giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Các doanh nghiệp nhập tôm bố mẹ phải thông báo cho cơ quan chức năng về nguồn gốc xuất xứ, số lượng tôm bố mẹ được nhập. Tuy nhiên thực tế cho thấy các cơ sở hầu như rất ít khi cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan chức năng. Do đó, việc quản lý đàn tôm bố mẹ của các cơ sở sản xuất giống còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Qua điều tra phỏng vấn các hộ nuôi cho biết những khó khăn vướng mắc thường gặp phải khi mua tôm giống như sau:

Bảng 3.12: Khó khăn của hộ nuôi khi mua tôm giống. (n = 120)

Khó khăn Số hộ Tỷ lệ (%)

1. Giá cao 108 90,00

2. Vận chuyển khó khăn 1 0,83

3. Không kịp thời vụ 76 63,33

4. Giống không phù hợp 83 69,17

Kết quả điều tra cho thấy có 108 hộ (90 %) cho rằng giá con giống tôm TCT như hiện nay là quá cao, đặc biệt là tôm giống của các công ty lớn như CP, UP.

Có 76 hộ (63,33 %) cho rằng giống không kịp thời vụ. Vào thời điểm vụ nuôi chính (tháng 4 ÷ 5) các công ty lớn thường vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng cho người nuôi trong tỉnh. Người nuôi thường phải đăng ký trước khoảng 1 tháng mới có thể mua được giống. Có 83 hộ (69,17 %) được hỏi cho rằng con giống không phù hợp vì kích thước khá nhỏ. Do đó khi đưa ra nuôi thương phẩm thường cho tỷ lệ sống không cao. Cũng chính vì nguyên nhân này nên khi xuất bán cho người nuôi, các cơ sở thường bù thêm 5 ÷ 15 % số lượng giống.

* Chất lượng tôm giống:

Bảng 3.13: Nhận xét về chất lượng tôm giống của các hộ nuôi. (n = 120)

Chất lƣợng tôm giống Số hộ Tỷ lệ (%) Tốt 64 53,34 Trung bình 34 28,33 Xấu 7 5,83 Không biết 15 12,50 Tổng cộng 120 100

Theo đánh giá, nhận xét của các hộ nuôi có 64 hộ (53,34 %) cho biết tôm giống có chất lượng tốt, 34 hộ (28,33 %) nhận xét tôm giống có chất lượng trung bình, 7 hộ (5,83 %) cho rằng tôm giống có chất lượng xấu và 15 hộ (12,50 %) không biết về chất lượng tôm giống. Những hộ không biết về chất lượng tôm giống chủ yếu là các hộ mua giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nhìn chung tôm giống của các cơ sở lớn

có thương hiệu nêu trên có chất lượng khá tốt. Về mặt cảm quan tôm hoạt động nhanh nhẹn, kích cỡ đồng đều. Kiểm tra, xét nghiệm bệnh trên tôm giống bằng phương pháp PCR đối với các bệnh virus nguy hiểm như WSSV, TSV, YHV thường cho kết quả âm tính, tỷ lệ nhiễm bệnh rất thấp, hầu như không đáng kể.

Một số cơ sở lớn như CP, UP có trang bị máy móc thiết bị chẩn đoán bệnh tôm bằng phương pháp PCR đối với các bệnh như WSSV, TSV, YHV, IHHNV, IMNV. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan, theo khuyến cáo của ngành thủy sản thì người nuôi vẫn nên mang mẫu tôm giống đến các cơ quan nhà nước để kiểm tra bệnh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) thương phẩm tại tỉnh ninh thuận (Trang 64 - 67)