Kết quả điều tra 120 hộ nuôi cho thấy đa số chủ hộ nuôi có trình độ văn hóa cấp 2 và cấp 3. Trong đó cấp 2 có 54 người (chiếm tỷ lệ 45 %), cấp 3 có 44 người (chiếm tỷ lệ 36,7 %) còn lại cấp 1 có 22 người (chiếm tỷ lệ 18,3 %). Trình độ văn hóa khác nhau thì khả năng tư duy, nhận thức, sự tiếp nhận và ứng dụng các quy trình kỹ thuật nuôi mới cũng khác nhau. Điều này thể hiện rõ trong hoạt động quản lý hệ thống nuôi, chăm sóc tôm nuôi, điều khiển môi trường ao nuôi cũng như phòng trừ dịch bệnh.
Bảng 3.4: Trình độ văn hoá của chủ hộ nuôi tại 03 huyện điều tra. (n = 120)
Trình độ văn hoá Số ngƣời Tỷ lệ %
1. Cấp 1 22 18,3
2. Cấp 2 54 45
3. Cấp 3 44 36,7
Tổng cộng 120 100%
Hiện nay, nghề nuôi tôm TCT thương phẩm đã có những bước phát triển vượt bậc. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến tại một số nước đã có thể đưa năng suất tôm nuôi lên hàng trăm tấn/ ha. Vì thế, trình độ văn hoá góp phần quan trọng trong việc giúp cho người nuôi dễ dàng tiếp nhận và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và hiệu quả nuôi.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, tại những ao nuôi mà chủ hộ nuôi có trình độ văn hóa cấp 3 trở lên thì khả năng quản lý môi trường, phòng ngừa bệnh cho tôm nuôi cũng tốt hơn, tôm ít bị bệnh hơn và trong trường hợp tôm bị bệnh thì mức độ thiệt hại cũng thấp hơn so với các hộ có trình độ văn hóa thấp hơn.